Thứ Tư, 24/04/2024 17:07 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Người cựu binh Anh quyết không rời Afghanistan

(ANTV) - Trong khi hàng ngàn người đang tìm mọi cách rời khỏi Afghanistan, khi quốc gia này rơi vào vòng kiểm soát của lực lượng Taliban, một cựu quân nhân người Anh mở trung tâm cứu hộ động vật ở Kabul, lại từ chối sơ tán nếu các nhân viên của ông không được đưa khỏi Afghanistan. 

Ông Paul Farthing là cựu binh từng phục vụ 22 năm trong thủy quân lục chiến Anh. Vào năm 2007, ông giải ngũ và cùng vợ mình mở trung tâm cứu hộ động vật Nowzad tại thủ đô Kabul của Afghanistan. Đến nay, cơ sở này đã có 25 nhân viên là người Afghanistan, bao gồm ba nữ bác sĩ thú ý đầu tiên của quốc gia Trung Á này.

Sau khi lực lượng Taliban chiếm Kabul hơn một tuần trước, ông Farthing đã từ chối sơ tán về nước. Ông Paul Farthing đề ghị chính phủ Anh phải can thiệp giải cứu cả nhân viên trung tâm cùng người thân và cấp cơ chế tị nạn cho họ. Ông bày tỏ: "Những nhân viên này, họ không xứng đáng phải chịu số phận bị bỏ lại đây. Tôi có cơ hội có thể đưa họ rời khỏi đất nước này. Tôi là công dân Anh và tôi sẽ tận dụng quyền công dân của mình. Tôi sẽ không rời khỏi đây, trước khi những nhân viên của tôi cũng được cứu.”

Farthing lo sợ trung tâm cứu hộ động vật Nowzad sẽ nằm trong danh sách "trả thù" của Taliban do hoạt động bằng nguồn tài trợ từ nước ngoài. Thêm vào đó, trong khoảng thời gian cầm quyền trước đây vào những năm 1990, lực lượng Taliban có chủ trương áp dụng những cách diễn giải hà khắc nhất từ luật Hồi giáo Sharia, trong đó cấm phụ nữ đi học, đi làm và không xem chó là thú cưng trong nhà. Điều này trái với tư tưởng và lối sống tự do mà những người Afghanistan tại Kabul đã được hưởng trong suốt 20 năm qua, và cũng khiến cho họ e ngại về tương lai sắp tới của mình.

Ông Paul Farthing, cho biết: Tại Nowzad, chúng tôi đối xử với nhau một cách bình đẳng, không có chuyện phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Họ đã sống hoà thuận với nhau như thế. Nhưng mọi thứ đều thay đổi sau chỉ một khoảng thời gian ngắn ngủi. Những con người này sẽ không được tiếp tục công việc mà họ yêu thích trong tương lai. Chúng tôi làm việc với chó, và Taliban không thích chó, họ coi chúng là loài vật không sạch sẽ.

Ngoài ra, nguy cơ trả thù cũng tiềm tàng, bởi rõ ràng chúng tôi là một tổ chức nước ngoài và chúng tôi đã trợ giúp quân đội trong quá khứ. Còn với những nhân viên nữ tại đây, điều gì sẽ xảy ra với họ? Liệu họ có bị ép gả cho binh sĩ Taliban và bị bắt phải ở nhà? Tôi chẳng dám nghĩ đến điều đó. Vì vậy tôi chỉ biết trấn an họ và cố gắng đấu tranh cho quyền lợi của họ.

Sau khi tiếp quản Kabul, lực lượng Taliban đã tìm cách trấn an người dân với lời hứa cho phép phụ nữ tiếp tục làm việc "trong khuôn khổ" luật lệ Hồi giáo. Nhóm cũng để ngỏ khả năng cho phép các tổ chức phi chính phủ (NGO) tiếp tục hoạt động ở Afghanistan.Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế vẫn chưa vội công nhận Taliban là lực lượng nắm quyền hợp pháp tại Afghanistan. Các lãnh đạo nhiều nước đã cảnh báo quyết định công nhận Taliban hay không tùy thuộc vào cách hành xử của nhóm này trong vấn đề nhân quyền.

