Thứ Sáu, 29/03/2024 01:00 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

(ANTV) - Giải ngân chậm, không thể giải ngân được vốn đầu tư công, đây là một bất cập trong việc phê duyệt và triển khai các dự án, và hệ quả là những thiệt hại về kinh tế xã hội.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Cần chế tài xử phạt nghiêm

Ghi nhận vấn đề này, bài viết “Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Cần chế tài xử phạt nghiêm” trên báo CAND số ra ngày 04/7 cho biết, năm nay tình trạng dịch bệnh đã khiến cho tốc độ giải ngân chậm ở một số dự án lớn có thêm cớ để trì hoãn. Điểm danh một loạt dự án chậm giải ngân hiện nay, bài viết cũng đã chỉ ra nhiều hậu quả của việc chậm giải ngân vốn đầu tư công. Cùng với đó là thực tế nhiều cơ quan “thích thì xin từ nguồn vốn đầu tư công, nhưng chậm giải ngân lại ngâm vốn, cuối cùng lại trả lại vốn.”

Về vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, cần có chế tài xử phạt việc giải ngân chậm, và phải xử phạt nghiêm, cùng với đó là đưa ra nghị quyết chuyên đề cho gói kích cầu đầu tư công, nêu đích danh những dự án cần triển khai, trong bao lâu và chi phí bao nhiêu.

Gói 62.000 tỷ đồng: Càng chậm chi trả, càng giảm ý nghĩa

Sau nhiều tháng xét duyệt và chi trả, đến nay, số lượng người dân nhận được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19 vẫn còn ít so với dự kiến và nhiều địa phương còn triển khai chậm. Ghi nhận vấn đề này, báo Lao động có bài “Càng chậm chi trả, càng giảm ý nghĩa”.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, đến ngày 29.6, các địa phương đã phê duyệt danh sách 15,8 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng với tổng kinh phí là 17.500 tỉ đồng. Như vậy, gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng mới chỉ giải ngân được 17.500 tỉ đồng, bằng gần 30% so với dự tính ban đầu.

Trong đó,  một số địa phương triển khai chậm, mất nhiều thời gian trong khâu rà soát, một phần do quá thận trọng, cầu toàn, sợ sai sót, dẫn đến việc chậm hỗ trợ đối tượng thụ hưởng một cách kịp thời, làm giảm ý nghĩa của gói hỗ trợ. Và cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả hơn để người dân tiếp cận được nguồn hỗ trợ.

Cần lắm gói hỗ trợ đợt 2!

Cũng về những giải pháp, gói hỗ trợ của Chính phủ, báo điện tử Tuổi trẻ đã đề cập đến một vấn đề khác, đó là những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn sau dịch bệnh trong bài viết “Cần lắm gói hỗ trợ đợt 2!”

Miễn giảm thuế, tăng cường hỗ trợ vốn, hạ lãi suất vay, hàng loạt chính sách ưu đãi đã được thực hiện trong thời gian qua, nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Và đến thời điểm hiện tại, dù đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời, nhưng theo ghi nhận, đa số các doanh nghiệp mới chỉ phục hồi hay khôi phục sản xuất.

Bên cạnh đó, bối cảnh dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, và chủ yếu phụ thuộc vào thị trường nội địa. Vì thế, để các doanh nghiệp hồi phục, cùng với đó là việc làm và lấy lại sức tăng trưởng trước đây của nền kinh tế, cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ trong thời gian tới.

Đề nghị miễn giảm học phí cho con em công nhân bị mất việc, ngừng việc

Trước khó khăn của người lao động, các công nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19 – ngày hôm qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất Chính phủ nhiều biện pháp hỗ trợ. Thông tin trên báo điện tử Thanh niên.

Cụ thể, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Chính phủ miễn giảm học phí cho con em công nhân lao động bị mất việc, ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc luân phiên hoặc nghỉ việc không hưởng lương đề giảm bớt khó khăn và để con em công nhân lao động được đến trường; miễn hoặc giảm một số các loại quỹ.

Slide Thanh niên: Đồng thời,  đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét việc không thu thuế thu nhập cá nhân 10% đối với khoản tiền doanh nghiệp hỗ trợ người lao động nghỉ việc, mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Tin mới nhất

Bảo vệ người cao tuổi trước làn sóng lừa đảo trực tuyến

Bảo vệ người cao tuổi trước làn sóng lừa đảo trực tuyến

Kinh tế 28/03/2024

(ANTV) - Thời gian gần đây, tình hình lừa đảo trực tuyến đang diễn biến ngày càng phức tạp. Đáng chú ý, theo thông tin từ Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, mục tiêu mà các đối tượng lừa đảo hướng đến hiện đang có sự dịch chuyển mạnh về nhóm người cao tuổi, trẻ em và người có thu nhập thấp.

Khởi tố 9 đối tượng gây rối trật tự công cộng tại Vĩnh Tường

Khởi tố 9 đối tượng gây rối trật tự công cộng tại Vĩnh Tường

Pháp luật 28/03/2024

(ANTV) - Đêm ngày 24/3, trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra vụ việc các nhóm thanh thiếu niên tụ tập mang theo hung khí đánh nhau gây thương tích. Căn cứ kết quả điều tra ban đầu, Cơ quan CSĐT Công an huyện Vĩnh Tường đã ra quyết định khởi tổ vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 9 đối tượng có liên quan.

 Thủ đoạn lừa đảo của Chủ tịch C.ty giáo dục Egroup Nguyễn Ngọc Thuỷ

Thủ đoạn lừa đảo của Chủ tịch C.ty giáo dục Egroup Nguyễn Ngọc Thuỷ

Pháp luật 28/03/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Thủy (Chủ tịch Công ty Giáo dục EGroup) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy Nguyễn Ngọc Thủy hay còn gọi là Shark Thuỷ đã sử dụng những thủ đoạn nào để dụ lừa tiền của hàng nhiều người dân với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Cẩn trọng khi mua sắm trực tuyến

Cẩn trọng khi mua sắm trực tuyến

Kinh tế 28/03/2024

(ANTV) - Với sự thuận tiện của công nghệ, giờ đây, dù ở ngồi ở nhà, ở cơ quan, hay ở quán cà phê, chúng ta đều có thể đặt mua bất kì sản phẩm nào từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm đến đồ điện tử. Việc mua hàng trực tuyến giờ đây có thể nói không còn là xu hướng mà đã thành thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, đi kèm với sự tiện lợi là tình trạng các gian thương trà trộn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gây mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Xem thêm