Thứ Năm, 17/04/2025 19:11 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Đảo chính tại Sudan: Quân đội trả tự do cho nhiều bộ trưởng

(ANTV) - Tổng Tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Sudan, Tướng Abdel-Fattah Burhan, người nắm quyền điều hành sau cuộc đảo chính quân sự ở nước này, đã ra quyết định trả tự do 4 bộ trưởng trong Chính phủ của Thủ tướng Abdalla Hamdok bị bắt giữ hôm 25/10.

Các quan chức được trả tự do gồm Bộ trưởng Truyền thông, Bộ trưởng Giao thông vận tải, Bộ trưởng Thanh niên và thể thao và Bộ trưởng Thông tin.

Trong một diễn biến liên quan, đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Sudan và cũng là người đứng đầu Phái bộ Hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất ở Sudan, ông Volker Perthes, đang dẫn đầu các cuộc đàm phán giữa lãnh đạo các lực lượng vũ trang Sudan và các Lực lượng Tự do và thay đổi (FFC), một liên minh dân sự, nhằm đạt thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng.

Trong khi đó, Mỹ cho biết đã hối thúc quân đội lập tức trả tự do cho toàn bộ các nhân vật chính trị bị bắt giữ hôm 25/10, nối lại đối thoại nhằm đưa ông Abdalla Hamdok trở lại vị trí thủ tướng và khôi phục chính quyền dân sự tại Sudan nhằm sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại quốc gia Bắc Phi này.

Hội nghị COP26: Một số nước không tham gia cam kết toàn cầu về loại bỏ điện than

Indonesia, Ba Lan, Việt Nam và nhiều nước khác ngày 4/11 đã cam kết sẽ chấm dứt việc sử dụng điện được sản xuất từ than và ngừng xây dựng các nhà máy điện than. Nhưng thỏa thuận này tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) lại không nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước tiêu thụ than hàng đầu khác.

Các bên tham gia ký thỏa thuận COP26 đã nhất trí loại bỏ việc sản xuất điện từ than vào những năm 2030 ở các nước giàu và những năm 2040 tại các nước nghèo hơn. Phần lớn các nước cũng cam kết tránh đầu tư vào các nhà máy than mới ở trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, nhiều nước phụ thuộc vào than nhất thế giới lại “vắng mặt” trong cam kết đẩy loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất này lùi vào quá khứ. Trung Quốc chiếm khoảng 54,3% lượng than tiêu thụ trên toàn thế giới trong năm 2020, trong khi con số này của Ấn Độ là 11,6%, và của Mỹ, cũng là một nước không tham gia vào thỏa thuận trên, là 6,1%.

Các cam kết đưa ra trong thỏa thuận COP26 không có tính ràng buộc, và nhiều bên ký kết cũng cho biết họ sẽ không thể loại bỏ than nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ các nước khác.

Bên cạnh đó, thỏa thuận COP26 chỉ nhắm đến việc sản xuất điện từ than, mà không bao gồm việc sử dụng loại nhiên liệu này trong hoạt động sản xuất công nghiệp.

Trung Quốc phóng vệ tinh đầu tiên phục vụ chương trình phát triển bền vững

Ngày 5/11, Trung Quốc đã phóng vệ tinh nghiên cứu khoa học Trái Đất, mang tên Quảng Mục vào không gian bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 6 vào lúc 10h9 (giờ Bắc Kinh) từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc. Vệ tinh đã đi vào quỹ đạo như kế hoạch.

Trung tâm phóng vệ tinh cho biết đây là nhiệm vụ bay thứ 395 của dòng tên lửa đẩy Trường Chinh.

Vệ tinh SDGSAT-1 do Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc phát triển và là vệ tinh khoa học vũ trụ đầu tiên trên thế giới phục vụ Chương trình phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc.

Vệ tinh có 3 thiết bị quang học có thể cung cấp dữ liệu quan sát vũ trụ để theo dõi, đánh giá và nghiên cứu tương tác giữa con người và thiên nhiên và phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Chuyện về những "Sứ giải hòa bình"

Chuyện về những "Sứ giải hòa bình"

Xã hội 17/04/2025

(ANTV) - Nhiệm vụ tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc được Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm hiện thực hóa các cam kết của Đảng và Nhà nước với cộng đồng quốc tế; góp phần vào việc duy trì nền hòa bình, an ninh của thế giới và khu vực.

Trạm trộn bê tông không phép sát chân đê - trách nhiệm thuộc về ai?