Ông Paul Farthing, cựu quân nhân Anh cho biết thêm: Taliban nói rằng, họ đã thay đổi. Nếu đó là sự thật, có lẽ trong một hoặc hai năm, chúng tôi sẽ quay trở lại đây, tiếp tục công việc còn dang dở. Nhưng hiện giờ, chúng tôi không muốn ở lại để tìm hiểu.

Châu Á vẫn là tâm dịch COVID-19

Thế giới hiện đã ghi nhận hơn 214,7 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 4,47 triệu trường hợp tử vong. Khu vực châu Á vẫn là tâm dịch của thế giới khi hôm qua ghi nhận số ca nhiễm trong ngày cao nhất, nâng tổng số ca nhiễm đến thời điểm hiện tại lên hơn 68,48 triệu ca.

Chỉ tính riêng trong ngày 25/8, toàn châu Á ghi nhận hơn 178.000 ca mắc mới, trong đó đứng đầu là Iran với hơn 39.900 ca; Malaysia có hơn 22.600 ca, Nhật Bản có hơn 21.500 ca, Indonesia với hơn 18.600 ca. Chính quyền thủ đô Jakarta (Indonesia) đang lên kế hoạch mở cửa các trường học từ ngày 30/8 tới, sau khi kết thúc lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng. Giới chức Jakarta cho biết các trường học tại đây sẽ tổ chức học trực tiếp kể từ ngày 30/8, bởi thủ đô của Indonesia đã trở thành "vùng xanh".

Tại điểm nóng Nhật Bản - nơi đang diễn ra Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic Tokyo 2020, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định đưa thêm 8 tỉnh vào danh sách áp dụng tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh nước này phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm lớn nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát đầu năm 2020. Đây là lần thứ ba Chính phủ Nhật Bản mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp kể từ đầu tháng 7. Tính tới ngày 24/8, Nhật Bản đã phát hiện 3 ca nhiễm biến thể Lambda, trong đó 2 ca mới nhất được phát hiện vào giữa tháng này đến từ Peru. Cả hai đều nhập cảnh vào Nhật Bản vào ngày 12/8 tại sân bay Haneda và không có bất cứ triệu chứng nào.

Trong khi đó, sự lây lan của biến thể Delta đang là mối đe dọa với nhiều nước thế giới khi số ca nhiễm mới vẫn không ngừng gia tăng. Hiện hầu hết các nước đều mong muốn đẩy nhanh chương trình tiêm chủng để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng, trước khi các biến thể mới có khả năng xuất hiện và gây ra làn sóng dịch bệnh mới, trong nỗ lực khôi phục trạng thái bình thường mới.

Trước sự đe dọa của bến thể Delta tại Mỹ, quốc gia vẫn đang ghi nhận số ca mắc mới và tử vong hàng ngày do COVID-19 cao nhất thế giới, trong đó tỷ lệ trẻ nhỏ nhiễm bệnh ngày càng tăng, 1 số thành phố, trong đó có New York, đang siết chặt các quy định về vaccine đối với giáo viên và nhân viên giáo dục.

Cụ thể, tất cả giáo viên, nhân viên giáo dục tại New York phải tiêm vaccine phòng COVID-19 ít nhất 1 liều trước thềm năm học mới. Hạn chót là 2 tuần sau khi khai giảng, dự kiến vào ngày 13/9 tới. Đối với học sinh, các trường học vẫn sẽ duy trì yêu cầu đeo khẩu trang, khai báo y tế, đo nhiệt độ ngẫu nhiên trước khi vào lớp.

New York hiện có gần 150.000 nhân viên giáo dục, 63% trong số này đã tiêm vaccine. Đây là nơi có tỷ lệ tiêm vaccine cao hàng đầu tại Mỹ, tuy nhiên biến thể Delta đang khiến tỷ lệ lây nhiễm tăng cao giữa những người chưa tiêm vaccine và lây sang cả trẻ em.

Quy định bắt buộc nhân viên giáo dục phải tiêm vaccine là nhằm bảo vệ trẻ em trong năm học mới, bởi trẻ dưới 12 tuổi tới nay vẫn chưa có vaccine phòng COVID-19.

Tại Brazil, Bộ Y tế nước này đã cho phép triển khai chương trình tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường cho các đối tượng có vấn đề về hệ miễn dịch và người trên 70 tuổi kể từ giữa tháng 9 tới.

Dự kiến, mũi vaccine bổ sung sẽ được tiêm 28 ngày sau khi tiêm mũi thứ 2 đối với những người có vấn đề về hệ miễn dịch, trong khi thời gian giữa mũi 2 và mũi tăng cường đối với người từ 70 tuổi trở lên sẽ là 6 tháng. Ngoài ra, kể từ tháng 9, thời gian giữa mũi 1 và 2 của các loại vaccine Pfizer và AstraZeneca sẽ giảm từ 12 tuần xuống 8 tuần đối với tất cả những người bắt đầu tiêm chủng trong giai đoạn này.

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện đã có khoảng 123,9 triệu người Brazil, tương đương với 59% dân số, đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 và khoảng 55,7 triệu người, gần 26,5% dân số, đã hoàn tất hai mũi vaccine./.

Tin mới nhất

Toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu

Toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu

Chính trị 24/04/2024

(ANTV) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Chiến dịch Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Genève lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Lễ hội hoa quốc tế ở Iraq

Lễ hội hoa quốc tế ở Iraq

Thế giới 24/04/2024

(ANTV) - Mùa Xuân là khoảng thời gian hoa cỏ đua nhau khoe sắc và cũng là mùa của các lễ hội. Những ngày này, tại thủ đô Baghdad của Iraq đang diễn ra lễ hội Hoa quốc tế Baghdad thường niên lần thứ 13.

Những tin tức nổi bật 24h qua

Những tin tức nổi bật 24h qua

Điểm tin 24/04/2024

(ANTV) - Vụ án tập đoàn phúc sơn: khởi tố thêm 6 bị can; Khởi tố vụ án “vi phạm quy định về an toàn lao động” xảy ra tại công ty cổ phần xi măng và khoáng sản yên bái; 100 năm tù cho nhóm bị cáo phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; Quảng ninh: Bắt đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Đà Nẵng: Triệt phá đường dây đánh bạc với số tiền giao dịch khoảng 50 tỷ đồng - là những tin tức ANTT nổi bật 24h qua.

Cháu đâm cô ruột tử vong

Cháu đâm cô ruột tử vong

Pháp luật 24/04/2024

(ANTV) - Chỉ từ những mâu thuẫn trong gia đình, Trường cầm dao sang nhà đâm cô ruột tử vong rồi đến Công an xã đầu thú. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Minh Trường (sinh năm 1990, trú huyện Châu Thành) về tội “Giết người”.

Cần siết chặt công tác đảm bảo an toàn lao động

Cần siết chặt công tác đảm bảo an toàn lao động

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng trong quá trình sản xuất và thi công, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Mới nhất là vụ tai nạn lao động xảy ra ngày 22/4 tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái khiến 7 người thiệt mạng, 3 người bị thương;

Chế độ, chính sách với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Chế độ, chính sách với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Chính trị 24/04/2024

(ANTV) - Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở do Bộ Công an chủ trì xây dựng, soạn thảo đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Từ khi Luật được ban hành, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, công an các đơn vị, địa phương đã nỗ lực với tinh thần khẩn trương, quyết liệt để tham mưu lãnh đạo Bộ, chính quyền địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai Luật.

Xem thêm