(ANTV) - Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science, gần một nửa số khu đô thị của Trung Quốc, chiếm 29% dân số cả nước, đang chìm với tốc độ hơn 3 mm mỗi năm. Điều này tương đương với việc 270 triệu người đang sống trên vùng đất bị sụt lún nhanh.
Các nhà khoa học cho biết, việc khai thác nước ngầm tràn lan là một trong những yếu tố chính gây ra hiện tượng sụt lún. Nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng 1/4 phần bờ biển của Trung Quốc sẽ thấp hơn mực nước biển do sụt lún và mực nước biển dâng cao, khiến khu vực này chịu thiệt hại lớn và đe dọa tính mạng của người dân, trong đó các thành phố Thiên Tân, Thượng Hải và các khu vực xung quanh Quảng Châu sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Trong những năm qua, chính phủ Trung Quốc đã triển khai nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng sụt lún và ngập lụt: như xây dựng hệ thống đê bao khổng lồ, thực thi luật nghiêm ngặt để kiểm soát việc bơm nước ngầm… tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, mọi chuyện sẽ không thay đổi nếu con người tiếp tục tàn phá tự nhiên.
Những lý giải về nguyên nhân trận lụt lịch sử tại UAE
Lũ lụt nghiêm trọng đã bao trùm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trong tuần này, khi một cơn bão đổ xuống lượng mưa lớn nhất mà nước này từng chứng kiến trong 75 năm qua. Lượng mưa trút xuống trong một ngày ước tính bằng với lượng mưa trung bình của 2 năm.
Mặc dù thời tiết khắc nghiệt phù hợp với các mô hình khí hậu mà các nhà khoa học đã cảnh báo từ lâu, song nhiều người vẫn đặt câu hỏi: liệu những nỗ lực tạo mưa nhân tạo có thể là nguyên nhân gây ra trận mưa lụt bất thường ở UAE hay không?
United Arab Emirates (UAE), một quốc gia với nhiều sa mạc, thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu mưa và hạn hán. Để giải quyết vấn đề này, UAE đã đầu tư vào các giải pháp tạo mưa nhân tạo. Phương pháp này sử dụng máy bay đặc biệt để phun hạt muối siêu nhỏ lên mây, tạo điều kiện cho nước hội tụ và rơi xuống dưới dạng tuyết hoặc mưa.
Mặc dù đã có những giả thiết cho rằng việc gieo mưa nhân tạo có thể là nguyên nhân gây ra mưa lịch sử, nhưng UAE đã loại trừ khả năng này. Theo các chuyên gia khí tượng, mưa đã được dự báo từ trước và không có bằng chứng nào chứng minh rằng hoạt động gieo mưa nhân tạo làm thay đổi thời tiết.
Thay vào đó, các nhà khoa học cho rằng tình trạng mưa lớn ngày càng gia tăng là do nhiệt độ toàn cầu tăng, dẫn đến những biến đổi khí hậu và mưa lớn xuất hiện ở nhiều khu vực khô hạn hoặc đang trải qua hạn hán. Công nghệ "Gieo hạt đám mây" được nghiên cứu nhằm giảm cường độ của những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão và lốc xoáy. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo về việc phát thải khí nhà kính từ hoạt động của con người, gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường.
Ở những khu vực cần nhiều mưa hơn, việc gieo mưa nhân tạo được xem là một biện pháp để cải thiện tình hình môi trường một cách tự nhiên và giúp giảm hạn hán. Trong trường hợp của Trung Quốc, chính phủ đã đầu tư hàng tỷ USD vào việc can thiệp thời tiết, bao gồm việc gieo hạt đám mây, nhằm ngăn ngừa hạn hán và giảm ô nhiễm không khí.
(ANTV) - Những ngày qua, cư dân mạng (CDM) dành sự quan tâm và chia sẻ nhiều ý kiến xung quanh câu chuyện một cán bộ đội thuế tại tỉnh Thanh Hóa có hành vi thiếu chuẩn mực, xưng “mày – tao” với người dân. Câu chuyện văn hóa công vụ một lần nữa được nhắc đến với không ít băn khoăn từ CDM.
(ANTV) - Trên lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy, ngôi sao điện ảnh người Mỹ Tom Cruise từ lâu đã nổi tiếng với việc tự mình đảm trách các pha mạo hiểm khi đóng phim mà không cần tới diễn viên đóng thế. Mới đây ông đã lập một kỷ lục thế giới về số lần nhảy dù bốc cháy nhiều nhất trong quá trình quay phim.
(ANTV) - Nam Phi mới đây cũng đã có bước đi chủ động trong công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã. Nước này vừa ra lệnh cấm đánh bắt cá trong 10 năm ở các vùng xung quanh 6 địa điểm trọng yếu của loài chim cánh cụt châu Phi. Mục tiêu là bảo vệ loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng này.
(ANTV) - Vi phạm giao thông, từ lâu đã trở thành một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội do ý thức của một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông vẫn chưa cao. Dù các chế tài xử phạt đã được quy định rõ ràng thậm chí tăng nặng, nhưng tình trạng tái phạm, coi thường luật giao thông vẫn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương.
(ANTV) - Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 26 và 27/6, với hơn 1,17 triệu thí sinh tham dự trên toàn quốc. Đây là kỳ thi “kép” theo nhiều nghĩa, không chỉ bởi lần đầu tiên áp dụng đồng thời hai chương trình giáo dục 2006 và 2018, mà còn diễn ra trong bối cảnh “giao thời" của công tác tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính như không tổ chức cấp huyện, sáp nhập các tỉnh, xã, sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra. Đây là những cơ quan có nhiệm vụ, trách nhiệm quan trọng trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp hàng năm.
(ANTV) - Ngày 13/6, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét đơn kháng cáo của 11 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2. Tất cả 11 người này cùng gửi đơn xin giảm nhẹ hình phạt. Trong những người gửi đơn kháng cáo có 3 cựu phó giám đốc sở gồm: bị cáo Trần Tùng (cựu phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên); Nguyễn Văn Văn (cựu phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam); Lê Ngọc Tường (cựu phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam).
(ANTV) - Một đường dây tội phạm công nghệ cao vừa bị Phòng An ninh mạng, Công an TP Đà Nẵng triệt phá. Nhóm đối tượng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng thông qua việc sử dụng trái phép hơn 21.000 thẻ tín dụng quốc tế.
(ANTV) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 10h trưa ngày 13/6, cường độ bão số 1 đã mạnh lên từ cấp 9 lên cấp 11, giật cấp 14, tốc độ di chuyển khoảng 10-15km/h. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1, nên ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.
(ANTV) - Sếu đầu xám – một loài chim không di cư, sống chủ yếu ở miền đông và nam châu Phi đang có nguy cơ tuyệt chủng khi số lượng cá thể của chúng ngày càng suy giảm. Các báo cáo ghi nhận quần thể loài chim này ở Kenya đã giảm từ 35.000 xuống còn 10.000, kể từ năm 1986. Trong một nỗ lực nhằm bảo tồn sếu đầu xám, Tổ chức Sếu quốc tế Kenya đang đẩy mạnh các nỗ lực đối thoại với hy vọng tăng số lượng quần thể của loài chim này.
(ANTV) - Chưa đầy 15 ngày, Công an Kiên Giang phá chuyên án trộm cắp tại Phú Quốc, bắt 5 nghi phạm, làm rõ 40 vụ trộm tại villas, khách sạn với thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng.