Thứ Năm, 25/04/2024 09:13 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Đừng ngại đến viện

(ANTV) - Mặc dù Dịch COVID-19 nguy hiểm và có nhiều diễn biến phức tạp, tuy nhiên các biện pháp bảo vệ, phòng và chống dịch đang được triển khai nghiêm chỉnh, quyết liệt tại các cơ sở khám chữa bệnh để đảm bảo sự an toàn, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm ở mức cao nhất. Do đó người dân không nên quá hoang mang, lo sợ  với việc đến bệnh viện khám chữa bệnh mà vô tình gây nên sự nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của bản thân mình.

Những ngày gần đây, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp ngưng hô hấp, ngưng tuần hoàn. Đa số trường hợp này là những người có bệnh lý nền nhưng tự ý bỏ điều trị, không nhập viện khi bệnh có dấu hiệu trở nặng do tâm lý lo sợ dịch Covid-19. Nhiều bệnh nhân tự điều trị tại nhà dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Như trường hợp của bệnh nhân Thắng. Bị khó thở, mệt nhiều nhưng người bệnh không tới bệnh viện thăm khám ngay, dẫn tới sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy hô hấp nặng. Các bác sĩ đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục cho bệnh nhân để cứu sống tính mạng cho người bệnh.

Bác sĩ Trương Minh Long, Khoa Cấp cứu Nội Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: Thời điểm này là thời điểm dịch Covid, nhiều bệnh nhân ở nhà thấy các triệu chứng cũng do lo ngại vấn đề về dịch thì ít vào khám, nên thường vào viện khi tình trạng đã trở nặng rồi. Khi nhẹ thì bệnh nhân chủ quan và không đi vào viện. Đây là trường hợp vào viện thì suy hô hấp nặng luôn, phải đặt ống nội khí quản, duy trì lọc máu.

Yếu, tê bì chân tay, méo miệng, nói ngọng, mất thị lực đột ngột, là những dấu hiệu của đột quỵ não. “Thời gian vàng” để điều trị căn bệnh nguy hiểm này là 270 phút nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục máu đông hoặc trong 6 - 8 giờ lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Người bệnh càng được điều trị càng sớm trong khoảng thời gian này thì cơ hội phục hồi, ít để lại di chứng càng cao. Thế nhưng, có rất nhiều người khi có triệu chứng bệnh nhưng lại ngại đến bệnh viện nên đã bỏ qua “thời gian vàng” điều trị bệnh.

Như trường hợp của ông Mịch, sau 3 ngày tự chữa bệnh tại nhà, đến khi liệt hoàn toàn nửa người bên trái, ông mới nhập viện để điều trị đột quỵ não. Sự chậm trễ về mặt thời gian khiến sức khỏe của ông Mịch ngày càng xấu đi.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quân, Khoa Cấp cứu Nội – Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết thêm: Hiện tại thì tiên lượng của bệnh nhân rất là xấu, khi mà ổ nhồi máu đã chiếm hoàn toàn một nửa bán cầu não bên phải, làm cho bệnh nhân không tự sinh hoạt được, không thể về với cuộc sống bình thường.

Theo thống kê của các bệnh viện, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp vừa qua, số lượng bệnh nhân tới bệnh viện thăm khám giảm nhiều so với trước đây, chỉ đạt từ 20%-30%. Cũng vì tâm lý ngại đến bệnh viện tái khám theo chỉ định của bác sĩ, tự ý dừng thuốc khi thấy bệnh đã dần ổn định mà bệnh diễn tiến nặng lên.

TS. Bác sĩ Nguyễn Trung Quân, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viên Bạch Mai cho biết: Bệnh nhân hiện nay, thường xuyên là không khám sức khỏe định kì, bác sĩ chuyên khoa lây đã kê thuốc, kiểm tra rất kĩ rồi xong về lại bỏ thuốc. Lơi ra một chút là virus viêm gan B phát triển rất nhanh chóng, gây tổn thương gan và tổn thương gan trường kì, tổn thương gan cấp tính, thì đều dẫn tới hậu quả đáng tiếc viêm gan nặng, hôn mê gan, tử vong, hoặc là xơ gan, ung thư gan.

Bác sĩ Hoàng Hữu Hiếu, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng cho rằng: Những nhóm bệnh mạn tính nếu không đến cơ sở y tế kịp thời để  theo dõi định kỳ cũng như điều chỉnh thuốc trong quá trình điều trị, bệnh nhân rất dễ xảy ra các biến chứng nặng. Mà khi có biến chứng nặng thì quá trình can thiệp, điều trị trở nên phức tạp hơn ban đầu.

Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, thời gian qua, ngành y tế đã siết chặt quy trình hoạt động, đảm bảo khám chữa bệnh an toàn tại các cơ sở y tế, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Người dân không nên để bệnh nặng rồi mới đến cơ sở y tế điều trị, sẽ khiến công tác điều trị khó khăn và tốn kém hơn.

Bệnh nhân này, khi bị tức ngực, khó thở, hay lo âu, khó ngủ, dù người khuyên nhủ không nên đến bệnh viện khám - dễ lây dịch bệnh về cho gia đình, nhưng chị vẫn quyết định đặt lịch hẹn thăm khám với bác sĩ. Đến bệnh viện, chị an tâm khi công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 được bệnh viện thực hiện quy củ. Tuân thủ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cộng thêm luyện tập yoga mỗi ngày và hướng mình đến những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống, nay sức khoẻ của chị Hà tốt hơn trước nhiều.

