Thứ Sáu, 29/03/2024 16:06 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên báo tuần qua

(ANTV) - “Không để dân đói, dân rét, màn trời chiếu đất” – đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với các bộ ngành trước tình hình lũ lụt ảnh hưởng tới đời sống của hơn 240.000 hộ dân tại 6 tỉnh khu vực miền Trung.

Không để dân đói, dân rét, màn trời chiếu đất

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục chỉ đạo khắc phục với các phương án sẵn sàng hơn nữa để cứu dân với tinh thần “không được để dân đói, không được để dân rét, màn trời chiếu đất”. Tích cực chỉ đạo cứu hộ cứu nạn nhưng phải bảo đảm an toàn. Ngành tài nguyên và môi trường và Đài Khí tượng thủy văn Trung ương làm tốt hơn nữa công tác dự báo để các cấp, các ngành quán triệt tinh thần “4 tại chỗ” là chính. Các lực lượng của Trung ương và địa phương sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.

Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý trước mắt, xuất cấp cho mỗi tỉnh 1.000 tấn gạo và yêu cầu Bộ Tài chính xuất cấp ngay, kịp thời và phân phối trực tiếp đến người dân đúng đối tượng. Bên cạnh đó, 5 địa phương gồm Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh sẽ được hỗ trợ trước mắt mỗi địa phương 100 tỉ đồng kinh phí sửa chữa, khắc phục cơ sở hạ tầng.

Miền Trung ngổn ngang sau lũ dữ: Người dân đối mặt với nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường

Trong tuần báo Lao Động có bài “Miền Trung ngổn ngang sau lũ dữ: Người dân đối mặt với nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường”

Hiện, song song với công tác cứu trợ, khôi phục sản xuất, các địa phương đang tập trung dọn vệ sinh, phòng dịch bệnh sau lũ. Người dân cũng cần được hỗ trợ các loại hóa chất xử lý nước, tẩy trùng, khử độc, các loại thuốc chữa bệnh thông thường phòng chữa tiêu chảy, sốt rét, sốt virút...

Quảng Trị là địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất về người và tài sản trong trận lũ lịch sử vừa qua. Hiện nay, nhiều nơi đang đối diện với tình trạng ô nhiễm nguồn nước, rác thải bủa vây, trong khi hệ thống y tế chưa hoàn toàn khôi phục, người dân nhiều nơi còn rất thiếu thốn về phương tiện sinh hoạt và các loại hóa chất, thuốc men phòng chống dịch bệnh.

Quản lý cư trú bằng công nghệ thông tin - bước tiến mới trong quản lý cư trú

tại trang điện tử báo Công an nhân dân có bài: Quản lý cư trú bằng công nghệ thông tin - bước tiến mới trong quản lý cư trú… Ghi nhận tại kỳ họp lần thứ 10, quốc hội khóa XIV về thảo luận dự án Luật Cư trú sửa đổi.

Một vấn đề nhiều đại biểu quan tâm đó là có cần thời gian chuyển tiếp việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sau khi Luật có hiệu lực. Một số đại biểu cho rằng nên giữ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến 31/12/2022 để hoàn thành nốt các thủ tục hành chính. Đa số các đại biểu đề nghị cần bỏ ngay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú ngay khi Luật có  hiệu lực.

Việc đơn giản hóa hơn nữa về hồ sơ, thủ tục đăng ký cư trú trong dự luật lần này cần phải được thực hiện một cách quyết liệt, mạnh mẽ và liên thông dữ liệu với các ngành, nhằm chứng minh cho việc thực hiện những cam kết về Chính phủ số, mà trong đó “hồn cốt” của việc chuyển đổi số là phải đưa công nghệ thông tin vào mọi mặt của đời sống, trong đó phải lấy người dân làm trung tâm. Có như vậy mới thực hiện đúng cam kết không bỏ lỡ “chuyến tàu cách mạng công nghiệp lần thứ 4” mà Đảng và Nhà nước đã quyết liệt trong thời gian qua, cũng được các đại biểu quan tâm

Hoa mắt với sách tham khảo, sách bài tập

Nhiều phụ huynh đang khổ sở với các loại sách tham khảo, sách bài tập khi phải chi thêm tiền mua sách cho con nhưng có khi lại… không dùng đến. Phản ánh về thực trạng này báo Tuổi trẻ có bài viết “Hoa mắt với sách tham khảo, sách bài tập”.

Theo đó, chỉ riêng môn tiếng Việt lớp 1 đã có đến 26 đầu sách tham khảo với nhiều tên gọi khác nhau. Còn với môn toán lớp 1, tuy các đầu sách tham khảo có ít hơn nhưng đếm sơ sơ cũng có 18 đầu sách. Theo Bộ GD-ĐT, sách bài tập được xem là một dạng sách tham khảo có thể dùng song song với sách giáo khoa nhưng các trường không bắt buộc phụ huynh phải mua.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho biết, họ rất khó để phân biệt sách giáo khoa và sách tham khảo vì nhà trường thường bán cả bán cả bộ.  Còn theo hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hà Nội, với tốc độ dạy học nhanh mới hết bài như thời gian qua, để trẻ có thể tiếp thu được bài học thì nhiều giáo viên buộc phải "phạm quy".

Tin mới nhất

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Nhằm tiếp tục phát huy và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa các lực lượng chức năng hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung và lực lượng Công an nói riêng, đoàn y, bác sỹ Công an tỉnh An Giang đã sang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn thuộc phường Sam Peou Poun, thành phố Sam Peou Poun và xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Những ngày gần đây, vấn nạn bạo lực trong xã hội, bạo lực học đường và cách tìm ra tiếng nói chung để xử lý mâu thuẫn giữa trẻ em, giữa các học sinh lại trở thành câu chuyện đáng bàn. Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua.

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Có một nghịch lý tồn tại rất lâu trên các tuyến cao tốc đó là những xe đi chậm thì lại chiếm làn xe tốc độ cao, dẫn đến tình trạng các phương tiện khác cũng phải đi chậm theo những xe này. Điều này khiến các xe có nhu cầu vượt, có nhu cầu đi nhanh hơn thì bắt buộc phải vi phạm, buộc phải vượt bên phải, hoặc luồn lách để tránh né những xe “ rùa bò” này.

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều điểm sáng trong công tác phòng chống lao. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Trước thực trạng đó, Thủ tướng chính phủ vừa ký công điện yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Pháp luật 29/03/2024

(ANTV) - Một trong các thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao trong thời gian qua là thủ đoạn gọi điện thoại đến người dân tự xưng là công an phường thông báo việc tài khoản định danh điện tử bị sai lệch thông tin. Nhiều người đã bị sập bẫy, nghe theo và thực hiện những thao tác khác trên điện thoại. Kết quả đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm