Thứ Năm, 28/03/2024 16:16 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Xử lý nghiêm việc ép học sinh mua sách tham khảo

(ANTV) - Nhiều vấn đề nóng liên quan đến giáo dục như: Sách giáo khoa chương trình lớp 1 mới, lạm thu đầu năm, hay vấn đề quản lý sách tham khảo sẽ được quản lý như thế nào đã được Bộ giáo dục đề cập tại cuộc họp báo thường kỳ vừa diễn ra chiều ngày 30/9.

Bước vào năm học mới, vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhất đó chính là hương trình giáo dục phổ thông mới . Nhiều ý kiến cho rằng môn Tiếng Việt mới là quá nặng với học sinh lớp 1. Lý giải vấn đề này, đại diện Bộ giáo dục và Đào tạo khẳng định, hiện chương trình mới chỉ triển khai mới được 1 tháng nên chưa đủ căn cứ cũng như  chưa đúng thời điểm để đưa ra những nhận định đó

 GS Nguyễn Minh Thuyết.Ngày 2/10, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, trả lời VnExpress sau bức xúc của phụ huynh về chương trình lớp 1.- Sau gần một tháng học sinh lớp 1 học chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều phụ huynh than phiền chương trình quá "nặng", gây căng thẳng cho học sinh. Là tổng chủ biên chương trình, ông giải thích thế nào?- Tôi ngờ rằng nhiều phụ huynh và cả thầy cô đang lẫn lộn giữa chương trình với sách giáo khoa. Mục tiêu chính của chương trình Tiếng Việt lớp 1 từ xưa đến nay vẫn là dạy học sinh biết đọc, biết viết. Muốn thế thì theo chương trình nào cũng phải học đủ 29 chữ cái và khoảng 140 vần. Chương trình mới không thể thêm chữ nào, vần nào vào tiếng Việt nên không thể nói rằng nặng hơn chương trình cũ.Một số người đặt vấn đề chương trình cũ chỉ có 10 tiết Tiếng Việt một tuần trong khi chương trình mới có 12 tiết, nặng hơn 2 tiết. Tôi khẳng định việc tăng số tiết không làm nặng hơn mà làm nhẹ việc học đi. Tăng tiết là để giảm tải, bởi đằng nào cũng phải học 29 chữ cái và khoảng 140 vần mà mỗi tuần chỉ học 10 tiết thì hết sức căng thẳng.Với chương trình cũ, nói là 10 tiết Tiếng Việt một tuần, nhưng không ai có thể dạy xong trong 10 tiết cả. Tôi đã đi hầu hết tỉnh thành để tập huấn giáo viên, mỗi lớp tập huấn 500-800 người. Tôi hỏi thầy cô nào dạy sách Tiếng Việt 1 cũ đúng 10 tiết một tuần thì giơ tay. Không cánh tay nào giơ lên. Lúc đó tôi mới nói là "đúng" vì nếu ai dạy được quyển sách ấy chỉ trong phạm vi 10 tiết một tuần thì chắc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải mời các thầy cô đi phổ biến kinh nghiệm toàn quốc. Thực tế, giáo viên dạy luôn phải lấy thêm giờ Sinh hoạt lớp hay Đạo đức, thậm chí Tự nhiên và Xã hội để dạy học sinh tập viết thêm.Theo chương trình và sách giáo khoa cũ, trong một giờ dạy, thầy cô phải làm tới 6 việc: dạy chữ (hoặc vần), hướng dẫn học sinh tập đọc, luyện nghe, luyện nói, tập viết chữ vào bảng con và vào vở. Nhờ chương trình mới tăng thêm 2 tiết, các hoạt động trong một tiết giảm đi.Chẳng hạn với sách Tiếng Việt Cánh Diều do tôi làm chủ biên, mỗi tuần học sinh có một tiết luyện nói dưới hình thức kể chuyện và hai tiết luyện viết vào vở. Trong hai tiết (70 phút) dạy chữ (vần), học sinh chỉ còn thực hiện bốn hoạt động là học chữ (vần), tìm chữ (vần) mới học trong bài, tập đọc và tập viết vào bảng con. Sự thay đổi này tạo điều kiện để cô dạy, trò học thong thả hơn.Cũng theo chương trình mới, giáo viên được quyền quyết định thời lượng dạy học. Ví dụ, trong sách Cánh Diều, mỗi bài học chữ (vần) được dạy trong 2 tiết. Nếu học sinh chưa nắm chắc bài, giáo viên có thể dạy 3 tiết. Sách có "phần mềm" để co giãn là 64 tiết ôn tập. Nơi nào học sinh học nhanh thì hoàn thành cả "phần cứng" là các bài học chính và "phần mềm" là các bài ôn tập này. Nơi nào học sinh học chậm thì chỉ cần hoàn thành các bài học chính. Giáo viên hoàn toàn không cần phải vội "chạy" cho hết bài.- Mới học một tháng mà đã học gần hết bảng chữ cái là do phân bổ chương trình trong sách giáo khoa, chứ không phải chương trình môn Tiếng Việt quy định như vậy. Chương trình môn học chỉ quy định yêu cầu cần đạt về các kỹ năng đọc - viết - nói và nghe. Chẳng hạn, một trong những yêu cầu về kỹ thuật đọc khi kết thúc lớp 1 là phải đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn, tối đa 130 tiếng (ta vẫn quen gọi là chữ). Tốc độ đọc khoảng 40-60 tiếng trong một phút.- Ông nói chương trình mới không nặng hơn, nhưng tại sao mới học được một tháng, học sinh lớp 1 của nhiều trường đã học gần hết bảng chữ cái, trong một buổi học mà phải học cả dấu lớn, nhỏ?Ở môn Toán hay các môn học khác, chương trình chỉ xác định nội dung cần dạy và các yêu cầu đầu ra, chứ không quy định từng tuần phải học cái gì. Việc sắp xếp nội dung để đạt được yêu cầu đầu ra của chương trình là tùy vào từng sách giáo khoa. Như ở 5 cuốn Tiếng Việt 1 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, bộ sách Cánh Diều dạy đến hết tuần 26 mới xong hết các chữ và vần, nhưng cũng có sách dạy đến tuần 18, tức là hết học kỳ I, đã xong rồi.Việc dạy hết chữ và vần trong học kỳ I xuất phát từ thiện chí cho học sinh biết đọc, biết viết sớm để còn học các môn khác. Phân bổ chương trình như vậy có thể nặng, nhưng tôi tin là tác giả sách có giải pháp để thực hiện. Riêng tôi thì cho rằng cả năm học mới phải dạy hết bằng đó chữ thì đi đâu mà vội?Ngoài ra, việc học nhẹ hay nặng một phần do cách dạy của giáo viên. Vừa rồi, tôi giúp giáo viên một số nơi xây dựng giáo án chuyên đề. Tôi giật mình khi thấy giáo viên tự ý nâng cao chương trình. Ví dụ, sách giáo viên hướng dẫn thầy cô đánh số thứ tự từng câu trong bài đọc, rồi cho học sinh đọc từng câu, nhưng thầy cô lại yêu cầu học sinh trao đổi với nhau để xác định xem bài tập đọc có mấy câu. Làm sao học sinh lớp 1 có thể trả lời được câu hỏi này? Dạy như vậy vừa quá sức học sinh vừa làm mất thời gian cần cho những việc quan trọng hơn.Hay như yêu cầu về hiểu, cho đến hết phần Học vần, học sinh lớp 1 chỉ cần làm một câu trắc nghiệm để xem có hiểu bài không thôi vì chưa biết chữ nhiều, nhưng có giáo viên thêm câu hỏi tự luận thì học sinh hay cả phụ huynh thấy khó là phải.Trong một lớp có em đọc trơn được, có em còn phải đánh vần, có em gặp khó khăn cả đọc lẫn viết là chuyên bình thường. Năng lực trời cho mỗi người một khác. Có em đọc viết chậm, nhưng có khi lại thông minh ở môn khác, hoạt động khác, nên đừng coi việc đọc viết chậm là bi kịch mà cần kiên nhẫn hướng dẫn, có giải pháp riêng cho những học sinh đó.Sách giáo khoa trong bộ Cánh Diều- Các sách giáo khoa phân bổ chương trình khác nhau, có sách thiết kế theo kiểu quá dồn ép kiến thức nhưng vẫn vượt qua thẩm định. Ông nghĩ sao về việc này?- Hội đồng thẩm định sách giáo khoa gồm các nhà khoa học, nhà giáo rất am hiểu lĩnh vực chuyên môn. Trong hội đồng phải có tối thiểu 30% thành viên là giáo viên trực tiếp dạy môn học có sách được thẩm định. Do đó, sách được thông qua đã phù hợp với yêu cầu của chương trình và thực tiễn dạy học.Tuy nhiên, mỗi sách có quan điểm biên soạn, đặc điểm riêng, phù hợp với những đối tượng riêng. Các cơ sở giáo dục cần lựa chọn sách phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện dạy và học của địa phương mình.Tôi tin là thầy cô có kinh nghiệm chỉ cần đọc qua quyển sách là biết có phù hợp với học sinh của địa phương mình không, có dạy được không. Nếu trong việc chọn sách giáo khoa, các cơ quan quản lý thật sự lắng nghe, tôn trọng ý kiến thầy cô thì chắc chắn sách sẽ đi vào thực tế "ngon lành".- Tại sao việc tập viết ở chương trình Tiếng Việt mới không được chú trọng?- Chương trình lớp 1 mới không phải không coi trọng mà không đặt quá cao yêu cầu tập viết. Theo quy định, thời gian học đọc là 60%, viết chỉ 25%, còn lại là dành cho việc rèn các kỹ năng nghe, nói và kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, nhiều trường chú trọng quá mức việc dạy trẻ tập viết. Trường nào cũng lấy "vở sạch chữ đẹp" làm tiêu chí thi đua, khiến giáo viên bị áp lực.Nhìn sang nước ngoài, phần lớn các nước Âu, Mỹ không dạy tập viết hoặc không bố trí nhiều giờ tập viết vì họ quan niệm việc đọc quan trọng hơn, viết sau này chủ yếu sử dụng máy tính. Mình thì không thể làm như vậy, vì từ xa xưa đã quan niệm "nét chữ, nết người". Quan niệm vậy là đúng bởi tập viết dạy cho trẻ tính cẩn thận, kiên nhẫn, óc quan sát, thẩm mỹ. Nhưng quá chú trọng vào viết chữ, bắt học sinh luyện viết thật nhiều thì sẽ làm cả thầy lẫn trò vất vả.Chuyện học, chuyện viết là chuyện cả đời. Tôi trước đây chữ rất xấu nhưng rồi cố gắng tự luyện và giờ viết rất đẹp. Tôi nghĩ học sinh lớp 1 biết đọc biết viết là đã đạt mục tiêu. Việc viết đẹp hay xấu do quá trình tự rèn luyện sau này. Nhà trường, giáo viên, phụ huynh không nên tạo quá nhiều áp lực khiến con căng thẳng hơn.- Nhiều phụ huynh phản ánh sách giáo khoa hiện quá nhiều chữ, nếu không đồng hành cùng thì con sẽ không tiếp thu được. Tuy nhiên, bố mẹ và con là hai thế hệ cách xa nhau và rất khó dạy con học. Ông nhìn nhận thế nào về vấn đề này?- Việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục cũng là nguyên lý cơ bản. Để phụ huynh đồng hành được cùng con, nhà trường phải hướng dẫn cụ thể. Phụ huynh không cần làm thay thầy cô mà nên quan tâm dạy con ngoan ngoãn, sống có nề nếp, có ý thức tự học và cũng nên kiểm tra xem con đã hiểu bài chưa. Người nào có điều kiện hướng dẫn con học thì càng tốt.Các ông bố bà mẹ có con học lớp 1 thường quan tâm sát sao việc học của con. Nhưng các vị cũng hiểu trẻ con mới học quên chữ là bình thường. Nếu thấy con chậm biết đọc biết viết quá thì cũng cần trao đổi với thầy cô, tìm biện pháp nhẹ nhàng giúp đỡ, chứ không nên "ốp" con học đến đêm khuya, rồi la mắng, khiến con sợ hãi.- Chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với lớp học quy mô không quá 35 học sinh nhưng ở nhiều nơi, mỗi lớp thậm chí có tới hơn 50 cháu. Theo ông, giải pháp trong trường hợp này như thế nào?- Sĩ số quá đông là một trong những nguyên nhân hạn chế chất lượng giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi học sinh phải thực hành nhiều. Để giáo viên quan tâm hướng dẫn được từng học sinh thì quy mô lớp học phải nhỏ. Điều này thể hiện rõ khi so sánh trường tư thục chỉ 20-30 học sinh một lớp với những trường công lập ở đô thị có đến 45-50 học sinh một lớp.Chính quyền địa phương cần đảm bảo sĩ số như quy định. Tiền có, đất có, tại sao không xây thêm trường, thêm lớp cho học sinh? Trách nhiệm của chính quyền là phải đồng hành với ngành giáo dục chứ không thể cứ buông cho ngành giáo dục loay hoay rồi lại kêu ca về chất lượng.- Tại buổi họp báo quý III hôm 30/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết chương trình có thể được điều chỉnh trong quá trình triển khai. Việc điều chỉnh này sẽ được thực hiện ra sao?- Chương trình mới có một mục quy định về việc phát triển chương trình. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ căn cứ vào tình hình triển khai thực tế, các kết quả nghiên cứu, ý kiến đóng góp của chuyên gia và các tầng lớp nhân dân để điều chỉnh chi tiết của chương trình. Công việc này sẽ được tiến hành thường xuyên, tránh tình trạng để 20 năm chương trình không sửa một chữ nào, xong đùng một cái là xin phép Chính phủ, Quốc hội cho đổi hoàn toàn.Chương trình các nước cũng vẫn điều chỉnh thường xuyên. Nhưng không phải cứ có một số ý kiến là điều chỉnh ngay, mà phải có nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng.
 GS Nguyễn Minh Thuyết.Ngày 2/10, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, trả lời VnExpress sau bức xúc của phụ huynh về chương trình lớp 1.- Sau gần một tháng học sinh lớp 1 học chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều phụ huynh than phiền chương trình quá "nặng", gây căng thẳng cho học sinh. Là tổng chủ biên chương trình, ông giải thích thế nào?- Tôi ngờ rằng nhiều phụ huynh và cả thầy cô đang lẫn lộn giữa chương trình với sách giáo khoa. Mục tiêu chính của chương trình Tiếng Việt lớp 1 từ xưa đến nay vẫn là dạy học sinh biết đọc, biết viết. Muốn thế thì theo chương trình nào cũng phải học đủ 29 chữ cái và khoảng 140 vần. Chương trình mới không thể thêm chữ nào, vần nào vào tiếng Việt nên không thể nói rằng nặng hơn chương trình cũ.Một số người đặt vấn đề chương trình cũ chỉ có 10 tiết Tiếng Việt một tuần trong khi chương trình mới có 12 tiết, nặng hơn 2 tiết. Tôi khẳng định việc tăng số tiết không làm nặng hơn mà làm nhẹ việc học đi. Tăng tiết là để giảm tải, bởi đằng nào cũng phải học 29 chữ cái và khoảng 140 vần mà mỗi tuần chỉ học 10 tiết thì hết sức căng thẳng.Với chương trình cũ, nói là 10 tiết Tiếng Việt một tuần, nhưng không ai có thể dạy xong trong 10 tiết cả. Tôi đã đi hầu hết tỉnh thành để tập huấn giáo viên, mỗi lớp tập huấn 500-800 người. Tôi hỏi thầy cô nào dạy sách Tiếng Việt 1 cũ đúng 10 tiết một tuần thì giơ tay. Không cánh tay nào giơ lên. Lúc đó tôi mới nói là "đúng" vì nếu ai dạy được quyển sách ấy chỉ trong phạm vi 10 tiết một tuần thì chắc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải mời các thầy cô đi phổ biến kinh nghiệm toàn quốc. Thực tế, giáo viên dạy luôn phải lấy thêm giờ Sinh hoạt lớp hay Đạo đức, thậm chí Tự nhiên và Xã hội để dạy học sinh tập viết thêm.Theo chương trình và sách giáo khoa cũ, trong một giờ dạy, thầy cô phải làm tới 6 việc: dạy chữ (hoặc vần), hướng dẫn học sinh tập đọc, luyện nghe, luyện nói, tập viết chữ vào bảng con và vào vở. Nhờ chương trình mới tăng thêm 2 tiết, các hoạt động trong một tiết giảm đi.Chẳng hạn với sách Tiếng Việt Cánh Diều do tôi làm chủ biên, mỗi tuần học sinh có một tiết luyện nói dưới hình thức kể chuyện và hai tiết luyện viết vào vở. Trong hai tiết (70 phút) dạy chữ (vần), học sinh chỉ còn thực hiện bốn hoạt động là học chữ (vần), tìm chữ (vần) mới học trong bài, tập đọc và tập viết vào bảng con. Sự thay đổi này tạo điều kiện để cô dạy, trò học thong thả hơn.Cũng theo chương trình mới, giáo viên được quyền quyết định thời lượng dạy học. Ví dụ, trong sách Cánh Diều, mỗi bài học chữ (vần) được dạy trong 2 tiết. Nếu học sinh chưa nắm chắc bài, giáo viên có thể dạy 3 tiết. Sách có "phần mềm" để co giãn là 64 tiết ôn tập. Nơi nào học sinh học nhanh thì hoàn thành cả "phần cứng" là các bài học chính và "phần mềm" là các bài ôn tập này. Nơi nào học sinh học chậm thì chỉ cần hoàn thành các bài học chính. Giáo viên hoàn toàn không cần phải vội "chạy" cho hết bài.- Mới học một tháng mà đã học gần hết bảng chữ cái là do phân bổ chương trình trong sách giáo khoa, chứ không phải chương trình môn Tiếng Việt quy định như vậy. Chương trình môn học chỉ quy định yêu cầu cần đạt về các kỹ năng đọc - viết - nói và nghe. Chẳng hạn, một trong những yêu cầu về kỹ thuật đọc khi kết thúc lớp 1 là phải đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn, tối đa 130 tiếng (ta vẫn quen gọi là chữ). Tốc độ đọc khoảng 40-60 tiếng trong một phút.- Ông nói chương trình mới không nặng hơn, nhưng tại sao mới học được một tháng, học sinh lớp 1 của nhiều trường đã học gần hết bảng chữ cái, trong một buổi học mà phải học cả dấu lớn, nhỏ?Ở môn Toán hay các môn học khác, chương trình chỉ xác định nội dung cần dạy và các yêu cầu đầu ra, chứ không quy định từng tuần phải học cái gì. Việc sắp xếp nội dung để đạt được yêu cầu đầu ra của chương trình là tùy vào từng sách giáo khoa. Như ở 5 cuốn Tiếng Việt 1 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, bộ sách Cánh Diều dạy đến hết tuần 26 mới xong hết các chữ và vần, nhưng cũng có sách dạy đến tuần 18, tức là hết học kỳ I, đã xong rồi.Việc dạy hết chữ và vần trong học kỳ I xuất phát từ thiện chí cho học sinh biết đọc, biết viết sớm để còn học các môn khác. Phân bổ chương trình như vậy có thể nặng, nhưng tôi tin là tác giả sách có giải pháp để thực hiện. Riêng tôi thì cho rằng cả năm học mới phải dạy hết bằng đó chữ thì đi đâu mà vội?Ngoài ra, việc học nhẹ hay nặng một phần do cách dạy của giáo viên. Vừa rồi, tôi giúp giáo viên một số nơi xây dựng giáo án chuyên đề. Tôi giật mình khi thấy giáo viên tự ý nâng cao chương trình. Ví dụ, sách giáo viên hướng dẫn thầy cô đánh số thứ tự từng câu trong bài đọc, rồi cho học sinh đọc từng câu, nhưng thầy cô lại yêu cầu học sinh trao đổi với nhau để xác định xem bài tập đọc có mấy câu. Làm sao học sinh lớp 1 có thể trả lời được câu hỏi này? Dạy như vậy vừa quá sức học sinh vừa làm mất thời gian cần cho những việc quan trọng hơn.Hay như yêu cầu về hiểu, cho đến hết phần Học vần, học sinh lớp 1 chỉ cần làm một câu trắc nghiệm để xem có hiểu bài không thôi vì chưa biết chữ nhiều, nhưng có giáo viên thêm câu hỏi tự luận thì học sinh hay cả phụ huynh thấy khó là phải.Trong một lớp có em đọc trơn được, có em còn phải đánh vần, có em gặp khó khăn cả đọc lẫn viết là chuyên bình thường. Năng lực trời cho mỗi người một khác. Có em đọc viết chậm, nhưng có khi lại thông minh ở môn khác, hoạt động khác, nên đừng coi việc đọc viết chậm là bi kịch mà cần kiên nhẫn hướng dẫn, có giải pháp riêng cho những học sinh đó.Sách giáo khoa trong bộ Cánh Diều- Các sách giáo khoa phân bổ chương trình khác nhau, có sách thiết kế theo kiểu quá dồn ép kiến thức nhưng vẫn vượt qua thẩm định. Ông nghĩ sao về việc này?- Hội đồng thẩm định sách giáo khoa gồm các nhà khoa học, nhà giáo rất am hiểu lĩnh vực chuyên môn. Trong hội đồng phải có tối thiểu 30% thành viên là giáo viên trực tiếp dạy môn học có sách được thẩm định. Do đó, sách được thông qua đã phù hợp với yêu cầu của chương trình và thực tiễn dạy học.Tuy nhiên, mỗi sách có quan điểm biên soạn, đặc điểm riêng, phù hợp với những đối tượng riêng. Các cơ sở giáo dục cần lựa chọn sách phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện dạy và học của địa phương mình.Tôi tin là thầy cô có kinh nghiệm chỉ cần đọc qua quyển sách là biết có phù hợp với học sinh của địa phương mình không, có dạy được không. Nếu trong việc chọn sách giáo khoa, các cơ quan quản lý thật sự lắng nghe, tôn trọng ý kiến thầy cô thì chắc chắn sách sẽ đi vào thực tế "ngon lành".- Tại sao việc tập viết ở chương trình Tiếng Việt mới không được chú trọng?- Chương trình lớp 1 mới không phải không coi trọng mà không đặt quá cao yêu cầu tập viết. Theo quy định, thời gian học đọc là 60%, viết chỉ 25%, còn lại là dành cho việc rèn các kỹ năng nghe, nói và kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, nhiều trường chú trọng quá mức việc dạy trẻ tập viết. Trường nào cũng lấy "vở sạch chữ đẹp" làm tiêu chí thi đua, khiến giáo viên bị áp lực.Nhìn sang nước ngoài, phần lớn các nước Âu, Mỹ không dạy tập viết hoặc không bố trí nhiều giờ tập viết vì họ quan niệm việc đọc quan trọng hơn, viết sau này chủ yếu sử dụng máy tính. Mình thì không thể làm như vậy, vì từ xa xưa đã quan niệm "nét chữ, nết người". Quan niệm vậy là đúng bởi tập viết dạy cho trẻ tính cẩn thận, kiên nhẫn, óc quan sát, thẩm mỹ. Nhưng quá chú trọng vào viết chữ, bắt học sinh luyện viết thật nhiều thì sẽ làm cả thầy lẫn trò vất vả.Chuyện học, chuyện viết là chuyện cả đời. Tôi trước đây chữ rất xấu nhưng rồi cố gắng tự luyện và giờ viết rất đẹp. Tôi nghĩ học sinh lớp 1 biết đọc biết viết là đã đạt mục tiêu. Việc viết đẹp hay xấu do quá trình tự rèn luyện sau này. Nhà trường, giáo viên, phụ huynh không nên tạo quá nhiều áp lực khiến con căng thẳng hơn.