Thứ Ba, 15/07/2025 04:06 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên các báo số ra ngày hôm nay

(ANTV) - Thời gian qua, tất cả các bến xe lớn trên địa bàn Hà Nội đều đã sụt giảm từ 30 - 50% lượng xe khách liên tỉnh, nhiều xe trong số đó ra ngoài chạy dù, gây mất trật tự, an toàn giao thông. Báo Kinh tế và Đô thị cho rằng, để giải quyết vấn đề này Hà Nội đang rất cần các tỉnh, thành phố khác khác cùng chung tay.

1, Xe khách bỏ bến tại Hà Nội: Bộ GTVT và các địa phương phải vào cuộc

Báo Kinh tế và Đô thị: Chỉ tính riêng Bến xe Nước Ngầm đã có 85 đơn vị với gần 100 nốt xe trên các tuyến từ Hà Nội đi các tỉnh bỏ bến. Điều đáng nói là lực lượng chức năng của Hà Nội chỉ có thể xử phạt lái xe khi phát hiện lỗi vi phạm như chạy sai luồng tuyến, đón trả khách không đúng nơi quy định… Còn việc xử phạt doanh nghiệp không chấp hành các quy định về kinh doanh vận tải phải trông chờ vào Sở GTVT các địa phương khác.

Theo các chuyên gia, nếu các địa phương không phối hợp xử phạt được doanh nghiệp, không thu hồi phù hiệu hoạt động, xe khách liên tỉnh bỏ bến ra chạy dù bên ngoài sẽ còn tiếp diễn dai dẳng, thách thức nỗ lực giữ gìn trật tự an toàn giao thông của lực lượng chức năng.

2, Triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018: Đừng để bên 'mở', bên 'đóng'

Báo Đại đoàn kết: Từ thực tiễn triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều chuyên gia đã chỉ ra những bất cập vẫn đang tồn tại, như các cấp quản lý, giáo viên vẫn lùng túng, chưa thực sự chủ động triển khai chương trình

Báo Đại đoàn kết lấy ví dụ ở môn Ngữ văn lớp 10 (bộ Kết nối tri thức), nhiều thầy cô vẫn hoang mang không biết làm sao để có thể dạy phần văn bản nghị luận trong hơn 10 tiết. Bên cạnh đó, nhiều trường vẫn bị động trong việc bố trí giáo viên dạy môn học tích hợp.

TS Nguyễn Vinh Hiển - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra thực tế, chương trình giáo dục thì “mở” nhưng các cấp quản lý vẫn “đóng”, hiệu trưởng “đóng”, giáo viên muốn “mở” nhưng không biết làm thế nào. Vì vậy, khi Bộ cho phép tự chủ, nhà trường và giáo viên cũng phải biết tự chủ và dám tự chủ.

3, Giành giật ĐBSCL với 'cát tặc'

Báo Thanh niên: Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chỉ riêng năm 2011, lượng cát khai thác là 50 triệu tấn, dẫn đến hệ lụy đất đai bị mất dần. Cảnh báo thực trạng này, báo Thanh niên có bài “ Giành giật Đồng bằng sông Cửu Long với cát tặc.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đáng lý việc đánh giá tác động môi trường phải được làm trước, sau đó mới đấu thầu khai thác cát theo các cam kết bảo vệ môi trường. Đằng này nhiều địa phương lại làm ngược lại: khi đấu thầu mới trình bày phương án bảo vệ môi trường. Điều này khiến tình trạng suy giảm tài nguyên ngày một nghiêm trọng, số điểm và số đoạn sạt lở vẫn gia tăng, thiệt hại chung cho toàn châu thổ gần như là nặng nề và gần như không thể khắc phục hoàn toàn.

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu mỗi năm ĐBSCL bị mất 500ha, chỉ vài chục năm sau, diện tích ĐBSCL sẽ mất đi một nửa.

4, Thuế thu nhập cá nhân: 'Sửa ở thời điểm thích hợp', ổn không?

