Chủ Nhật, 20/07/2025 12:31 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Đừng để kỷ luật trở thành nỗi ám ảnh khi đến trường

(ANTV) - Mới đây vụ việc 1 em học sinh lớp 10 lấy cái chết để phản đối hình phạt của nhà trường đã làm dậy sóng dư luận, có nhiều sự tranh cãi về các hình thức xử lý học sinh vi phạm bởi những hình thức kỷ luật không tích cực sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tâm lý, thậm chí là ảnh hưởng kéo trong suốt quá trình trưởng thành của trẻ.

Làm thế nào để mỗi ngày đến trường đối với các em là một ngày vui vẻ, hạnh phúc là câu chuyện mà trong An toàn sống ngày 18/12.

Những hình thức kỉ luật học đường như phạt đứng góc lớp, phạt trước toàn trường,… không phải là hiếm. Trên thực tế, những hình thức kỷ luật này đã tồn tại và được áp dụng từ rất lâu để răn đe những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi trong quá trình học tập.

Nhưng chỉ đến khi xảy ra vụ việc 1 em học sinh lớp 10 lấy cái chết để phản đối hình phạt này của nhà trường thì nhiều người mới bắt đầu có nhiều sự tranh cãi về các hình thức xử lý học sinh vi phạm hiện nay.

Theo báo cáo của Tổng đài Quốc gia bảo vệ Trẻ em, trong số 550 ca Tổng đài can thiệp cho trẻ bị bạo lực trong 11 tháng năm 2020, có 27 trường hợp, chiếm 4,9% là do giáo viên, cán bộ nhà trường gây ra.

Có 0,8% số ca tư vấn chuyên sâu do trẻ em và phụ huynh gọi đến thể hiện sự bức xúc liên quan vấn đề ứng xử không đúng mực và kỷ luật không tích cực của giáo viên, thí dụ như: phạt nghỉ học khi không chép bài; phạt bị bạn tát vào mặt khi nói chuyện trong lớp; khi mắc lỗi sẽ bị la mắng và so sánh với các bạn khiến trẻ xấu hổ; không đi học thêm thì trù dập; nêu tên trước toàn trường…

Những hình thức kỷ luật không tích cực này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ, thậm chí là ảnh hưởng đến cả sau này.

Rõ ràng, mục đích của kỷ luật là giúp học sinh nhận thức cái không đúng và sửa đổi để tốt hơn. Xu hướng của giáo dục hiện nay là kỷ luật tích cực. Muốn làm được điều này, vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng.

Mỗi thầy cô phải kiên nhẫn, bao dung với học trò, giúp các em hiểu những sai lầm để thay đổi, luôn đặt câu hỏi tại sao học sinh lại mắc lỗi như vậy. Đồng thời có hình thức khen thưởng phù hợp, với học trò chỉ cần một lời khen cũng là sự khích lệ lớn.

Xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những hoạt động trọng tâm được ngành giáo dục đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, triển khai mạng lưới phòng tư vấn tâm lý học đường là một trong những nội dung nhằm xây dựng mô hình giáo dục thân thiện. Qua đó khéo léo can thiệp được những trường hợp nhạy cảm, những khúc mắc khó giải tỏa của học sinh, những hiểu lầm giữa cô và trò,… Đây là giải pháp tích cực để giảm thiểu các hành vi nông nổi, tiêu cực của học sinh.

Đổi mới trong giáo dục, đổi mới trong phê bình - kỷ luật học sinh cần được triển khai kịp thời. Vì thế, mỗi trường học nên xây dựng những quy định, hướng dẫn phương pháp để học sinh chủ động không vi phạm nội quy, có tính chủ động, hướng đến ngăn chặn hành vi tiêu cực xảy ra.

Việc đó quan trọng hơn là đưa ra những cách xử lý học sinh. Nhà trường nên là nơi định hướng, xây dựng và hình thành phẩm chất năng lực cho trẻ, chứ không phải nơi để đưa ra phán quyết trừng phạt. Bởi vì phạt học sinh thì dễ, dạy dỗ được mới khó.

Tin mới nhất

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong chương trình dân vận khéo

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong chương trình dân vận khéo

Xã hội 20/07/2025

(ANTV) - Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng CAND, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, 79 năm truyền thống lực lượng An ninh nhân dân và chào mừng Đại hội Đảng bộ Công an tỉnh Khánh Hòa lần thứ 14, sáng ngày 19/7, đoàn công tác các đơn vị nghiệp vụ gồm Phòng An ninh điều tra, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh Khánh Hòa cùng một số đơn vị doanh nghiệp, ngân hàng… tổ chức chuỗi hoạt động trong chương trình “Dân vận khéo trong công tác đảm bảo ANTT và an sinh xã hội” tại xã Tây Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Công an xã hỗ trợ người dân thu hoạch lúa

Công an xã hỗ trợ người dân thu hoạch lúa

Xã hội 20/07/2025

(ANTV) - Sáng nay 19/7, Công an xã Tân Văn, tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ xã tổ chức hoạt động tình nguyện giúp đỡ hộ dân có hoàn cảnh khó khăn thu hoạch lúa vụ mùa Hè Thu năm 2025.

Công điện của Thủ tướng về việc tập trung ứng phó với bão số 3

Công điện của Thủ tướng về việc tập trung ứng phó với bão số 3

Xã hội 19/07/2025

(ANTV) - Để chủ động ứng phó với bão và mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 112 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bão Wipha di chuyển nhanh và liên tục tăng cấp

Bão Wipha di chuyển nhanh và liên tục tăng cấp

Xã hội 19/07/2025

(ANTV) - Cập nhật thông tin về cơn bão số 3. Hiện Bão số 3 đang mạnh lên cấp 12, giật cấp 15 khi áp sát vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn diện rộng, ngập sâu tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội và cảnh báo lũ quét, sạt lở tại nhiều tỉnh miền núi. Bão wipha được dự báo là cơn bão mạnh vì vậy, người dân cần nâng cao cảnh giác ứng phó với bão.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Chính trị 19/07/2025

(ANTV) - Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, sau hai ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc. Truyền hình CAND trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm bế mạc Hội nghị.

Xem thêm