Thứ Bảy, 20/04/2024 22:37 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Những người chọn ở lại

(ANTV) - Giữa làn sóng người ồ ạt trở về quê sau khoảng thời gian dài giãn cách, không việc làm, không thu nhập, nhiều lao động vẫn chọn ở lại thành phố Hồ Chí Minh với hy vọng được đi làm, sớm vượt qua khó khăn. Bên cạnh nỗ lực tự thân, những người ở lại này rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể thành phố.

Hơn 3 tháng nằm im lìm một góc, hôm nay, chiếc xe đạp cũ cùng mẹt bánh bèo lại theo chân chị Trần Thị Phượng qua từng ngõ nhỏ mưu sinh. Chị Phượng quê Quảng Ngãi, bươn chải ở thành phố này đã gần chục năm. 2 con gái chị, đứa lớn 17 tuổi, đứa nhỏ xấp xỉ 16, không có tiền đi học cũng bỏ ngang, theo bố vào với mẹ chừng 4 năm trước.

Dịch COVID-19 ập đến khiến nhiều gia đình lao đao. Gia đình chị Phượng càng không phải ngoại lệ bởi chị buôn bán cỏn con, chồng thì làm phụ hồ. Thế nhưng, đến giờ chị vẫn không có ý định rời thành phố.

Bé gái chưa đầy 1 tháng tuổi này được sinh ra ngay trong căn phòng trọ hơn 10 mét vuông giữa mùa dịch. Mẹ của bé, chị Trần Thị Tú Trinh cũng tính về quê để giảm bớt gánh nặng kinh tế lúc sinh nở. Nhưng rồi có dịch, rồi giãn cách, cả 2 chị gái của bé cũng mắc kẹt ở thành phố. Giờ thì có thể đăng ký về, song vợ chồng chị Trinh quyết định không về nữa.

Hàng ngàn người đã rời thành phố Hồ Chí Minh để trở về quê sau khi nới lỏng giãn cách. Nhưng cũng có những người như vợ chồng chị Phượng, chị Trinh và rất nhiều người lao động ngoại tỉnh đang tính đường quay trở lại thành phố làm việc.

Dù cuộc sống phía trước còn nhiều bấp bênh và tương lai thì chẳng ai đoán định được. Nhưng những người chọn ở lại lúc này đã phần nào thấy chút hy vọng khi thành phố dần lấy lại sinh khí. Sẽ mất rất nhiều thời gian nữa cho một cuộc sống bình thường hoặc khởi sắc, song họ tin, với những đường hướng mới của chính quyền thành phố và những nỗ lực tự thân, cuộc đời hẳn sẽ không bạc đãi họ.

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn 4 cấp độ dịch theo Nghị định số 128

Theo Nghị quyết, có 4 cấp độ đánh giá mức độ dịch COVID-19 gồm: Cấp 1: Nguy cơ thấp; Cấp 2: Nguy cơ trung bình; Cấp 3: Nguy cơ cao; Cấp 4: Nguy cơ rất cao.

Bộ Y tế đã dựa vào hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới để đánh giá 4 mức độ nguy cơ của dịch để đưa ra các quy định cụ thể xác định và điều chỉnh cấp độ dịch bệnh COVID-19. Theo đó 3 tiêu chí cấp độ của dịch gồm: Số ca mắc mới/100.000 người dân/tuần; Độ bao phủ vắc xin với người từ 18 tuổi và người trên 50 tuổi; Đảm bảo về thu dung điều trị tại cơ sở y tế các tuyến khi có dịch xảy ra, đồng thời yêu cầu các địa phương phải có kịch bản và các phương án phòng chống dịch.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, Nghị định 128 với những hướng dẫn cụ thể sẽ tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc thống nhất thực hiện, không tự ý đặt ra các chính sách trái ngược với quy định chung.

Để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chuẩn bị các nội dung, cụ thể nhằm bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19  theo từng cấp độ dịch.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, thành phố Hà Nội cũng đã có những quy định mới để thích ứng trong tình hình mới, cho phép mở lại hàng loạt các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Nghị quyết 128 của Chính phủ được ban hành với quan điểm công tác phòng chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Và hy vọng, trong giai đoạn bình thường mới, người dân thích ứng an toàn nhưng không chủ quan với dịch bệnh COVID-19.

Xem tin:

TP.HCM thuộc vùng cam theo tiêu chí đánh giá của Bộ Y tế

Sau khi Chính phủ ban hành nghị quyết 128 thay thế các chỉ thị 15, 16, 19; Bộ Y tế cũng có hướng dẫn tạm thời nhằm phân loại cấp độ dịch để hiện thực hóa nghị quyết này. Theo đó, TP.HCM thuộc vùng cam, tức cấp độ 3, vùng có nguy cơ cao.