Báo Tuổi trẻ: Chi phí phục vụ cuộc sống tăng cao, rất nhiều người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho rằng đã đến lúc cần sửa Luật thuế TNCN để nhắc đến luật này không chỉ là thông tin tăng thu, mà còn là sự chia sẻ của Nhà nước.

Từ năm 2018, trong văn bản lấy ý kiến góp ý sửa đổi Luật thuế Thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính thừa nhận một số quy định trong luật như biểu thuế lũy tiến từng phần quá nhiều bậc và khoảng cách giữa các bậc quá dày, gây bất lợi cho người nộp thuế… Ngoài ra mức giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/ tháng cũng quá lạc hậu.

Trao đổi với báo Tuổi trẻ, thiều chuyên gia kiến nghị mức thuế bậc đầu tiên cần hạ xuống 1-2% để khuyến khích tính tuân thủ của người nộp thuế.  Đồng thời phải nâng mức giảm trừ gia cảnh hằng tháng lên mức 20 triệu đồng cho người nộp thuế và 10 triệu đồng/người phụ thuộc. Đặc biệt, người nộp thuế phải được trừ các khoản chi thiết yếu như tiền mua nhà, thuê nhà, nộp học phí cho con

5, Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 7,5-8,2%

Báo Lao động: Trong 10 tháng năm 2022, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng lạc quan dù ngoại cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Đây là động lực để đưa GDP năm 2022 đạt từ 7,5-8,2%. Thông tin được đăng tải trên báo Lao động.

Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng vừa qua của Việt Nam đạt gần 616 tỉ USD, tăng hơn 14%. Bên cạnh đó vốn FDI đạt gần 17,5 tỉ USD, góp phần giảm áp lực lên cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong ngắn hạn, đồng thời giúp gia tăng năng lực sản xuất mới của nền kinh tế trong thời gian tới.

Đặc biệt, Việt Nam cơ bản giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Với những điểm sáng kinh tế trên, Nikkei Asia đánh giá Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về đà phục hồi sau đại dịch COVID-19 (đứng thứ 8 thế giới).

Tin mới nhất

Bộ trưởng Lương Tam Quang dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên lần thứ I

Bộ trưởng Lương Tam Quang dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên lần thứ I

Chính trị 14/07/2025

(ANTV) - Trong 2 ngày 13 - 14/7, Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dự Đại hội. Cùng dự có Thượng tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên.

Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI

Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI

Chính trị 14/07/2025

(ANTV) - Sáng ngày 14/7, tại Hà Nội, đồng chí Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Ban Tổ chức, Trưởng Tiểu ban An ninh Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 11 đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban An ninh. Tham dự Phiên họp có đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, đại diện UBND TP. Hà Nội, các thành viên Tiểu ban An ninh, đại diện lãnh đạo các Cục nghiệp vụ và Công an TP. Hà Nội.

Tiếp nối truyền thống hiếu học

Tiếp nối truyền thống hiếu học

Xã hội 14/07/2025

(ANTV) - Sáng ngày 14/7, tại Hà Nội, Cục Công tác chính trị đã tổ chức Lễ dâng hương, báo công của các cháu là con thương binh, con liệt sĩ Công an nhân dân; con đỡ đầu của Hội Phụ nữ Công an và các cháu học sinh là con cán bộ, chiến sĩ CAND đạt thành tích cao trong học tập, giành giải quốc gia, quốc tế.

Điện mừng Quốc khánh Pháp

Điện mừng Quốc khánh Pháp

Thế giới 14/07/2025

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 236 Quốc khánh Cộng hòa Pháp (14/7/1789 - 14/7/2025), ngày 14/7/2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Emmanuel Macron; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng tới Thủ tướng François Bayrou; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher và Chủ tich Quốc hội Yaël Braun-Pivet.

Gặp mặt kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân

Gặp mặt kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân

Chính trị 14/07/2025

(ANTV) - Chiều 14/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962 – 20/7/2025). Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi gặp mặt.

Xem thêm