- Nhiều phụ huynh phản ánh sách giáo khoa hiện quá nhiều chữ, nếu không đồng hành cùng thì con sẽ không tiếp thu được. Tuy nhiên, bố mẹ và con là hai thế hệ cách xa nhau và rất khó dạy con học. Ông nhìn nhận thế nào về vấn đề này?- Việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục cũng là nguyên lý cơ bản. Để phụ huynh đồng hành được cùng con, nhà trường phải hướng dẫn cụ thể. Phụ huynh không cần làm thay thầy cô mà nên quan tâm dạy con ngoan ngoãn, sống có nề nếp, có ý thức tự học và cũng nên kiểm tra xem con đã hiểu bài chưa. Người nào có điều kiện hướng dẫn con học thì càng tốt.Các ông bố bà mẹ có con học lớp 1 thường quan tâm sát sao việc học của con. Nhưng các vị cũng hiểu trẻ con mới học quên chữ là bình thường. Nếu thấy con chậm biết đọc biết viết quá thì cũng cần trao đổi với thầy cô, tìm biện pháp nhẹ nhàng giúp đỡ, chứ không nên "ốp" con học đến đêm khuya, rồi la mắng, khiến con sợ hãi.- Chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với lớp học quy mô không quá 35 học sinh nhưng ở nhiều nơi, mỗi lớp thậm chí có tới hơn 50 cháu. Theo ông, giải pháp trong trường hợp này như thế nào?- Sĩ số quá đông là một trong những nguyên nhân hạn chế chất lượng giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi học sinh phải thực hành nhiều. Để giáo viên quan tâm hướng dẫn được từng học sinh thì quy mô lớp học phải nhỏ. Điều này thể hiện rõ khi so sánh trường tư thục chỉ 20-30 học sinh một lớp với những trường công lập ở đô thị có đến 45-50 học sinh một lớp.Chính quyền địa phương cần đảm bảo sĩ số như quy định. Tiền có, đất có, tại sao không xây thêm trường, thêm lớp cho học sinh? Trách nhiệm của chính quyền là phải đồng hành với ngành giáo dục chứ không thể cứ buông cho ngành giáo dục loay hoay rồi lại kêu ca về chất lượng.- Tại buổi họp báo quý III hôm 30/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết chương trình có thể được điều chỉnh trong quá trình triển khai. Việc điều chỉnh này sẽ được thực hiện ra sao?- Chương trình mới có một mục quy định về việc phát triển chương trình. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ căn cứ vào tình hình triển khai thực tế, các kết quả nghiên cứu, ý kiến đóng góp của chuyên gia và các tầng lớp nhân dân để điều chỉnh chi tiết của chương trình. Công việc này sẽ được tiến hành thường xuyên, tránh tình trạng để 20 năm chương trình không sửa một chữ nào, xong đùng một cái là xin phép Chính phủ, Quốc hội cho đổi hoàn toàn.Chương trình các nước cũng vẫn điều chỉnh thường xuyên. Nhưng không phải cứ có một số ý kiến là điều chỉnh ngay, mà phải có nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng.

Tin mới nhất

"Chặt chém" du khách gây tiếng xấu cho du lịch

"Chặt chém" du khách gây tiếng xấu cho du lịch

Kinh tế 28/03/2024

(ANTV) - Một túi táo nhỏ có giá 200.000 đồng hay 4 chiếc bánh rán được bán với giá 50.000 đồng… những sự việc xảy ra vừa qua, một lần nữa, lại làm dấy lên trong dư luận sự bất bình với thực trạng “chặt chém” du khách người nước ngoài. Không chỉ xảy đến với du khách nước ngoài, mà ngay cả du khách người Việt đôi khi cũng rơi vào tình huống “dở khóc, dở cười” khi sự dụng dịch vụ hoặc mua hàng với mức giá trên trời.

Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người mất tích

Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người mất tích

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - 95 người được cho vẫn đang mất tích trong vụ khủng bố kinh hoàng tại nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô thủ đô Moskva, Nga. Thông tin này dựa trên yêu cầu tìm người của thân nhân, bạn bè đã mất liên lạc với người thân của họ vào thời điểm xảy ra vụ tấn công hôm 22/3.

Israel tấn công nhiều địa điểm ở Rafah

Israel tấn công nhiều địa điểm ở Rafah

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Israel ngày 27/3 đã ném bom một số mục tiêu ở thành phố Rafah, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế và làm dấy lên nỗi lo ngại của hơn một triệu người Palestine đang trú ngụ tại nơi ẩn náu cuối cùng ở rìa phía Nam Dải Gaza này.

Hungary: Hàng nghìn người biểu tình đòi Thủ tướng từ chức

Hungary: Hàng nghìn người biểu tình đòi Thủ tướng từ chức

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Hàng nghìn người dân Hungary đã biểu tình trước tòa nhà quốc hội ở thủ đô Budapest nhằm yêu cầu Thủ tướng Vitor Orban từ chức. Cuộc biểu tình diễn ra sau khi Peter Magyar, luật sư thân cận với chính phủ và đang dự định thành lập đảng mới, trước đó công bố đoạn ghi âm cuộc trò chuyện với Judit Varga, vợ cũ kiêm cựu Bộ trưởng Tư pháp Hungary. Trong băng ghi âm, bà Varga tiết lộ các trợ lý của ông Orban đã nỗ lực xóa bỏ một số tài liệu của vụ án hối lộ nghiêm trọng.

Các bệnh viện ở Hàn Quốc chịu thiệt hại kinh tế lớn

Các bệnh viện ở Hàn Quốc chịu thiệt hại kinh tế lớn

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Theo nguồn tin y tế ngày 27/3, 5 bệnh viện lớn được mệnh danh là “Big 5”, đang phải gánh chịu mức thiệt hại tài chính lên tới hơn 1 tỷ won mỗi ngày do tình trạng các bác sĩ tập sự nghỉ việc hàng loạt. Do thiếu nhân lực, các bệnh viện đã tiến hành gộp các bước của quy trình chữa bệnh, sáp nhập các khoa và giảm số phòng cấp cứu.

Pháp siết chặt quản lý các sản phẩm “Thời trang nhanh”

Pháp siết chặt quản lý các sản phẩm “Thời trang nhanh”

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - “Thời trang nhanh” là cụm từ được sử dụng để chỉ xu hướng thời trang được thiết kế, sản xuất và ra mắt người tiêu dùng một cách nhanh chóng với khối lượng quần áo lớn, cùng nhiều mẫu mã đa dạng, bắt kịp xu hướng và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến việc sản xuất quá nhiều so với nhu cầu, gây ra sự lãng phí và để lại hậu quả là những núi rác thải may mặc khổng lồ.

Phân luồng phố Kim Ngưu còn bất cập

Phân luồng phố Kim Ngưu còn bất cập

Xã hội 28/03/2024

(ANTV) - Từ ngày 16/3, Sở GTVT Hà Nội đã thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên phố Kim Ngưu và các cầu qua sông Kim Ngưu. Thời gian thí điểm là 3 tháng, đến hết ngày 16/6/2024. Đến nay là hơn 10 ngày thí điểm, giao thông tuy đã được cải thiện, song, bất cập thì vẫn hiện hữu.

Nông trại cộng đồng giữa sa mạc

Nông trại cộng đồng giữa sa mạc

Thế giới 28/03/2024

(ANTV) - Bang Arizona ở phía Tây Nam nước Mỹ có địa hình phần lớn là sa mạc hoặc thảo nguyên khô cằn. Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy, một cộng đồng tại đây đã cùng nhau thành lập một nông trại hữu cơ nhằm cung cấp thực phẩm sạch cũng như không gian xanh cho người dân địa phương.

Xem thêm