Theo hướng dẫn tạm thời của Bộ y tế về phân loại cấp độ dịch bệnh, có 3 tiêu chí bắt buộc là: số ca mắc mới/100.000 dân/1 tuần không bao gồm ca nhập cảnh, ca mắc trong cơ sở cách ly tập trung; tỉ lệ người ở độ tuổi tiêm chủng được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin; tỉnh, thành phố có kế hoạch thu dung, điều trị và đảm bảo số giường hồi sức cấp cứu. Trong đó, 2 tiêu chí phân loại quan trọng là tỉ lệ mắc và tiêm vắc xin.

Dựa theo tiêu chí số ca mắc, thành phố đang nằm ở vùng đỏ (cấp 4 - mức nguy cơ rất cao) với số ca mắc trung bình khoảng 10.000 ca/tuần, rất cao so với tiêu chí 150 ca/tuần của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nhờ tỉ lệ tiêm chủng đạt 98 đến 100% mũi 1, giúp TP.HCM được xếp vào vùng nguy cơ cao (tức vùng cam). Ngoài ra, số ca mắc mới của thành phố cũng đang giảm dần, cụ thể, ngày 14/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 909 trường hợp nhiễm mới tại TP.HCM so với 1.162 ca vào ngày 13/10.

Xem tin:

Tin mới nhất

Nắng nóng gay gắt, Bộ Y tế khuyến cáo cách sơ cứu

Nắng nóng gay gắt, Bộ Y tế khuyến cáo cách sơ cứu

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Theo Bộ Y tế, vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe thường gặp là say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Do đó, khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.

Tăng cường công tác PCCC mùa nắng nóng

Tăng cường công tác PCCC mùa nắng nóng

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Từ đầu năm 2024 đến hiện tại trên toàn tỉnh Đồng Nai hầu như không xuất hiện mưa trái mùa. Việc nắng nóng kéo dài, độ ẩm không khí thấp, trời khô hanh là một trong những tác nhân góp phần tăng nguy cơ cháy hiện nay. Để hạn chế nguy cơ cháy nổ, hoả hoạn trong cao điểm mùa khô, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Đồng Nai đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Học sinh chia sẻ về tác hại của ma túy và thuốc lá điện tử

Học sinh chia sẻ về tác hại của ma túy và thuốc lá điện tử

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Tại Trường THCS Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình, TP. HCM, hơn 1.000 học sinh khối 6, 9 tham gia buổi tuyên truyền về phòng chống tác hại của ma túy, thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện trong trường học. Hoạt động này do Phòng GD-ĐT quận Tân Bình phối hợp với Công an quận Tân Bình tổ chức, dành cho học sinh tại 14 trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn.

 Lan tỏa văn hóa đọc sách

Lan tỏa văn hóa đọc sách

Văn hóa 20/04/2024

(ANTV) - Để chấn hưng văn hóa đọc, ngày 21/4 hằng năm được chọn là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Trong những ngày qua, rất nhiều hoạt động hưởng ứng đã được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa văn hóa đọc sách hiện nay.

Lễ hội hoa Tulip Taean 2024 ở Hàn Quốc

Lễ hội hoa Tulip Taean 2024 ở Hàn Quốc

Thế giới 20/04/2024

(ANTV) - Từ nay cho đến ngày 07/5, tại huyện Tea-ần, tỉnh Chung-chê-ong-nam, Hàn Quốc - nơi diễn ra lễ hội hoa Tulip Tae-an 2024 đầy màu sắc - lần thứ 13. Lễ hội năm nay mang chủ đề “Chim công” sẽ giới thiệu vẻ đẹp rực rỡ của hơn 2,6 triệu cây hoa tulip.

Người nước ngoài đến Trung Quốc tăng mạnh

Người nước ngoài đến Trung Quốc tăng mạnh

Thế giới 20/04/2024

(ANTV) - Số lượng người nước ngoài đến Trung Quốc trong quý I/2024 đã tăng mạnh, đạt hơn 141 triệu lượt, tăng 117% so với cùng kỳ năm trước đó. Dữ liệu do Cục Quản lý nhập cư quốc gia Trung Quốc (NIA) công bố hôm 18/4.

Trung Quốc chuẩn bị cho lễ hội diều lớn nhất thế giới

Trung Quốc chuẩn bị cho lễ hội diều lớn nhất thế giới

Thế giới 20/04/2024

(ANTV) - Những lễ hội truyền thống cũng là một trong những yếu tố giúp thu hút khách du lịch đến với Trung Quốc. Một trong những sự kiện văn hóa thường niên đó là Lễ hội diều lớn nhất thế giới, sẽ diễn ra tại Thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trong ngày hôm nay 20.4

Xem thêm