
Nghẹt thở giải cứu phụ xe mắc kẹt trong cabin xe bồn
(ANTV) - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa giải cứu thành công một nạn nhân bị thương nặng mắc kẹt trong cabin xe bồn do tai nạn giao thông.
(ANTV) - Năm học 2021-2022 sắp kết thúc, phụ huynh trên cả nước bắt đầu quan tâm đến việc chuẩn bị cho con em mình bước vào năm học mới.
Trong 101 mối lo, thì sức khỏe học sinh là mối bận tâm lớn nhất đối với phụ huynh. Lâu nay, bộ môn giáo dục thể chất thường dành được ưu thế bởi sự đặc thù môn học bởi liên quan đến sức khỏe học sinh. Tuy nhiên, điều bất ngờ lớn nhất là mọi người ít nghĩ đến việc giấy in SGK là một trong những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe học đường.
Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn ông Ngô Đoàn Trọng Nghĩa, Phó Tổng GĐ Công ty cổ phần Đầu tư Xuất bản –thiết bị Giáo dục Việt Nam (Vepic) về vấn đề này.
Phó Tổng giám đốc Ngô Đoàn Trọng Nghĩa
PV: Tại sao Công ty Vepic đặc biệt quan tâm đến giấy in SGK cho học sinh học, thưa ông?
Ông Ngô Đoàn Trọng Nghĩa:
-Thông thường, khi chọn sách, trong đó có sách giáo khoa, sách giáo dục, chúng ta thường chú trọng đến nội dung, hình thức trình bày, giá cả và chất lượng in - vật liệu in. Vật liệu in căn bản là mực in, keo đóng sách và giấy:
Về mực, có thể chứa Benzen, đặc biệt là mực màu, có độc tính rất mạnh, gây chóng mặt buồn nôn, có thể làm tổn thương đường hô hấp. Nếu tiếp xúc với thời gian dài, có thể làm hỏng tủy xương, gây ra bạch cầu, giảm tiểu cầu và thiếu máu rối loạn tái tạo… v.v.
Sách dành cho trẻ, thường “kênh hình” (tranh ảnh), nhiều hơn “kênh chữ”, nên sử dụng rất nhiều mực.
Về keo đóng sách, là dùng những hóa chất dễ bay hơi, có tác dụng làm khô nhanh, thường mất 10 đến 20 ngày mới biến mất hoàn toàn; tuy vậy, khi đọc vẫn thoang thoảng mùi hóa chất.
Về giấy, kém chất lượng và chất kết dính có chứa một lượng lớn Formaldehyde phát ra mùi mạnh; hoặc loại giấy có chứa nhiều kim loại nặng, như chì … chưa kể đến độ trắng sáng, độ xốp của giấy, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người đọc.
Về giá, các nhà nghiên cứu về y tế học đường, đã khuyến cáo các bậc cha mẹ, không nên mua sách lậu, sách “nối bản”, sách giá rẻ. Nguyên nhân, để giảm chi phí, người ta thường sử dụng mực, keo, giấy không đạt chất lượng.
Các nhà nghiên cứu, đã phân tích và chứng minh, các loại sách vừa nêu trên, có hàm lượng chì cao hơn 100 lần so với các cuốn sách chính thống.
Vì vậy, chọn sách cho trẻ, trong đó có SGK, không phải ưu tiên về giá, mà ưu tiên cho sức khỏe và sự an toàn của trẻ.
PV: Tại sao Công ty Vepic không chọn giấy couche để in SGK?
-Giấy couche bóng, thường dùng để in tạp chí thì sẽ phù hợp hơn. Nếu dùng để in SGK, thoạt trông trắng, bóng và lên màu rất đẹp. Tuy nhiên, nếu các em dùng lâu, sẽ bị lóa mắt, ảnh hưởng không nhỏ đến thị giác, đặc biệt các bệnh liên quan về mắt, như cận thị. Nếu so sánh, bộ SGK khác cùng số trang, với các đầu sách thì bộ sách không in bằng giấy couche thì trọng lượng bộ sách in giấy couche chắc chắn sẽ nặng hơn. Các em đến trường phải khoác trên vai bộ sách có trọng lượng lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ xương, như gù, thậm chí có cả bệnh lý về khớp.
Một lý do nữa chúng tôi không chọn giấy couche in SGK nữa là, nếu giấy couche gặp nước, rất dễ rách, nhòe. Học sinh ở vùng bão lũ, nếu không có cách bảo quản tốt, SGK sẽ nhanh hỏng, gây lãng phí khi phải mua lại bộ mới.
Đó là lý do chúng tôi không chọn loại giấy couche in SGK.
PV: Công ty Vepic đã có những giải pháp thiết thực và tích cực như thế nào để bảo vệ sức khỏe học sinh qua việc lựa chọn giấy và thực hiện quá trình in ấn?
