Thứ Tư, 24/04/2024 08:31 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Cần thiết ban hành Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, dạy nghề ngoài trại giam

(ANTV) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Trong phiên làm việc sáng 3/6, Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh thời gian qua, công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số người bị kết án phạt tù tăng tạo áp lực lớn đối với công tác quản lý giam giữ và giáo dục cải tạo, việc tổ chức lao động cho phạm nhân vốn đang gặp nhiều khó khăn, lại càng khó khăn hơn.

Đại tướng Tô Lâm cho biết, hầu hết các trại giam đóng quân trên địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, nhất là các trại giam khu vực miền Bắc và miền Trung có diện tích nhỏ, phân tán, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, rất khó khăn trong việc tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân trong trại giam. Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải hợp tác với các tổ chức, cá nhân để mở rộng ngành nghề liên quan đến công nghệ, máy móc,… tạo cơ hội cho phạm nhân lao động, học nghề, tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi chấp hành xong án phạt tù.

Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho rằng, ngành nghề lao động, việc làm cho phạm nhân trong các trại giam hiện nay chủ yếu là các ngành nghề đơn giản như: lao động nông, lâm nghiệp, thủ công, lao động chân tay, sơ chế…, yêu cầu về trình độ, kỹ năng lao động thấp. Mặt khác, thời gian hợp tác thường ngắn hạn, theo từng năm, mang tính thời vụ, không lâu dài. Do vậy các ngành nghề này ít có khả năng hình thành kỹ năng nghề lao động thường xuyên và có hiệu quả hạn chế trong việc nâng cao trình độ kỹ năng lao động của phạm nhân trong thời gian chấp hành án, khó đáp ứng yêu cầu, trình độ của thị trường lao động ngoài xã hội nên giảm hiệu quả tái hòa nhập cộng đồng. Từ những lý do nêu trên, Chính phủ nhận thấy việc đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là rất cần thiết.

Đại tướng Tô Lâm báo cáo, biệc xây dựng Nghị Quyết tạo cơ sở pháp lý để thống nhất tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các trại giam trong công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân trong giai đoạn hiện nay; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác thi hành án phạt tù, công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trong thời gian tới. Trên cơ sở kết quả thi hành Nghị quyết Chính phủ sẽ xem xét đánh giá đề xuất đưa quy định tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam vào quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, trong những năm qua việc tổ chức lao động trong các trại giam chủ yếu vẫn là canh tác nông nghiệp hoặc gia công tiểu thủ công nghiệp đơn giản, năng suất, giá trị sản phẩm lao động thấp, quỹ tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân thu được không đáng kể; việc hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân hầu hết không phù hợp với thực tiễn lao động ngoài xã hội.

Từ những lý do nêu trên cơ quan thẩm tra  tán thành với Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Việc ban hành Nghị quyết này để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân, tạo điều kiện để phạm nhân được lao động, hướng nghiệp, học nghề phù hợp, tăng khả năng thích ứng khi tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế nguy cơ tái phạm tội.

Tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là giải pháp quan trọng cho công tác tái hòa nhập cộng đồng.

Ngay sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Quốc hội thảo luận tại hội trường về nội dung này, qua thảo luận nhiều Đại biểu bày tỏ đồng tình với việc ban hành Nghị quyết đồng thời cho rằng đây là một trong những giải pháp quan trọng đóng góp cho công tác tái hòa nhập cộng đồng, giúp cho phạm nhân có được tay nghề vững vàng để dễ tìm được việc làm sau khi mãn hạn tù, để giúp cho những người từng lầm lỡ sẽ dễ dàng hơn khi mở lại cánh cửa cuộc đời của mình.

Thảo luận tại hội trường, Đại biểu Nguyễn Thị Thủy ( Đoàn Bắc Kạn) dẫn số liệu, theo thống kê thì tổng số phạm nhân hiện đang chấp hành án phạt tù ở nước ta hiện nay khoảng 150 nghìn người, trong đó 54% trước khi phạm tội không có nghề nghiệp hoặc lao động tự do; trung bình mỗi năm có khoảng 46 nghìn phạm nhân trong độ tuổi lao động ra trại, cho thấy nhu cầu tìm việc làm rất lớn.

