(ANTV) - Cuối tháng 7 vừa qua, Liên minh châu Âu EU đã công bố Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2022. Và trong báo cáo này, có nhiều nội dung thiếu khách quan về tình hình đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam.
Với gần 200 trang, báo cáo của EU đánh giá tình hình nhân quyền, dân chủ trên toàn thế giới. Bên cạnh những đánh giá tích cực trong việc đảm bảo nhân quyền cho người lao động, hỗ trợ phụ nữ tại Việt Nam, báo cáo này cũng đánh giá rằng, những hạn chế đối với các quyền chính trị và dân sự ở Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2022, đặc biệt là đối với quyền tự do biểu đạt, điều này có thể gây ra những nhận thức lệch lạc về tình hình đất nước, con người Việt Nam, và là cái cớ để các thế lực xấu vin vào chống phá.
Về quyền biểu đạt, báo cáo này đưa ra những nhận định về lo ngại các trường hợp những nhà báo được gọi là độc lập và quyền tự do biểu đạt tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Từ đó cho rằng, tự do truyền thông vẫn còn bị hạn chế; quyền truy cập vào các trang web độc lập về chính trị bị chặn.
Đây là những đánh giá thiếu khách quan và không hề phản ánh đúng thực tế về đảm bảo quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam hiện nay.
Thượng tá, PGS. TS Hồ Anh Tuấn- Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng nâng cao, Học viện An ninh nhân dân cho biết: Thực tế hiện nay trong quan điểm và cách tiếp cận của Việt Nam về những quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí còn có những điểm khác so với quan điểm và cách tiếp cận của Mỹ và một số nước phương tây.
Theo ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội: Châu Âu, Mỹ hay có cách đánh giá qua các tiêu chí của mình, tiêu chí đó áp dụng cho bản thân của họ, như vậy việc chúng ta không đáp ứng, chưa đáp ứng hoặc đáp ứng 1 phần cũng là điều dễ hiểu, vì thực tế mà nói thì về văn hóa, hệ thống chính trị, chúng ta có sự khác nhau. Nhưng tôi xin khẳng định, chúng ta khi hội nhập quốc tế, đang cố gắng rất là nhiều để có thể áp dụng tiêu chí mà các đối tác chúng ta mong muốn.
Tuy nhiên, ngay lập tức, Đài á châu tự do RFA, cùng nhiều tổ chức, đối tượng luôn chống phá Việt Nam đã vin vào báo cáo này để đưa ra những bài viết xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung và quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí nói riêng.
Hiến pháp 2013 đã khẳng định quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin… Và thực tế cho thấy, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực này.
Những năm qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về quyền con người nói riêng, trong đó có nhiều Bộ luật, Luật liên quan đến quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Ông Nguyễn Mạnh Tiến khẳng định: Nhà nước chúng ta là Nhà nước do dân, vì dân, nên những tiêu chí liên quan đời sống, quyền của người dân luôn được đặt lên hàng đầu, đấy là lí do tại sao Quốc hội chúng ta trong thời gian qua liên tục thông qua các luật liên quan đến vấn đề này, luật báo chí, luật an ninh mạng. Và cách làm của chúng ta càng ngày càng công khai, minh bạch, chúng ta tham khảo ý kiến của các đối tượng chịu tác động, hay tham khảo ý kiến cả các cơ quan đại diện của các nước tại Việt Nam.
Trên không gian mạng, người dân có thể truy cập vào bất kỳ trang web nào để tiếp cận thông tin, không chỉ có thế, nhiều trang thông tin tuyên truyền, diễn đàn, các nhóm hội trên mạng xã hội đã được chính quyền cơ sở, địa phương cùng người dân lập ra. Tại đây, người dân có thể trực tiếp kết nối, trao đổi, kiến nghị và phản ánh các thông tin về các vấn đề mình quan tâm.
Đây là một giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò làm chủ của nhân dân, cũng là một minh chứng rõ ràng nhất cho việc đảm bảo quyền của con người trên không gian mạng.
Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Các hoạt động để bảo vệ quyền con người trên không gian mạng đã được chúng ta triển khai quyết liệt. Đặc biệt chúng ta có cách ứng xử phù hợp với các nền tảng xuyên biên giới để gỡ bỏ các thông tin xuyên tạc, không đúng sự thật, ảnh hưởng tiêu cực đến người dân. Để bảo đảm người dân có thể tiếp cận nhiều thông tin hữu ích phục vụ cho đời sống và học tập.
Không chỉ liên minh Châu Âu EU, mà hàng năm, một số quốc gia, một số tổ chức đều đưa ra các báo cáo nhân quyền, trong đó có đề cập đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, cùng với đó là những đánh giá, nhận định thiếu khách quan về thực tế đảm bảo quyền tự do dân chủ, quyền con người tại Việt Nam.
Và việc lần thứ 2 Việt Nam trúng cử, trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt quyền của người dân.
(ANTV) - Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ 3 do UBND TP Đà Nẵng và Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam phối hợp tổ chức đã trở thành sự kiện quốc tế thường niên và quan trọng của TP Đà Nẵng. Đây không chỉ là nơi vinh danh các tác phẩm điện ảnh xuất sắc, khích lệ những tài năng mới của điện ảnh Việt Nam mà còn là dịp để quảng bá, thúc đẩy du lịch cùng phát triển.
(ANTV) - Giá chung cư tại Hà Nội đang có xu hướng điều chỉnh giảm sau thời gian tăng nóng, đặc biệt là ở phân khúc chung cư cũ và các dự án có chất lượng xây dựng không cao.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, cả nước chính thức còn 34 tỉnh/thành phố, thay vì 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh như trước đây. Thay đổi này kéo theo điều chỉnh về mã vùng điện thoại cố định, nhằm đồng bộ với tên gọi và địa giới hành chính mới.
(ANTV) - Thanh tra Bộ Công an vừa có Thông báo gửi Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thay đổi số điện thoại đường dây nóng của Bộ Công an. Số điện thoại đường dây nóng mới của Bộ Công an là 090.111.6789. Số này thay thế cho số điện thoại cũ 069.232.6555.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Bắc Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 14 đối tượng về tội cướp tài sản và gây rối trật tự công cộng xảy ra ngày 27/6/2025 tại khu vực ngã 6, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (cũ).
(ANTV) - Với tinh thần chủ động, quyết liệt, lực lượng Công an các đơn vị, địa phương đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Tập trung đẩy mạnh công tác phòng ngừa, kiềm chế, kéo giảm tội phạm, từ đó nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc biệt trong bối cảnh thực hiện chính quyền hai cấp, nhiều vấn để trong công tác đảm bảo ANTT cũng đã được nhận diện và chủ động triển khai từ sớm, từ xa. Ghi nhận tại tỉnh Sơn La
(ANTV) - Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho một bệnh nhân nam 30 tuổi, trú tại Hải Phòng, trong tình trạng nguy kịch nghi do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.
(ANTV) - Hiện nay, vùng áp thấp trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và có khả năng mạnh lên thành bão.
(ANTV) - Bộ Công an thông tin về vụ sữa giả và dầu ăn chăn nuôi cho người; Quảng Ngãi: Khởi tố 20 đối tượng vô cớ chém người; Lạng Sơn: Tạm giữ 3 đối tượng, thu lượng lớn ma túy; Khống chế thanh niên mua lượng lớn ma túy về tàng trữ, sử dụng; Đà Nẵng: Bắt nhanh đối tượng đập kính xe ô tô trộm tài sản... Là những tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Hơn 54 tấn vải bán hết chỉ trong 6 giờ livestream. Chắc hẳn quý vị đã nghe thấy thông tin này những ngày gần đây. Nhưng điều khiến cư dân mạng xôn xao không chỉ là con số, mà là hình ảnh một Phó Chủ tịch tỉnh đứng giữa vườn vải, trực tiếp giúp dân bán hàng.