Thứ Sáu, 29/03/2024 14:34 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Sáng kiến biến rác thải nhựa thành phụ kiện thời trang

(ANTV) - Dép xỏ ngón Tlejourn đang dần được các nhà bảo vệ môi trường và chủ thương hiệu thời trang biết đến với mong muốn chia sẻ một câu chuyện khởi nghiệp. Đó là câu chuyện về hành trình tái sinh cho rác thải đại dương, biến chúng trở thành những phụ kiện thời trang, qua đó giúp bảo vệ môi trường biển ở xứ sở chùa Vàng.

Cuộc hành trình bắt đầu cách đây 5 năm trên hòn đảo Satun, Thái Lan với 100.000 đôi dép xỏ ngón bị trôi ra biển. Người ta không biết chúng đến từ đâu hoặc đã đi bao xa trước khi đến một số bãi biển đẹp nhất ở miền nam Thái Lan. Suốt ba tháng trời ròng rã, một nhóm tình nguyện viên môi trường có tên Trash Hero – tạm gọi là những anh hùng rác, mới thu gom được số rác trên để “tái sinh” cho chúng một cuộc sống mới ở tỉnh Pattani, cách đó hàng trăm cây số.

Vào thời điểm đó, anh Nattapong Nithi-Uthai là một giảng viên Khoa Khoa học và Công nghệ của Đại học Prince of Songkla, đang hướng dẫn một nhóm sinh viên xử lý rác thải thông qua các sáng kiến và dự án mới. Khi nhóm Trash Hero chở đống rác dép xỏ ngón đến nhà mình, anh Nattapong đã thật sự choáng váng. Đó là hàng chục ngàn chiếc dép chất đống trên một chiếc xe tải mười bánh. Chúng bẩn thỉu, không khớp đôi và hoàn toàn vô giá trị. Anh không nghĩ rằng đại dương đã phải đón nhận nhiều rác như vậy.

Anh Nattapong Nithi-Uthai cho biết anh đã liên hệ với nhóm Trash Hero để hỏi xin một ít rác thải đại dương cho những nghiên cứu của mình. Họ nói họ nhặt 80 tấn rác thải đại dương trong ba tháng và phần của tôi là 8 tấn, bao gồm khoảng 100.000 chiếc dép hư. Tôi đã không thể hình dung sẽ có nhiều rác thải đại dương đến như vậy. Thật không thể tưởng tượng được khi bạn không tận mắt chứng kiến.

Núi dép trước cửa nhà và thực tế tiềm ẩn của rác thải đại dương đã thúc đẩy anh Nattapong tìm giải pháp. Nhóm của anh đã chọn phát triển một mô hình doanh nghiệp biến những chiếc dép bỏ đi này thành những đôi dép mới chất lượng cao và có giá trị. Dự án được gọi là Tlejourn, có nghĩa là "Lênh đênh trên biển" trong tiếng Thái.

Anh Nattapong Nithi-Uthai cho biết thêm: Giải pháp của chúng tôi không phải là về công nghệ mà là về tư duy. Chất thải không nên chỉ được sử dụng làm chất độn. Chúng nên được biến thành sản phẩm mới. Vì vậy, nếu chúng ta sử dụng chất thải làm nguyên liệu thô, nó sẽ ngày càng được tận dụng nhiều.

Hằng tuần, những “anh hùng rác” trên khắp Thái Lan đều tụ tập để thu gom rác. Những chiếc giày, dép bỏ đi sẽ được phân loại và vận chuyển đến cơ sở sản xuất của Tlejourn ở Pattani để tái chế.

Anh Nattapong Nithi-Uthai cho rằng: Dép tái chế có giá trị của chúng. Giá trị ở đây chính là quá trình, là câu chuyện hình thành nên những đôi dép. Toàn bộ dép của chúng tôi gần như được làm thủ công hoàn toàn. Chúng tôi giảm tối thiểu các chi phí cho việc mua máy móc, và thay vào đó sẽ sử dụng nhân công. Những người hiểu biết công nghệ đa phần là người giàu. Trong khi những người ở nông thôn lại hầu như là người nghèo. Công nghệ làm mọi chi phí thấp đi, nhưng lại khiến những người ở nông thôn mất việc làm. Chúng tôi muốn duy trì những sản phẩm thủ công thái lan, duy trì công việc cho những người nông dân. Và những giá trị đó sẽ nằm ở đôi dép của Tlejorn.”

Quá trình tái chế này cũng giúp người dân địa phương có thêm việc làm và thu nhập. Mỗi đôi dép có một giá cố định có thể chia đều cho ba. Phần đầu tiên bao gồm chi phí vận chuyển và tái chế. Phần thứ hai là người dân địa phương làm dép. Phần thứ ba là một khoản lợi nhuận cố định cho các cửa hàng bán lẻ.

Chị Supattra Cometan, người dân Thái Lan chia sẻ: Nghề chính của làng chúng đôi là may vá. Nhưng giờ đây mọi người đều đi làm ở các nhà máy và họ mang việc về nhà làm thêm. Nhưng cũng có những người không có xe cộ, và cũng không có cơ hội đi làm nhà máy cũng không có máy móc để làm ở nhà. Họ còn phải trông bố mẹ già và con nhỏ. Dự án dép Tlejourn đã mang lại cho chúng tôi công việc phù hợp với mức thu nhập tương đối.

Dép xỏ ngón Tlejourn đang dần được các nhà bảo vệ môi trường và chủ thương hiệu thời trang biết đến với mong muốn chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp, ý thức làm điều gì đó cho môi trường thông qua các sản phẩm của họ. Hiện tại, trang Facebook của doanh nghiệp xã hội này có hơn 20.000 người theo dõi. Con số này đang ngày càng tăng lên.

Doanh nghiệp cũng đã hợp tác với các thương hiệu giày khác để truyền tải thông điệp của mình đến nhiều người tiêu dùng hơn./.

Tin mới nhất

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Tại Anh quốc, mặc dù lạm phát đang chậm lại trong thời gian gần đây nhưng mức giá nhiều mặt hàng vẫn còn cao gây áp lực tài chính với các hộ gia đình. Dự kiến thu nhập sau thuế của một cá nhân sẽ chỉ khôi phục lại mức trước đại dịch vào năm 2025 – 2026.

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Liban (UNIFIL) vừa qua đã kêu gọi Liban và Israel ngừng leo thang căng thẳng ở khu vực miền Nam Liban, kêu gọi tất cả các bên hạ vũ khí và bắt đầu quá trình hướng tới một giải pháp chính trị và ngoại giao bền vững.

 Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Hà Giang là tỉnh miền núi với nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Ở đây, các thầy cô có 2 nhiệm vụ, vừa là người truyền đạt kiến thức, vừa đảm đương công tác chăm lo đời sống nội trú cho học sinh.

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Theo thống kê năm 2023, có 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Chỉ riêng tháng 1 năm nay, Việt Nam ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý đối với 950 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống, giảm 33% so với tháng trước đó và giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm