Thứ Năm, 25/04/2024 03:47 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Pháp luật & Công luận

Trách nhiệm pháp lý nào cho các bên có liên quan?

Trách nhiệm pháp lý nào cho các bên có liên quan?

10 người chết, 11 người bị thương là thông tin mới nhất mà chúng tôi nhận được về vụ tai nạn thảm khốc ở Quảng Nam hôm 14-2. Có thể nói, từ đầu năm 2023 đến nay, đây là vụ tai nạn đặc biệt nghiệm trọng, có số người thương vong lớn nhất trong cả nước. Rất nhiều vấn đề đặt ra đằng sau vụ tai nạn gây xôn xao dư luận này trong đó có những tranh cãi về tính đúng, sai, pháp lý của các bên có liên quan. Đây cũng là vấn đề mà chúng tôi muốn đề cập với sự tham gia Luật sư Trần Xuân Tiền- Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội.

Kỳ 3: Cần “trám” những lỗ hổng về phòng chống mua bán người

Kỳ 3: Cần “trám” những lỗ hổng về phòng chống mua bán người

Qua thống kê của Công an tỉnh  và Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang, hầu hết phụ nữ và trẻ em bị lừa bán trong 3 năm lại đây là người dân tộc Mông. Trong đó, ba huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Hà Giang là Đồng Văn, Yên Minh và Mèo Vạc vẫn là những địa phương có nhiều nạn nhân bị lừa bán. Phòng chống tội phạm mua bán người qua biên giới ở Hà Giang hiện vẫn còn không ít “lỗ hổng”.

Kỳ 2: Muôn nẻo thủ đoạn của tội phạm mua bán người thời @

Kỳ 2: Muôn nẻo thủ đoạn của tội phạm mua bán người thời @

Vì lòng tham, vì sự thiếu hiểu biết pháp luật, không ít đồng bào dân tộc đã vô tình tiếp tay cho tội phạm mua bán người. Thậm chí đã có những trường hợp nạn nhân từng bị lừa bán khi quay trở về Việt Nam lại trở thành kẻ lừa gạt, dụ dỗ người khác. Kết bạn qua điện thoại, mạng xã hội rồi rủ đi chơi , giả vờ yêu đương bắt làm vợ hay rủ rê vượt biên trái phép đi làm thuê với tiền công cao... thủ đoạn lừa gạt của bọn tội phạm mua bán người ở Hà Giang ngày càng tinh vi, đa dạng.

Kỳ 1: Người phụ nữ hai lần bị lừa bán

Kỳ 1: Người phụ nữ hai lần bị lừa bán

Với 272 km đường biên giới, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, Hà Giang trở thành “điểm nóng” về nạn mua bán người. Chỉ tính từ đầu năm 2020 đến hết tháng 3/2022, Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang đã xác lập và đấu tranh thành công 07 chuyên án liên quan đến tội phạm mua bán người, qua đó khởi tố, bắt giữ 17 đối tượng phạm tội ; giải cứu 08 phụ nữ và một trẻ em. Những năm qua các ngành chức năng ở địa phương đã triệt phá nhiều vụ án mua bán người, tại sao vẫn có phụ nữ, trẻ em bị lừa bán? Thủ đoạn của tội phạm mua bán người qua biên giới ở Hà Giang có gì thay đổi? Về nội dung này phóng viên Khánh Phương, Kiều Anh có loạt phóng sự dài kỳ “Ngăn chặn mua bán người ở Hà Giang- nỗi lo còn đó”. Ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với kỳ 1: “Người phụ nữ hai lần bị lừa bán”

 Nhóm đối tượng lừa đảo sa lưới pháp luật

Nhóm đối tượng lừa đảo sa lưới pháp luật

Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Gia Lai vừa điều tra bắt giữ nhóm đối tượng có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án này thêm một lời cảnh báo đến mọi người, cần nêu cao cảnh giác trước các thủ đoạn của tội phạm.

Bắt gọn nhiều đối tượng ma túy cộm cán trong mùa dịch

Bắt gọn nhiều đối tượng ma túy cộm cán trong mùa dịch

Thời gian qua, lợi dụng dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp; một số đối tượng ma túy cộm cán ở thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đã gia tăng hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Trước thực trạng này, công an thành phố đã tổ chức lực lượng, tập trung đánh mạnh vào các ổ nhóm, các điểm ma túy nhức nhối trên địa bàn trong đó có Hùng Nguyên- kẻ tổ chức mua bán trái phép chất ma túy với nhiều tiền án, tiền sự.

Cảnh báo những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn giả danh cơ quan công quyền

Cảnh báo những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn giả danh cơ quan công quyền

Ngày 14-6-2021, chị T.T.S ( trú tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) bất ngờ nhận được cuộc gọi điện thoại từ một người lạ tự giới thiệu là nhân viên chăm sóc khách hàng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Người này cho biết chị S. có đăng ký một công-tơ điện tại TP. Hồ Chí Minh và có hành vi chỉnh sửa làm thất thoát 22.000 KWh điện năng, yêu cầu phải nộp phạt 60 triệu đồng. Sau đó, kẻ lừa đảo nối máy đến số điện thoại giả danh công an một quận ở TP. Hồ Chí Minh. Người ở đầu dây bên kia cho biết, chị S có liên quan đến vụ án rửa tiền và hiện tại công an đã bắt được một đối tượng, đồng thời đã có lệnh giam đối với chị. Theo đó, đối tượng tiếp tục yêu cầu chị S. nộp tiền vào tài khoản ngân hàng của mình để công an điều tra và phải tuyệt đối giữ bí mật thông tin này, nếu không sẽ thực hiện lệnh bắt giam. Hoảng hốt, lo sợ trước những lời lẽ hăm dọa chiều cùng ngày, chị S. đã đến ngân hàng nộp 390 triệu đồng tiền mặt vào tài khoản của mình theo yêu cầu của đối tượng giả mạo. Sau khi gửi tiền vào tài khoản, đối tượng tiếp tục trao đổi và gửi đường link lạ qua ứng dụng mạng xã hội Zalo để chị S. tải phần mềm do các đối tượng lừa đảo thiết lập có logo Bộ Công an cho nạn nhân tin tưởng. Khi chị S. cài đặt xong, đối tượng hướng dẫn chị S. đăng nhập thông tin cá nhân (tên, mật khẩu, số chứng minh nhân dân…) vào phần mềm. Sáng hôm sau, nghi ngờ nên chị S. vào ứng dụng của ngân hàng để kiểm tra tiền trong tài khoản thì số tiền trên đã “bốc hơi”. Chị S. đến cơ quan công an trình báo nhưng đã muộn.

Lào Cai: Hàng nghìn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc bị thu giữ

Lào Cai: Hàng nghìn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc bị thu giữ

Thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm của Công an tỉnh Lào Cai về đảm bảo ANTT, bảo vệ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV Hội đồng nhân dân các cấp (nhiệm kỳ 2021 -2026). Ngày 19/5/2021, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Lào Cai đã bắt giữ lô hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Xem thêm