- Vì sức khỏe của độc giả, đặc biệt thế hệ trẻ và bảo vệ môi trường, nhiều nước trên thế giới đã đề ra “chiến lược in xanh”. Trong đó sách giáo khoa, sách giáo dục, được chú trọng hàng đầu.
Hơn 10 năm nay, “chiến lược in xanh” đã “phủ xanh” ở nhiều nước trên thế giới.
Tiếp cận, triển khai “chiến lược in xanh” của các nước tiên tiến, sách Cánh Diều tiến hành các giải pháp tích cực sau:
Một, yêu cầu các nhà in “tuân thủ nghiêm ngặt, hạn chế thấp nhất hàm lượng các thành phần có hại trong vật liệu in (mực, keo…) và xử lý hữu hiệu các loại hóa chất.
Hai, tập đoàn giấy nổi tiếng APRIL, với cam kết sản xuất giấy chất lượng cao nhất với sự tác động thấp nhất đến môi trường. Bột giấy không chứa Clo, được sử dụng từ 100% các loại cây trồng có khả năng tái tạo.
Ngoài ra, chú ý đến độ trắng, độ xốp (nhẹ)... của giấy không ảnh hưởng đến thị giác của học sinh, phòng cận thị, chống gù lưng...v.v.
Tất nhiên, giá cả các nguyên vật liệu đạt chuẩn “chiến lược in xanh”, cao hơn các nguyên liệu thông thường,
Nói chung, sách Cánh Diều lấy sức khỏe, an toàn của học sinh, bảo vệ môi trường sạch là trên hết. Người ta thường nói “ Sức khỏe là vàng”, thực chất sức khỏe là “vô giá”.
PV: Xin ông cho biết tính ưu việt của bộ SGK Cánh Diều?
-Từ hai năm nay, chúng tôi đã đầu tư hệ thống phần mềm khoa học và chất lượng, Điều này, đã giúp thầy cô giáo và học sinh có đầy đủ tất cả các sách điện tử và học liệu điện tử, được cung cấp miễn phí cho tất cả các môn học, hỗ trợ rất hiệu quả cho thầy trò trong quá trình dạy và học; đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 vừa qua. Là lợi ích thiết thực sử dụng sách Cánh Diều.
.Ngoài ra, nhẳm giảm bớt khó khăn cho học sinh các vùng sâu vùng xa, chúng tôi cam kết, sẽ có chương trình hỗ trợ, bằng hình thức cấp phát, giảm giá sách và các hình thức hỗ trợ khác.
Đó là nhiệm vụ và trách nhiệm đối với xã hội của sách Cánh Diều.
PV: Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa giải cứu thành công một nạn nhân bị thương nặng mắc kẹt trong cabin xe bồn do tai nạn giao thông.
(ANTV) - Một đường dây tội phạm lừa đảo công nghệ cao xuyên quốc gia vừa bị Công an Điện Biên phối hợp với các lực lượng Bộ Công an Việt Nam và Công an Lào triệt phá. Hàng chục đối tượng cùng lượng lớn tang vật đã bị thu giữ.
(ANTV) - Trong 2 ngày 13 - 14/7, Đảng bộ Công an tỉnh Hưng Yên đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dự Đại hội. Cùng dự có Thượng tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên.
(ANTV) - Sáng ngày 14/7, Thượng tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
(ANTV) - Chiều ngày 14/7, Trung tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 của Cục Quản lý xây dựng và doanh trại.
(ANTV) - Sáng ngày 14/7, tại Hà Nội, đồng chí Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Ban Tổ chức, Trưởng Tiểu ban An ninh Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 11 đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban An ninh. Tham dự Phiên họp có đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, đại diện UBND TP. Hà Nội, các thành viên Tiểu ban An ninh, đại diện lãnh đạo các Cục nghiệp vụ và Công an TP. Hà Nội.
(ANTV) - Sáng ngày 14/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Cục Hồ sơ nghiệp vụ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(ANTV) - Sáng ngày 14/7, tại Hà Nội, Cục Công tác chính trị đã tổ chức Lễ dâng hương, báo công của các cháu là con thương binh, con liệt sĩ Công an nhân dân; con đỡ đầu của Hội Phụ nữ Công an và các cháu học sinh là con cán bộ, chiến sĩ CAND đạt thành tích cao trong học tập, giành giải quốc gia, quốc tế.
(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 236 Quốc khánh Cộng hòa Pháp (14/7/1789 - 14/7/2025), ngày 14/7/2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Emmanuel Macron; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng tới Thủ tướng François Bayrou; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher và Chủ tich Quốc hội Yaël Braun-Pivet.
(ANTV) - Chiều 14/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962 – 20/7/2025). Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi gặp mặt.