Thứ Sáu, 29/03/2024 17:25 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Tiến độ giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

(ANTV) - Cuối tháng 3-2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định 08/2022 về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.  tới ngày 4/7/2022, Chỉ mới có 15/63 địa phương thực hiện việc giải ngân với số tiền hơn 70 tỉ đồng. Vậy tiến độ thực hiện giải ngân gói hỗ trợ này của các địa phương như thế nào, gặp vướng mắc gì khiến cho việc giải ngân trở nên chậm trễ?

Gộp 3 tháng vào làm để làm 1 lần hồ sơ giấy tờ là cách mà nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp lựa chọn để đơn giản hoá thủ tục, tuy nhiên đây cũng là cách làm khiến việc giải ngân gói hỗ trợ này chậm hơn so với mong muốn của công nhân viên. Ngoài ra, một số doanh nghiệp e ngại người lao động trục lợi, nên tự ý phát sinh quy định, yêu cầu người lao động cung cấp giấy tạm trú, hợp đồng thuê . Vướng mắc đến từ chính nơi ở của công nhân cũng khiến tiến độ giải ngân gói hỗ trợ này chậm lại. Qua phản ánh của người lao động, việc lấy xác nhận tại nơi thuê nhà còn nhiều bất cập.

Hiện tại, thành phố Hà Nội đã rút gọn thủ tục nhận hỗ trợ thông qua việc ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã xét duyệt, chi trả hỗ trợ  tiền trọ 3 tháng cho lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và người lao động quay trở lại thị trường.

Cho đến cuối tháng 6, Cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố đã xác nhận cho hơn 1.400 đơn vị với hơn 95000 người lao động về hỗ trợ tiền thuê nhà. Trong tháng 7-2022, sở lao động thương binh và xã hội thành phố sẽ tiếp tục đôn đốc các quận, huyện để đẩy nhanh việc này. Theo quy định, chậm nhất là 15-8,thành phố sẽ hoàn thành toàn bộ việc hỗ trợ tiền thuê trọ cho người lao động.

Nói không với rác thải nhựa

Rác thải nhựa đã hiện diện khắp nơi trong đời sống xã hội, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến đồng bằng. Sau khi đem lại tiện ích trong ít phút, những chiếc túi nilon, cốc nhựa, ống hút... sẽ bị vứt bỏ ra môi trường và phải mất từ 450 đến 1.000 năm mới có thể phân hủy.

Trước thực trạng này, nhiều mô hình tái chế rác thải nhựa được ra đời và ứng dụng thành công vào thực tiễn, giải quyết thách thức về môi trường mà còn mang lại giá trị kinh tế.

Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc, mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nhựa. Tại Việt Nam, 1,8 triệu tấn nhựa được thải ra môi trường mỗi năm. Hiểm họa khôn lường

Quầy bánh mỳ này của chị Phạm Thị Hải, thuộc tổ dân phố Vân, thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. 2 năm nay, chị Hải đã dùng túi giấy thay cho túi nilon. Vẫn biết dùng túi nilong sẽ tiện lợi cho người mua hàng, thế nhưng chị vẫn quyết định thay đổi để bảo vệ môi trường.

Không chỉ riêng chị Hải, mà rất nhiều hộ kinh doanh ở đây cũng thực hiện tốt mô hình kinh doanh xanh này. Tại các hàng xôi, thay vì sử dụng túi nilong, người bán đã sử dụng các loại lá như lá chuối, lá dong, lá sen để bọc thực phẩm sau khi nhận thấy tác hại của rác thải nhựa.

Tin mới nhất

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Nhằm tiếp tục phát huy và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa các lực lượng chức năng hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung và lực lượng Công an nói riêng, đoàn y, bác sỹ Công an tỉnh An Giang đã sang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn thuộc phường Sam Peou Poun, thành phố Sam Peou Poun và xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Những ngày gần đây, vấn nạn bạo lực trong xã hội, bạo lực học đường và cách tìm ra tiếng nói chung để xử lý mâu thuẫn giữa trẻ em, giữa các học sinh lại trở thành câu chuyện đáng bàn. Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua.

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Có một nghịch lý tồn tại rất lâu trên các tuyến cao tốc đó là những xe đi chậm thì lại chiếm làn xe tốc độ cao, dẫn đến tình trạng các phương tiện khác cũng phải đi chậm theo những xe này. Điều này khiến các xe có nhu cầu vượt, có nhu cầu đi nhanh hơn thì bắt buộc phải vi phạm, buộc phải vượt bên phải, hoặc luồn lách để tránh né những xe “ rùa bò” này.

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều điểm sáng trong công tác phòng chống lao. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Trước thực trạng đó, Thủ tướng chính phủ vừa ký công điện yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Pháp luật 29/03/2024

(ANTV) - Một trong các thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao trong thời gian qua là thủ đoạn gọi điện thoại đến người dân tự xưng là công an phường thông báo việc tài khoản định danh điện tử bị sai lệch thông tin. Nhiều người đã bị sập bẫy, nghe theo và thực hiện những thao tác khác trên điện thoại. Kết quả đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm