Chủ Nhật, 20/07/2025 12:27 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Các dấu hiệu nhận biết bệnh whitmore nguy hiểm

(ANTV) - Bệnh Whitmore có rất nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau nên rất khó để chẩn đoán bệnh. Thông thường các dấu hiệu đó như sau:

Nếu Whitmore gây nhiễm trùng cục bộ ở một bộ phận của cơ thể thì dấu hiệu thường gặp bao gồm sưng, đau và sốt. Sau đó, vết thương sẽ bị loét hoặc áp xe ngày càng nghiêm trọng.

Nếu Whitmore gây nhiễm trùng phổi thì các triệu chứng bao gồm ho và đau ngực, ngoài ra có khi bạn bị sốt, chán ăn và đau đầu.

Nếu Whitmore gây nhiễm trùng máu, có thể có các dấu hiệu như sốt cao, đau đầu, khó thở, đau khớp và đau bụng.

Nếu Whitmore gây nhiễm trùng lan rộng thì dấu hiệu đặc trưng sẽ là sốt, đau ngực, đau bụng, đau đầu, co giật và đau cơ khớp.

 

Cách phòng tránh căn bệnh whitmore 

Theo các bác sỹ, ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh Whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh tấn công liều cao kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng. Ngay khi có những dấu hiệu như trên, đặc biệt với bệnh nhân có tiền sử tiểu đường hoặc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp với đất.

Bệnh Whitmore chưa có vắc-xin phòng bệnh, và cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng, nên quý vị cần lưu ý biện pháp dự phòng để bảo vệ bản thân mình và gia đình:

Để phòng tránh căn bệnh này, đối với những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Đối với người bình thường, hạn chế tiếp xúc với bùn đất sẽ tránh nguy cơ bị vi khuẩn tấn công.

Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi.

Không chủ quan trước các dấu hiệu của bệnh như: Sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí (đa áp xe), nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Vi khuẩn whitmore – những điều cần biết

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Bur-khol-de-ria pseu-do-mal-lei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11.

Vi khuẩn whitmore có thể gây bệnh ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có thể gây bệnh cấp tính ở phổi, rất nguy hiểm. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng như sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi. Bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân viêm phổi do whitmore khá cao, thường tử vong trong vòng 48 giờ nhập viện. Đối với các trường hợp khác, bệnh cũng có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Bệnh viện Bạch Mai từ đầu năm 2019 đến nay đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó riêng tháng 8 ghi nhận 12 ca Whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ, 4 ca tử vong. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong rất cao (tới 40%).

Những con đường lây nhiễm chính của bệnh do vi khuẩn whitmore

Bệnh do vi khuẩn whitmore không lây từ người sang người. Phương cách vi khuẩn này tấn công là gây viêm và áp xe ở các cơ quan trên cơ thể giống với các căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm khác. Như vậy, vi khuẩn Whitmore không phải là "vi khuẩn ăn thịt người" như nhiều người lầm tưởng.

Mặc dù không phải là bệnh mới và lạ nhưng nhiều người chưa biết về các con đường lây nhiễm của căn bệnh nguy hiểm này.

Tiếp xúc trực tiếp các vết xước trầy da với đất hoặc nước nhiễm khuẩn. Hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn. Lây nhiễm qua đường ăn uống khi thức ăn nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn B. Tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh Whitmore như chó, mèo, bò, dê…

Tin mới nhất

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong chương trình dân vận khéo

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong chương trình dân vận khéo

Xã hội 20/07/2025

(ANTV) - Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng CAND, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, 79 năm truyền thống lực lượng An ninh nhân dân và chào mừng Đại hội Đảng bộ Công an tỉnh Khánh Hòa lần thứ 14, sáng ngày 19/7, đoàn công tác các đơn vị nghiệp vụ gồm Phòng An ninh điều tra, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh Khánh Hòa cùng một số đơn vị doanh nghiệp, ngân hàng… tổ chức chuỗi hoạt động trong chương trình “Dân vận khéo trong công tác đảm bảo ANTT và an sinh xã hội” tại xã Tây Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Công an xã hỗ trợ người dân thu hoạch lúa

Công an xã hỗ trợ người dân thu hoạch lúa

Xã hội 20/07/2025

(ANTV) - Sáng nay 19/7, Công an xã Tân Văn, tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ xã tổ chức hoạt động tình nguyện giúp đỡ hộ dân có hoàn cảnh khó khăn thu hoạch lúa vụ mùa Hè Thu năm 2025.

Công điện của Thủ tướng về việc tập trung ứng phó với bão số 3

Công điện của Thủ tướng về việc tập trung ứng phó với bão số 3

Xã hội 19/07/2025

(ANTV) - Để chủ động ứng phó với bão và mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 112 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bão Wipha di chuyển nhanh và liên tục tăng cấp

Bão Wipha di chuyển nhanh và liên tục tăng cấp

Xã hội 19/07/2025

(ANTV) - Cập nhật thông tin về cơn bão số 3. Hiện Bão số 3 đang mạnh lên cấp 12, giật cấp 15 khi áp sát vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn diện rộng, ngập sâu tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội và cảnh báo lũ quét, sạt lở tại nhiều tỉnh miền núi. Bão wipha được dự báo là cơn bão mạnh vì vậy, người dân cần nâng cao cảnh giác ứng phó với bão.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Chính trị 19/07/2025

(ANTV) - Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, sau hai ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc. Truyền hình CAND trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm bế mạc Hội nghị.

Xem thêm