Chị Lê Hà, quận Đống Đa, TP. Hà Nội cho biết: Sau một thời gian điều trị thì tôi thấy bệnh thuyên giảm hơn, tôi cảm thấy cơ thể nhẹ nhõm hơn với các triệu chứng cũng đang dần phục hồi. Và bản thân chúng ta cũng nên thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng như tập luyện tích cực hơn, suy nghĩ những điều vui vẻ để cải thiện tâm lí bất ổn của mình thì như thế thì sức khỏe chúng ta sẽ dần phục hồi.

Bác sĩ Nguyễn Đăng Khiêm, Trưởng Khoa Cấp cứu, BV Hữu Nghị Việt – Xô cho biết: Tất cả các bệnh viện đều đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân đến nhập viện điều trị. Chúng ta cũng không vì bệnh dịch, vì lo sợ quá mà tước đi quyền được chữa bệnh, đặc biệt là bệnh mãn tính và bệnh có diễn biến nặng. Chúng ta vào viện thì bản thân các bác sĩ, nhân viên y tế nâng cao cảnh giác phòng dịch rồi. Rồi việc bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tích cực và trung thực trong việc khai báo tiền sử dịch tễ, khai báo các triệu chứng cũng giúp cho các nhân viên y tế rất nhiều. Mặt khác thì có thể tư vấn qua điện thoại, có thể tư vấn triệu chứng, tư vấn tiền sử đi lại để có hướng dẫn cụ thể trong việc phòng bệnh và chữa bệnh.

Theo PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Văn Chi, nguyên Phụ trách Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai: Những người có bệnh lý nền thì phải kiểm soát thật tốt các bệnh nền. Mặc dù trời lạnh và điều kiện như thế này chúng ta vẫn phải tuân thủ thuốc, rồi các điều trị, các hướng dẫn và đi khám một cách đầy đủ theo hẹn.

Sức khoẻ là vốn quý giá nhất của con người. Do đó, đừng vì ngại đi khám bệnh mà chúng ta khiến bệnh tật gia tăng, sức khoẻ xấu đi, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống./.

Tin mới nhất

Sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là một trong những sự kiện chính trị rất quan trọng. Là đơn vị chủ công trong công tác PCCC và CNCH, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH công an tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng các kế hoạch, thường xuyên luyện tập các phương án. Sẵn sàng lên đường xử lý các tình huống từ sớm, từ xa với mục tiêu cao nhất là bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm.

Đã vớt được 3 thi thể thuyền viên bị chìm tàu

Đã vớt được 3 thi thể thuyền viên bị chìm tàu

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Sáng nay (24/4), Cảng vụ Quảng Ngãi cho biết, đã vớt được thi thể 3 thuyền viên đi trên tàu kéo LA-06695 bị chìm cách đảo Lý Sơn 3-4 hải lý. Hiện lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm những người mất tích còn lại.

Những bài học giá trị từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những bài học giá trị từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 24/04/2024

(ANTV) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trải qua 9 năm kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ từ 1945 - 1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Genève (21/7/1954), chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đồng thời phải công nhận độc lập của Lào, Campuchia, và rút quân ra khỏi 3 nước Đông Dương. Những bài học quý mà chiến thắng Điện Biên Phủ để lại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC

Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Cũng trong sáng 24/4, Trường Đại học PCCC, Bộ Công an Việt Nam tiếp nhận và chuyển giao công nghệ máy bơm chữa cháy hiện đại do công ty Shibaura Nhật Bản trao tặng. Đây là một trong những hoạt động cụ thể hóa chương trình hợp tác trong lĩnh vực PCCC và CNCH giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

 Người chuyển giới được quyền thay đổi thông tin giới tính trên Căn cước

Người chuyển giới được quyền thay đổi thông tin giới tính trên Căn cước

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Luật Căn cước 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023 gồm 7 chương 46 điều quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo quy định của luật thì người chuyển giới được phép đổi thẻ căn cước mới từ ngày 01/7/2024. Quy định này nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng đồng những người chuyển đổi giới.

Triệt xóa đường dây đánh bạc sử dụng công nghệ cao

Triệt xóa đường dây đánh bạc sử dụng công nghệ cao

Pháp luật 24/04/2024

(ANTV) - 25 đối tượng cùng nhiều tang vật có liên quan đến hoạt động đánh bạc dưới hình thức số lô, số đề vừa bị lực lượng Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An bắt giữ. Theo cơ quan công an, đường dây này sử dụng công nghệ cao, hoạt động chủ yếu trên ứng dụng Telegram.

TikTok đối mặt với án phạt mới tại EU

TikTok đối mặt với án phạt mới tại EU

Thế giới 24/04/2024

(ANTV) - Ủy ban châu Âu (EC) mới đây thông báo, nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok của ByteDance, Trung Quốc sẽ có 24 giờ để cung cấp báo cáo đánh giá rủi ro của ứng dụng TikTok Lite, nếu không sẽ phải đối mặt với án phạt. Bên cạnh đó, EC cũng ra thời hạn chót đến ngày 3/5 để TikTok cung cấp thêm thông tin được yêu cầu.

Xem thêm