Thứ Sáu, 29/03/2024 14:53 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

(ANTV) - Lo doanh nghiệp ôtô chuyển sang "đi buôn"; Tuyển sinh đại học 2023: Sẽ không khuyến khích thực hiện xét tuyển sớm như năm 2022; Đừng biến ban phụ huynh thành ban phụ thu; Không thể cổ xúy hành vi núp bóng tự do internet để miệt thị cá nhân, cộng đồng... Là những tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay.

Lo doanh nghiệp ôtô chuyển sang "đi buôn"

Quy định về tính tỉ lệ nội địa hóa ô tô đã chính thức được bãi bỏ từ ngày 1-10. Trao đổi với báo Người lao động, nhiều chuyên gia cho rằng  việc bỏ quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ôtô nhập khẩu có thể sẽ ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Theo đó, việc loại bỏ yêu cầu về độ rời rạc sẽ không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào dây chuyền hàn, sơn, dập trong nước mà chuyển sang nhập nguyên bộ linh kiện hoặc nhập khẩu nguyên chiếc về bán lại để kiếm lời. Điều này sẽ kéo theo nguy cơ cắt giảm lao động tại các nhà máy lắp ráp, cũng có nghĩa là không khuyến khích ngành công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, các hãng ôtô cũng băn khoăn sau khi bãi bỏ quy định cũ mà chưa có quy định mới thì việc tính thuế sẽ áp dụng ra sao? Chưa kể, không ít doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư thêm cho nhà máy tại Việt Nam đã phải tạm gác lại để chờ quy định mới cụ thể, rõ ràng.

Tuyển sinh đại học 2023: Sẽ không khuyến khích thực hiện xét tuyển sớm như năm 2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023 sẽ có nhiều đổi mới, trong đó loại bỏ các phương thức tuyển sinh không phù hợp, gây vướng mắc cho thí sinh. Thông tin được đăng tải trên báo Tiền phong.

Theo đó, Bộ sẽ nâng cấp đường truyền và phần mềm tuyển sinh, tăng cường kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn. Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ các phương thức không phù hợp có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Bên cạnh đó, Bộ có thể xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT (tuyển sinh đợt 1).

Đừng biến ban phụ huynh thành ban phụ thu

Thời gian qua, dư luận không khỏi bức xúc khi hàng loạt khoản thu trái quy định vẫn ngang nhiên tồn tại ở nhiều trường học, địa phương mặc dù ngành giáo dục và đào tạo đã có những quy định cụ thể để ngăn cấm tình trạng này. Ghi nhận thực này, báo Lao động có bài viết :”Đừng biến ban phụ huynh thành ban phụ thu”.

Nhiều ý kiến cho rằng, để xảy ra tình trạng lạm thu tại các cơ sở giáo dục, chịu trách nhiệm cao nhất là Bộ giáo dục và Đào tạo khi chưa phát huy hết vai trò của cơ quan quản lí nhà nước. Bên cạnh đó, còn có trách nhiệm của các Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo và sau đó là đến cấp trường. Do vậy, cần truy rõ trách nhiệm của hiệu trưởng khi để xảy ra tình trạng lạm thu. Để tránh tình này, các chuyên gia cho rằng cơ quan quản lý các cấp phải có quy định rõ ràng, quán triệt các đơn vị trường mình quản lí. Cần có chế tài cụ thể để xử lí thật nghiêm, răn đe và uốn nắn các trường hợp vi phạm.

Không thể cổ xúy hành vi núp bóng tự do internet để miệt thị cá nhân, cộng đồng

Thời gian vừa qua, sau khi một số đối tượng có hành vi sai trái trên mạng xã hội bị phát giác và xử lý theo đúng quy định của pháp luật, các thế lực thù địch cố ý vin vào quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Phản bác các quan điểm sai trái, báo CAND có bài “Không thể cổ xúy hành vi núp bóng tự do internet để miệt thị cá nhân, cộng đồng”

Bài viết nhân mạnh, Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận của công dân. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng mạng xã hội để dàn dựng, xuyên tạc sự thật, tung tin sai trái, thất thiệt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đến các tổ chức, cá nhân, xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc thì phải chấn chỉnh, xử lý để răn đe.

Bài viết dẫn chứng, ở các quốc gia phát triển nhữ Mỹ, Singapore hay Liên minh châu Âu, quyền tự do ngôn luận không phải là tự do vô hạn, bất tuân pháp luật, trong một số trưởng hợp, điều kiện, hoàn cảnh quyền tự do ngôn luận có thể bị giới hạn. Thực tế cho thấy, không thể có tự do ngôn luận tuyệt đối trong bất kỳ chế độ chính trị nào, các quốc gia đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung. Những hành vi lợi dụng tự do ngôn luận mà gây hại đến tổ chức, cá nhân, lợi dích quốc gia, dân tộc đều bị xử lý./.

Tin mới nhất

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Tại Anh quốc, mặc dù lạm phát đang chậm lại trong thời gian gần đây nhưng mức giá nhiều mặt hàng vẫn còn cao gây áp lực tài chính với các hộ gia đình. Dự kiến thu nhập sau thuế của một cá nhân sẽ chỉ khôi phục lại mức trước đại dịch vào năm 2025 – 2026.

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Liban (UNIFIL) vừa qua đã kêu gọi Liban và Israel ngừng leo thang căng thẳng ở khu vực miền Nam Liban, kêu gọi tất cả các bên hạ vũ khí và bắt đầu quá trình hướng tới một giải pháp chính trị và ngoại giao bền vững.

 Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Hà Giang là tỉnh miền núi với nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Ở đây, các thầy cô có 2 nhiệm vụ, vừa là người truyền đạt kiến thức, vừa đảm đương công tác chăm lo đời sống nội trú cho học sinh.

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Theo thống kê năm 2023, có 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Chỉ riêng tháng 1 năm nay, Việt Nam ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý đối với 950 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống, giảm 33% so với tháng trước đó và giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm