Thứ Tư, 16/07/2025 03:15 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Ngôi trường nhận rác thải nhựa làm học phí

(ANTV) - Tại một ngôi làng nhỏ ở bang Assam, Ấn Độ đã có 1 ngôi trường hoạt động với phương châm giáo dục đặc biệt và thú vị là thay vì tiền, ngôi trường này lại nhận rác thải nhựa của học sinh làm học phí. 

Nằm gọn trong 1 khu rừng nguyên sinh, Akshar Foundation là ngôi trường do vợ chồng anh Mazin Mukhtar và chị Parmita Sarma đồng sáng lập vào năm 2016, với mong muốn đào tạo học sinh thành những người có khả năng tự kiếm sống và có trách nhiệm với xã hội. Ban đầu, trường học áp dụng chính sách miễn học phí cho các em học sinh.

Tuy nhiên, sau khi nhận thấy việc các phụ huynh và dân làng thường xuyên đốt rác thải nhựa để sưởi ấm trong mùa đông làm ô nhiễm không khí, Marmita và Mazin đã có một ý tưởng. Hai người khuyến khích học sinh tìm kiếm rác thải nhựa ở nhà và các khu vực lân cận, số rác thải này sẽ được tính là “học phí”. Vì thế, giờ đây, khi đến trường vào buổi sáng, ngoài cặp sách đi học, bọn trẻ còn mang theo các loại rác thải nhựa mà chúng tìm được.

Anh Mazin Mukhtar - Đồng sáng lập trường Akshar Foundation cho biết: Ban đầu, khi chúng tôi đề nghị phụ huynh để con em mang các loại rác thải nhựa đến trường, họ có vẻ không hưởng ứng lắm. Vì vậy, chúng tôi đã đưa ra chính sách thu rác thải nhựa thay cho học phí. Thay vì tiền, họ sẽ để con em mình mang các chai nhựa ở nhà đến trường.

Không chỉ tạo ra hiệu ứng tích cực với môi trường, chương trình học tại trường Akshar Foundation còn giúp cải biến cuộc sống của các hộ gia đình, xóa đi nạn sử dụng lao động trẻ em. Thay vì phải bỏ học để đi làm việc trong các mỏ đá ở địa phương với mức lương 2,5 USD/ngày, các học sinh lớn có thể dạy cho trẻ em nhỏ tuổi hơn và nhận được lương của trường. Khi các em học càng cao lên, tiền lương này cũng tăng theo.

Anh Mazin Mukhtar  cho biết thêm: Chúng tôi muốn phát triển 1 trường học đặc biệt, nơi dạy cho bọn trẻ cách chiến đấu với đói nghèo. Vì thế, toàn bộ chương trình giảng dạy được kết hợp giữa học thuật và hướng nghiệp. Chúng tôi muốn mỗi học sinh sau khi tốt nghiệp đều có khả năng kiếm sống, phát triển công việc và bảo vệ môi trường sống của mình. Đó là lý do chúng tôi phát triển tổ chức xã hội này với mục tiêu giúp học sinh vừa học vừa làm, vừa giúp ích được cho cộng đồng. Và một trong những công việc đó là tái chế rác thải.

Để dạy cho các em học sinh cách bảo vệ môi trường, nhà trường còn hướng dẫn các em làm thêm bằng cách nén hàng chục túi nhựa vào chai nhựa để tạo thành gạch Eco. Những viên gạch này được sử dụng trong xây dựng cùng với đất cát và xi măng. Từ đó, các gia đình có thể cho phép con họ dành thời gian ở lại trường lâu hơn. Các em không chỉ học cách quản lý tiền bạc mà còn hiểu được quan niệm rằng học tập tốt sẽ mang lại nhiều tài chính hơn nữa.

Học sinh trường Akshar Foundation vui vẻ nói: Chúng em học cách tái sử dụng những chai nhựa này bởi vì chúng em đã hiểu việc đốt chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên. Không chỉ thiên nhiên mà chúng còn gây hại cho sức khỏe của con người. Vì thế, chúng em đã mang những chai nhựa từ nhà đến đây và biến chúng thành gạch Eco.

Theo cChị Parmita Sarma - Đồng sáng lập trường Akshar Foundation: Học sinh của chúng tôi sẽ phải mang đến trường những túi rác thải nhựa hàng ngày hoặc ít nhất 25 món rác thải nhựa mỗi tuần. Chúng tôi hướng dẫn các em nén túi nhựa vào chai và tạo thành gạch Eco để xây dựng những bồn hoa như thế này. Chúng thậm chí còn tốt hơn gạch thường vì những chai nhựa này có thể tái sử dụng tiếp.

Không giống như các ngôi trường truyền thống, Akshar Foundation không có lớp học chia theo tuổi mà hoàn toàn dựa trên mức độ kiến thức của học sinh. Ở trường, giáo dục kỹ năng bao gồm: học cách lắp đặt và vận hành pin mặt trời, giúp đỡ trường kinh doanh trang trí tiểu cảnh làm đẹp các khu vực công cộng của địa phương, học thêu, làm mộc, múa, hát, trồng cây organic… Bên cạnh đó, trường Akshar cũng là nơi trú ẩn của các động vật bị bỏ rơi. 20 chú chó bị thương, không có nhà được nuôi trong trường, được tắm rửa, tiêm phòng, và khử trùng. Học sinh sẽ chịu trách nhiệm cho chúng ăn, uống thuốc cho đến khi chúng tìm được chủ mới. Bằng cách này, những người sáng lập mong muốn trẻ em học được sự đồng cảm, biết yêu thương và các nguyên tắc chăm sóc y tế cơ bản.

Gần đây, nhà trường đã lên kế hoạch bắt đầu một khóa học đầy đủ về phát triển bền vững để giúp trẻ em có việc làm sau khi tốt nghiệp. Hiện nay, Mazin và Parmita mong muốn đưa mô hình Akshar Foundation đi khắp đất nước và xây dựng 100 trường học tương tự trong 5 năm tới, nhằm nuôi dạy một thế hệ tương lai hào hiệp, tốt bụng, sống có trách nhiệm với cộng đồng và thiên nhiên./.

Tin mới nhất

Bán lợn bệnh - bán rẻ lương tâm

Bán lợn bệnh - bán rẻ lương tâm

Kinh tế 15/07/2025

(ANTV) - Một con lợn nhiễm bệnh, nếu không được tiêu hủy đúng quy trình, sẽ là mối nguy lớn đe dọa sức khỏe cộng đồng,ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi quốc gia. Vậy nhưng, bất chấp cảnh báo, vẫn có những đối tượng thu gom lợn bệnh, rồi giết mổ trái phép và tuồn ra thị trường. Đó không chỉ là sự vô cảm với sức khỏe, tính mạng con người mà còn là sự coi thường pháp luật.

Khẩn trương triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành

Khẩn trương triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành

Chính trị 15/07/2025

(ANTV) - Sáng nay (15/7), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức cuộc họp về triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành. Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06.

Tiếp tục làm tốt công tác chính trị trong CAND

Tiếp tục làm tốt công tác chính trị trong CAND

Chính trị 15/07/2025

(ANTV) - Sáng nay (15/7), tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Công tác chính trị.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng trong CAND

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng trong CAND

Chính trị 15/07/2025

(ANTV) - “6 tháng cuối năm và trong thời gian tới, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương cần tiếp tục cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch công tác, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong CAND”. Đây là một trong những nội dung trọng tâm được Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, được tổ chức vào chiều nay (15/7) tại Hà Nội.

Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục đào tạo

Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục đào tạo

Chính trị 15/07/2025

(ANTV) - Chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Đào tạo, Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh cần đẩy mạnh tham mưu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phù hợp với mô hình tổ chức mới của lực lượng Công an.

Hơn 11.600 vụ phạm tội về ma túy bị triệt phá

Hơn 11.600 vụ phạm tội về ma túy bị triệt phá

Xã hội 15/07/2025

(ANTV) - Hơn 11.600 vụ phạm tội về ma túy bị triệt phá trong 6 tháng. Đó là kết quả ấn tượng được chỉ ra tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy, Bộ Công an, tổ chức sáng nay (15/7).

Các xã, phường mới đảm bảo phục vụ người dân liên tục, không gián đoạn

Các xã, phường mới đảm bảo phục vụ người dân liên tục, không gián đoạn

Xã hội 15/07/2025

(ANTV) - Chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, từ ngày 1/7 đến nay, các địa phương đều nỗ lực vận hành thông suốt, hiệu quả. Tại TP.HCM, với 168 đơn vị cấp xã, phường và đặc khu, ghi nhận sau hơn 2 tuần vận hành, các xã, phường mới đều đảm bảo phục vụ người dân liên tục, không gián đoạn.

Xem thêm