Ông Rouhani tuyên bố Iran sẽ "tiếp tục phản kháng và kiên trì cho đến khi bên kia cúi đầu trước pháp luật và các quy tắc". Iran hy vọng rằng "những người đang áp đặt các lệnh trừng phạt nhận ra con đường sai trái của họ và sẽ không cố đạt mục đích của mình bằng mọi giá".
Trước đó, giới chức Iran khẳng định họ sẽ chú trọng vào các chính sách của chính quyền Mỹ tiếp theo hơn là việc ai trở thành Tổng thống. Tehran cũng nhấn mạnh rằng khả năng Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân sẽ phải đi kèm với việc Washington bồi thường cho những thiệt hại gây ra từ việc đơn phương rút lui cũng như "cam kết" Mỹ sẽ không lặp lại hành động đó.
Nền kinh tế Mỹ đối mặt với nhiều khó khăn sau bầu cử
Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nhiều khó khăn sau bầu cử, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng kỷ lục và các phúc lợi liên bang hết hạn.
Hàng triệu người Mỹ cũng có nguy cơ bị ngắt điện nước với các hóa đơn đến hạn thanh toán mà chưa thanh toán nổi, trong khi các biện pháp bảo vệ người thuê nhà, sinh viên vay nợ và người Mỹ thất nghiệp sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay. Theo các cuộc khảo sát trong ngành, với thời tiết lạnh giá dự báo sẽ hạn chế việc ăn uống ngoài trời, 40% tổng số chủ nhà hàng trên toàn quốc cho biết họ dự kiến sẽ ngừng kinh doanh vào tháng 3 mà không có thêm sự hỗ trợ của chính phủ.
Sự gia tăng các ca mắc COVID-19 đã khiến các thành phố và bang trên khắp nước Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế mới. Từ ngày bầu cử 3/11/2020 đến ngày Tổng thống mới nhậm chức 20/1/2021 còn gần 3 tháng nữa, khoảng thời gian mà các chuyên gia y tế công cộng và nhà kinh tế đều lo sợ virus SARS-CoV-2 sẽ tấn công nước Mỹ dữ dội.