Trạm trộn bê tông không phép sát chân đê - trách nhiệm thuộc về ai?

Xã hội 17/04/2025

(ANTV) - Những đoàn xe bê tông gầm rú suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù và nỗi bất an về an toàn giao thông, vốn đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Giờ đây, lo lắng ấy càng nhân lên khi người dân phát hiện một trạm trộn bê tông đang được hình thành ngay sát chân đê tả sông Hồng — một khu vực lẽ ra phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Hành vi này không chỉ coi thường quy định về quản lý đất đai và trật tự xây dựng; nó còn tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ hệ thống đê điều, gây ô nhiễm môi trường và đe dọa sinh kế, môi trường sống của cư dân về lâu dài.

Triệt phá đường dây sản xuất thuốc tân dược giả quy mô lớn

Triệt phá đường dây sản xuất thuốc tân dược giả quy mô lớn

Pháp luật 17/04/2025

(ANTV) - Một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc vừa bị Phòng CSĐT về tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá, bắt giữ 14 đối tượng về hành vi Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.

Lá chắn sống bảo vệ yếu nhân

Lá chắn sống bảo vệ yếu nhân

Chính trị 17/04/2025

(ANTV) - Một lực lượng đặc biệt. Thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Kể từ khi thành lập nước đến nay, với lòng dũng cảm, trung thành tuyệt đối và tinh thông nghiệp vụ, các chiến sĩ cảnh vệ CAND, trong đó có các sĩ quan lái xe môtô hộ tống đã bảo vệ an toàn cho các đối tượng bảo vệ không phải dựa vào những vũ khí được trang bị mà bằng mạng sống của mình và lời hứa danh dự trước Đảng và nhân dân.

Cách phân biệt sữa thật, sữa giả

Cách phân biệt sữa thật, sữa giả

Kinh tế 17/04/2025

(ANTV) - Sản xuất, buôn bán sữa giả là hành vi không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Với các thủ đoạn tinh vi hàng trăm nghìn sản phẩm sữa kém chất lượng, giả danh nhãn hiệu nổi tiếng, đã len lỏi lên kệ khắp các vùng nông thôn, và ngay cả ở các thành phố lớn. Những lỗ hổng trong công tác quản lý thị trường sữa bột đã được chỉ ra. Điều quan trọng lúc này là chúng ta cần làm gì để xây dựng một thị trường sữa an toàn, minh bạch? Và người tiêu dùng làm sao để phân biệt được sữa giả với sữa thật?

Israel gia tăng áp lực quân sự với Hamas

Israel gia tăng áp lực quân sự với Hamas

Thế giới 17/04/2025

(ANTV) - Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo lực lượng này đang gia tăng áp lực quân sự với phong trào Hamas tại Dải Gaza, nhằm buộc nhóm vũ trang Palestine phải chấp nhận thỏa thuận trao đổi con tin. Các hoạt động quân sự được tiến hành thận trọng và bao gồm việc sẵn sàng mở chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Gaza.

Ukraine phóng UAV vào lữ đoàn tên lửa Nga

Ukraine phóng UAV vào lữ đoàn tên lửa Nga

Thế giới 17/04/2025

(ANTV) - Các thiết bị bay không người lái (UAV) của Ukraine đã tấn công thành phố Shuya thuộc tỉnh Ivanovo của Nga vào ngày 16/4, nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự liên quan đến Lữ đoàn Tên lửa số 112 của Nga

Temu và Shein thông báo tăng giá tại Mỹ

Temu và Shein thông báo tăng giá tại Mỹ

Thế giới 17/04/2025

(ANTV) - Hai trang thương mại điện tử Trung Quốc là Temu và Shein thông báo sẽ tăng giá sản phẩm cho khách hàng Mỹ từ tuần sau, hệ quả từ việc Tổng thống Donald Trump áp thuế cao đối với hàng hóa từ Trung Quốc nhằm điều chỉnh mất cân bằng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới

WTO cảnh báo nguy cơ suy thoái do thuế quan Mỹ

WTO cảnh báo nguy cơ suy thoái do thuế quan Mỹ

Thế giới 17/04/2025

(ANTV) - Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mới đây đã giảm mạnh dự báo về thương mại hàng hóa toàn cầu từ mức tăng trưởng vững chắc xuống mức suy giảm, đồng thời cảnh báo các tác động do thuế quan của Mỹ có thể dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ đỉnh điểm của đại dịch COVID-19.

Xem thêm