Bà Nguyễn Thị Thủy, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn cho biết: Nếu không tổ chức tốt việc lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân thì sẽ rất khó khăn với họ trong việc tìm kiếm việc làm, dễ rơi và tâm lý mặc cảm tự ti, nguy cơ tái phạm sẽ rất lớn…Thời gian qua phương án thu hút các doanh nghiệp để tạo việc làm cho phạm nhân ngay trong khuôn viên của doanh nghiệp đã được đặt ra nhưng chỉ thực hiện được ở một số trại , bởi vì trong tổng số 54 trại trên cả nước thì có tới 34 trại đóng ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội khó khăn, giao thông đi lại không thuận tiện, dẫn tới chi phí sản xuất cao và các doanh nghiệp không đầu tư.

Từ thực tế trên Đại biểu bày tỏ đồng tình cao với việc cho phép áp dụng thì điếm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Nhất là những kết quả tích cực bước đầu mang lại sau khi Bộ Công an triển khai thí điểm mô hình này ở một số trại giam.

Đồng quan điểm, nhiều ĐBQH cũng cho rằng việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phù hợp với định hướng cải cách tư pháp, không trái với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ông Lê Tất Hiếu, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Nghị quyết không cần giới hạn các ngành nghề sản suất hàng hóa tiêu thụ trong nước mà có thể mở rộng ra cả lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Nội dung này nên để cho các trại giam chủ động tìm kiếm các ngành nghề phù hợp, thuận tiên tại địa bàn đóng quân, trong đó có thể có các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sau đó đề nghị cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an phê duyệt.

"Để triển khai Nghị quyết có hiệu quả, tôi đề nghị Chính phủ giao Bộ Công an kịp thời rà soát các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, có ngành nghề phù hợp, hợp tác với trại giam chủ động đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo khu quản lý giám giữ phạm nhân, đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức  lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam." - Bà Phạm Thị Nguyệt Thu, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cho biết.

Tại phiên thảo luận, thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo Bộ trưởng Tô Lâm đã tiếp thu, giải trình một số ý kiến đại biểu nêu như việc phân loại các đối tượng để đưa ra ngoài lao động; thời gian thí điểm thực hiện Nghị quyết; vấn đề liên quan đến thù lao được hưởng qua kết quả lao động của phạm nhân; tiêu chí, số lượng các trại giam đươc đưa vào thực hiện trong Nghị Quyết; danh mục ngành nghề tổ chức hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân.

Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Quốc hội và các cơ quan có liên quan khác để tiếp thu hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.

Tin mới nhất

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Mở rộng điều tra vụ án phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty CP Cao su Đắk Lắk, cơ quan điều tra tiếp tục khởi tố thêm 2 bị can là Bùi Quang Ninh (Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk) và Huỳnh Văn Toàn (nguyên Trưởng phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu công ty).

Ông Trần Quý Thanh: Bị cáo đã nhận ra hành vi của mình là sai

Ông Trần Quý Thanh: Bị cáo đã nhận ra hành vi của mình là sai

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Chiều 23/4, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Quý Thanh (cựu Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) và 2 con gái là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích tiếp tục phần xét hỏi. Tại phiên tòa, bị cáo Thanh cho biết đồng ý với nội dung của cáo trạng và sẽ chấp nhận mọi phán quyết của Hội đồng xét xử.

Bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sư phạm

Bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sư phạm

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Sư phạm là một môi trường đặc biệt, nơi luôn đề cao những giá trị chuẩn mực đạo đức trong từng lời ăn, tiếng nói và hành động. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều vụ việc liên quan tới bạo lực đã làm mất đi sự tôn nghiêm nơi trường học. Học sinh đánh học sinh, thầy cô giáo đánh học sinh, thậm chí là phụ huynh đánh chửi thầy cô giáo.

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Chính trị 23/04/2024

(ANTV) - Sáng ngày 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.

Người dân mong việc cấp Căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi sớm có hiệu lực

Người dân mong việc cấp Căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi sớm có hiệu lực

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Căn cước 2023 gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi được quy định tại Điều 19 của luật. Đây cũng là một trong những điểm mới của luật căn cước 2023 mà người dân rất mong chờ sớm được triển khai trong cuộc sống.

Công an nhân dân và "9 năm làm một Điện Biên"

Công an nhân dân và "9 năm làm một Điện Biên"

Chính trị 23/04/2024

(ANTV) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của một cuộc chiến tranh thần kỳ, đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX. Công an nhân dân đã kề vai sát cánh với Quân đội nhân dân Việt Nam lập nên nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ công an trong công tác bảo vệ chiến dịch đã hun đúc nên truyền thống anh hùng vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam, là di sản tinh thần vô giá, thôi thúc lực lượng Công an nhân dân tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong những giai đoạn sau này.

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị, địa phương liên quan, ngày 20 và 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 6 đối tượng.

Xem thêm