(ANTV) - Châu Phi nổi tiếng với một số loại cà phê có hương vị đậm đà nhất thế giới. Đặc biệt, Uganda sở hữu một số loại cà phê ngon nhất châu Phi nhờ mùi thơm đa dạng, pha lẫn giữa hương hoa, hương trái cây, và sô cô la. Với bản năng tỉ mỉ, cẩn thận kết hợp cùng sự sáng tạo, và tinh thần trách nhiệm, người phụ nữ Uganda đã và đang góp phần tích cực tạo ra giá trị cho cà phê ở quốc gia này.
Tại Uganda, những người phụ nữ thường chỉ được giao những công việc khó khăn, vất vả và không được phép nắm tài chính.
Chị MERIDAH NANDUDU, Người sáng lập Công ty Cà phê đặc sản Bayaaya chia sẻ: “Trước đây ở Uganda phụ nữ gần như không bao giờ đụng đến việc bán cà phê, họ chỉ làm những việc nặng nhọc với mức lương rẻ mạt. Họ phải trồng, làm cỏ, thu hoạch, xay xát, lên men hạt…và những người mang cà phê đi bán là đàn ông.”
Sinh ra tại một vùng quê nghèo ở Uganda, nơi chứng kiến rõ sự bất bình đẳng giới. Nandudu nhận thấy cao điểm bạo lực gia đình xảy ra trùng với thời gian bán hạt cà phê, khi những cặp đôi thường xuyên tranh cãi về số tiền thu được. Do đó, mục tiêu của chị Nandudu là đảo ngược quan niệm trọng nam khinh nữ ở Uganda.
Và chiến lược để hiện thực hóa mục tiêu này rất đơn giản: Trả giá cao hơn cho mỗi kg hạt cà phê khi người mang tới là phụ nữ.
Chị MERIDAH NANDUDU, Người sáng lập Công ty Cà phê đặc sản Bayaaya chia sẻ: “Chúng tôi nảy ra ý tưởng là trả giá cà phê của phụ nữ mang tới cao hơn một chút so với giá cà phê của đàn ông. Giá cụ thể là 200 shilling, nếu phụ nữ giao cà phê, gia đình đó sẽ kiếm được 200 shilling cộng thêm cho một kg, vì vậy điều đó thúc đẩy đàn ông tin tưởng hơn vào người phụ nữ trong gia đình. Khi người phụ nữ tham gia và việc kinh doanh, họ sẽ nắm rõ được giá cả, từ đó họ được tham gia thảo luận cùng với những thành viên khác về kinh tế gia đình. Thông qua ý tưởng này, chúng tôi đã chứng kiến mức độ bạo lực giới giảm mạnh, và chúng tôi tin rằng người phụ nữ đang được trao quyền.”
Nadudu tốt nghiệp khoa xã hội học của một trong những Đại học hàng đầu Uganda năm 2015, với số tiền học phí do cha chị kiếm được từ nghề trồng cà phê.
Hiểu được giá trị từ những hạt cà phê mang lại, chị quyết tâm thành lập Công ty Cà phê đặc sản Bayaaya, có nghĩa là tình chị em. Công ty ra mắt vào năm 2018, hoạt động giống như những công ty khác mua cà phê trực tiếp từ nông dân và chế biến để xuất khẩu. Nhưng Bayaaya ấn tượng ở chỗ tập trung vào quyền phụ nữ và có các sáng kiến như hợp tác xã tiết kiệm mà các thành viên có thể góp vốn và vay tiền. Ngoài ra công ty cũng hỗ trợ nông dân khi giá cà phê giảm mạnh, hay trong giai đoạn mùa thấp điểm.
Chị MERIDAH NANDUDU, Người sáng lập Công ty Cà phê đặc sản Bayaaya cho biết: “Điều quan trọng đối ở công ty chúng tôi là phụ nữ là tham gia vào chuỗi giá trị cà phê. Rõ ràng chúng tôi là những người quản lý mọi việc từ chăm sóc con cái, nội trợ cho tới trồng trọt, chăm sóc, thu hái cà phê…Chồng chỉ là người đi bán. Chúng tôi mong muốn mọi người hiểu được giá trị của người phụ nữ khi tạo ra những hạt cà phê đặc sản ở Uganda.”
Nhóm kinh doanh của chị Nandudu hiện có hơn 600 phụ nữ, tăng hàng chục người so với năm 2022. Số nhân công nữ này chiếm khoảng 75% số lượng nông dân đã đăng ký sản xuất cà phê đặc sản Bayaaya tại nông trại của chị. Đây là loại cà phê đạt tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng, có giá trị cao phục vụ xuât khẩu.
Chị JULIET KWAGA, Nông dân chia sẻ: “Bây giờ tôi có thể tự mua thực phẩm, tự đưa con tới trường, và tự cầm đồng tiền do chính mình làm ra. Không như trước đây tôi hoàn toàn phụ thuộc vào chồng. Từ việc muốn mua sách cho con, mua thuốc cho bản thân hay những thứ nhỏ nhất tôi cũng không được quyết định.”
Ngành cà phê đặc sản, thị trường của những hạt cà phê ngon nhất đã phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu trong những năm gần đây. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi sự chú trọng đến chất lượng, kỹ thuật, và trải nghiệm người tiêu dùng cũng như các giá trị về đạo đức và trách nhiệm xã hội tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho lao động nữ.
(ANTV) - Tối 20/6 tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, gặp mặt tôn vinh các nhà báo tiêu biểu, xuất sắc trong Công an nhân dân với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”.
(ANTV) - Hà Nội đang bước vào mùa mưa bão. Trên các tuyến sông lớn như sông Hồng, sông Đuống, nơi mỗi ngày có hàng nghìn lượt phương tiện thủy qua lại, công tác đảm bảo an toàn giao thông đang được đặt ở mức cảnh báo cao. Trong bối cảnh dòng chảy mạnh, mực nước dâng và thời tiết biến động khó lường, mỗi chuyến phà, mỗi chiếc xuồng nhỏ giờ đây không chỉ là phương tiện di chuyển, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
(ANTV) - Hộ kinh doanh cá thể vốn là một phần quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt ở các đô thị và khu dân cư. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại một số địa phương đã xảy ra hiện tượng nhiều hộ kinh doanh đóng cửa, ngừng hoạt động. Nguyên nhân được cho là do tâm lý e ngại, lo sợ bị kiểm tra, xử phạt – dù nhiều người chưa thực sự hiểu rõ mình sai ở đâu. Làm sao để quản lý hộ kinh doanh một cách hiệu quả mà không gây áp lực quá mức?
(ANTV) - Mặc dù mang 5 tiền án trong đó có 3 tiền án khi thực hiện hành vi giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng Vũ Anh Tuấn vẫn “ngựa quen đường cũ” khi tiếp tục giả danh Công an lừa đảo 3 sinh viên tại một trường Đại học trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ.
(ANTV) - Quyết định sáp nhập các xã nói chung, Công an các xã nói riêng đánh dấu một bước cải cách quan trọng nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an tại địa bàn cơ sở. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, lực lượng này đã và đang triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác bám sát cơ sở nhằm giữ vững ANTT tại địa phương.
(ANTV) - Trong 6 tháng đầu năm, hơn 11.000 gian hàng thương mại điện tử có dấu hiệu sai phạm đã bị xử lý, hướng tới siết chặt kiểm soát và bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường số. Cùng với đó, hơn 33.000 sản phẩm vi phạm cũng đã bị gỡ bỏ khỏi các sàn.
(ANTV) - Sáng ngày 20/6, hội thảo “Công nghiệp văn hóa TP.HCM – Từ bản sắc tới sáng tạo” đã được tổ chức bởi Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo TP.HCM, dưới sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố. Sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình InnoCulture 2025, nhằm cập nhật những định hướng mới nhất trong phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh TP.HCM triển khai Nghị quyết 98 với nhiều cơ chế đặc thù.
(ANTV) - Sau hơn 6 năm triển khai, chương trình OCOP - Mỗi xã một sản phẩm đã lan tỏa mạnh mẽ trên cả nước với hơn 14.000 sản phẩm. OCOP đã trở thành một chứng nhận chất lượng cho nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp và hợp tác xã. Tuy nhiên sau khi có được chứng nhận này, nhiều sản phẩm lại không còn duy trì được chất lượng cũng như các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.
(ANTV) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước đi vào cuộc sống, không chỉ hỗ trợ con người trong công việc mà thậm chí còn giúp chúng ta thư giãn. Điển hình như một quán cà phê ở Hà Nội đang thử nghiệm cùng lúc sử dụng 4 robot thông minh để pha chế đồ uống, phục vụ bưng bê, chụp hình và viết thư pháp. Từ hoạt động riêng lẻ đến việc kết nối với nhau và với không gian cửa hàng đã mang đến những trải nghiệm gần gũi cho khách hàng.
(ANTV) - Cũng trong sáng 20/6, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cũng đã làm rõ các vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.