(ANTV) - Thỏa thuận đạt được tại COP27 mới chỉ ở dạng điều khoản thỏa thuận, hay nói đúng hơn là trên danh nghĩa. Cái mà các quốc gia đang phát triển hay các nước nghèo cần chính là một hành động thực tiễn từ các nước phát triển. Ngay trong ngày đầu tiên khai mạc Hội nghị lần thứ 28, Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đều muốn đưa ra những hành động cụ thể.
Nhìn lại một số hình ảnh từ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) vào tháng 11 năm ngoái tại Ai Cập. Tại phiên bế mạc của hội nghị, các đại biểu đã thông qua thỏa thuận lịch sử về việc thành lập Quỹ bồi thường tổn thất và thiệt hại cho các nước dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu.
Sau Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, thì đây là thỏa thuận lịch sử hiếm hoi tiếp theo mà COP đạt được kể từ khi triển khai hội nghị. Đáng chú ý hơn, nội dung thành lập quỹ bồi thường này vốn không nằm trong chương trình nghị sự ban đầu. Tuy nhiên, trước nỗ lực của các nước đang phát triển, đây đã trở thành chủ đề được quan tâm hàng đầu tại COP27.
Dẫu vậy, thỏa thuận đạt được tại COP27 mới chỉ ở dạng điều khoản thỏa thuận, hay nói đúng hơn là trên danh nghĩa. Cái mà các quốc gia đang phát triển hay các nước nghèo cần chính là một hành động thực tiễn từ các nước phát triển.
Và điều này đã nhen nhóm ngay trong ngày đầu tiên khai mạc Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE).
Mặc dù phát thải ít, song các nước đang phát triển lại phải gánh chịu thiệt hại nặng nề trước những hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán và nắng nóng nghiêm trọng.
Theo một nghiên cứu vào năm 2018, tùy thuộc vào mức độ mà thế giới cắt giảm lượng khí thải CO2, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu có thể khiến các nước đang phát triển tổn thất 290-580 tỷ USD/năm vào năm 2030 và 1.000-1.800 tỷ USD vào năm 2050.
Trong những tháng gần đây, khó khăn càng đè nặng lên các nước đang phát triển, khi họ vừa phải căng mình đối phó với thảm họa thiên nhiên, vừa phải chật vật vì lạm phát leo thang, khủng hoảng lương thực và năng lượng hay chiến tranh, xung đột.
Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu là ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội. Tại Hội nghị COP26 ở Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết về việc Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Đến nay, Việt Nam đã đưa ra một loạt chương trình hành động để hiện thực hóa các cam kết nhằm ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu, và điều này cũng một lần nữa được nhấn mạnh trong bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại COP28 vào ngày 2/12.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị COP28 là dịp để Việt Nam thể hiện mạnh mẽ thông điệp trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu; giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ chủ trương, quyết tâm và nỗ lực, cũng như khó khăn, thách thức của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
(ANTV) - Mới đây, một phụ nữ trú tại tỉnh Gia Lai tham gia bán hàng online đã bị lừa mất hơn 1,9 tỷ đồng.
(ANTV) - Trong lịch sử phát triển của bất kỳ quốc gia nào, văn hóa luôn đóng vai trò như hồn cốt của dân tộc, là cội nguồn sức mạnh nội tại và bản sắc độc đáo để tồn tại và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Đối với Việt Nam, văn hóa không chỉ là ký ức của quá khứ mà còn là ngọn lửa dẫn đường trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập.
(ANTV) - TikToker Nờ Ô Nô một lần nữa tiếp tục bị Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM xử phạt 30 triệu đồng vì làm video xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc. Trước đó, vào năm 2022, TikToker này cũng đã từng bị Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phạt 7,5 triệu đồng vì đăng tải loạt video gây bức xúc.
(ANTV) - Sau khi phe nổi dậy ở Syria chiếm thủ đô Damascus và Tổng thống Syria Bashar al-Assad được cho là đã lánh nạn tại Nga, quân đội Israel và Liban cũng ngay lập tức tăng cường sức mạnh ở biên giới với nước láng giềng.
(ANTV) - Cơ quan CSĐT Công an TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bắt tạm giam đối tượng Giáp Văn Tú (29 tuổi) ngụ tỉnh Đồng Nai để điều tra làm rõ hành vi trộm cắp tài sản.
(ANTV) - Bao giờ sẽ có nhà ở “vừa túi tiền”?; Để thế hệ trẻ có trách nhiệm với trật tự an toàn giao thông; Thu 1,7 triệu tỷ, chi cho bộ máy tới 1 triệu tỷ: Ngân sách gồng mình nuôi bộ máy; Chỉ tiêu xét tuyển sớm đại học 20% gây tranh cãi...là một số tin tức nổi bật trên các số báo ra ngày hôm nay.
(ANTV) - Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Thân Thị Hường (SN 1970) về tội “Buôn lậu” và Thân Thị Thành (SN 1977 về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” cả 2 đối tượng đều trú huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
(ANTV) - Mô hình “địa bàn không có ma túy” tại nhiều địa phương trong thời gian qua đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng toàn dân là cánh tay nối dài của lực lượng Công an củng cố vững chãi hơn nữa công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy ngay từ cơ sở.
(ANTV) - Bộ Công an sẽ tiếp tục gương mẫu, đi đầu thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước từ nay đến năm 2025”. Đây là quyết tâm chính trị của lực lượng CAND, từ người đứng đầu cho đến mỗi CBCS. Với tinh thần "ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít, tạo phong trào, xu thế, tạo ra ngày hội, vì người nghèo, vì phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát".
(ANTV) - Cảnh sát Thái Lan vừa triệt phá một tụ điểm tổ chức tiệc ma túy thác loạn trong một khách sạn ở trung tâm Bangkok và bắt giữ hơn 120 người.