(ANTV) - Chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu trong lĩnh vực y tế. Tại Đà Nẵng, các cơ sở y tế đang áp dụng nhiều giải pháp chuyển đổi số vào hoạt động khám, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án điện tử, quản lý bệnh nhân qua thẻ tích hợp CCCD, khám bệnh từ xa, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong khâu chẩn đoán cận lâm sàng. Những giải pháp này sẽ góp phần hướng đây xây dựng bệnh viện thông minh.
Bệnh viện Đa khoa Gia đình. Khi đến khám và điều trị, tất cả thông tin cá nhân, tiền sử bệnh, quá trình theo dõi điều trị, phác đồ điều trị đều được lưu trữ trên phần mềm và theo suốt quá trình chăm sóc sức khỏe người bệnh.
Các thủ tục y tế khác cũng được số hóa song hành cùng hồ sơ bệnh án điện tử. Đây cũng là cách kết nối giữa các bệnh viện hạng 1 tại Đà Nẵng.
Với việc ứng dụng CNTT, kết nối các app tư vấn sức khỏe, tư vấn từ xa, bệnh viện 199, Bộ Công an tại Đà Nẵng đã xây dựng một hệ thống dữ liệu lớn người bệnh.
Trong chẩn đoán và điều trị, một số kỹ thuật y khoa hiện đại kết hợp ứng dụng AI cũng được bệnh viện triển khai.
Có thể nhận thấy rõ hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại. Song, trong quá trình triển khai vẫn còn những khó khăn nhất định. Theo các chuyên gia, việc đào tạo nguồn nhân lực và liên kết thông tin, chia sẻ dữ liệu tại các bệnh viện, các địa phương lân cận cần được đẩy mạnh hơn.
Chuyển đổi số - nền tảng cốt lõi hướng đến xây dựng bệnh viện thông minh. Do đó, việc tập trung ứng dụng công nghệ, số hóa dịch vụ y tế sẽ mang đến sự thay đổi tích cực cho hoạt động y tế, mang lại tiện ích cho người dân.
Mở cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn và xe quá tải
Từ 20/6 đến 20/9, cảnh sát giao thông toàn quốc bắt đầu triển khai kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, cảnh sát giao thông tập trung phát hiện các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông như vi phạm nồng độ cồn, vượt quá tốc độ cho phép, vi phạm về "cơi nới" thùng xe và chở hàng quá trọng tải.
Bộ Y tế yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu để thiếu thuốc
Bộ Y tế chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị phải có trách nhiệm thực hiện đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền và theo đúng quy định của pháp luật. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hoá chất và vật tư y tế phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống bệnh dịch cho nhân dân trên địa bàn
Bộ Y tế hướng dẫn tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi
Bộ Y tế đề nghị các địa phương triển khai tiêm liều nhắc lại (mũi 3) vaccine phòng COVID-19 cho trẻ, với đối tượng tiêm là trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, vaccine sử dụng tiêm là vaccine Pfizer; liều tiêm 0,3 ml tương tự liều cơ bản; Khoảng cách, ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.