Thứ Sáu, 04/10/2024 11:58 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ hướng tới an toàn của người dân

(ANTV) - Hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua; là sự cụ thể hóa Hiến pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễn về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới. Trật tự an toàn giao thông đường bộ liên quan, tác động trực tiếp đến quyền con người. Đó là quyền được an toàn về tính mạnh, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông.

Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong công tác đảm bảo ANTT, tiếp cận từ góc độ bảo vệ và bảo đảm quyền con người, dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGT) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo và xây dựng đã đưa ra những vấn đề mới, chưa được quy định cụ thể trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Với 6 nhóm chính sách, Luật hướng tới mục tiêu cuối cùng là sự an toàn của người dân và sự chặt chẽ, hiệu quả trong quản lý Nhà nước (QLNN) đối với lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Lần đầu tiên, công tác giải quyết tai nạn giao thông được quy định một cách cụ thể, chặt chẽ trong Dự thảo Luật TTATGT đường bộ. Trong thực tế, trung bình mỗi năm, tại Việt Nam, tai nạn giao thông (TNGT) cướp đi sinh mạng của 9 nghìn người, gần 30 nghìn người bị thương. Công tác giải quyết tai nạn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan chức năng. Thế nhưng, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không quy định cụ thể về vấn đề này. Dẫn đến, nhiều khó khăn vướng mắc trong hoạt động bảo vệ hiện trường, thu thập thông tin ban đầu, công tác phối hợp giữa các đơn vị: công an, y tế.

Vấn đề này, đã được bổ sung, điều chỉnh khi soạn thảo Luật TTATGT đường bộ. Các chuyên gia đánh giá cao cơ quan soạn thảo Luật, khi đã tiếp cận vấn đề giải quyết tai nạn giao thông từ góc độ bảo đảm quyền con người. Dự thảo Luật TTATGT đường bộ quy định rất cụ thể, rõ ràng về giải quyết TNGT đường bộ tại Chương V. Từ nguyên tắc giải quyết TNGT, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại hiện trường nơi xảy ra vụ TNGT; trách nhiệm của ngành Y tế, trách nhiệm của ngành Công an, trách nhiệm của cơ quan bảo trì, khai thác đường bộ, trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm, UBND các cấp trong giải quyết TNGT.

Sau hơn 13 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã không thể đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Một trong những hạn chế lớn nhất của Luật, là không quy định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về TTATGT đường bộ. Dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ. Nhất là giữa cơ quan QLNN về ANTT và cơ quan QLNN về hạ tầng, kỹ thuật. Việc Chính phủ đồng ý, thống nhất xây dựng hai dự án Luật: Trật tự an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ thay thế Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được nhiều chuyên gia đồng tình, và khẳng định, hoàn thiện pháp luật là vấn đề cốt lõi để tạo chuyển biến trong công tác QLNN đối với lĩnh vực giao thông.

Quá trình xây dựng, soạn thảo Luật, Bộ Công an với tinh thần cầu thị, lắng nghe đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Mở các diễn đàn, giải đáp các vấn đề mà nhân dân quan tâm, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Mục tiêu cuối cùng, là hoàn thiện Dự thảo Luật, đưa ra các nhóm chính sách, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Dự án Luật TTATGT đường bộ, được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan QLNN và người tham gia giao thông một cách nề nếp và bền vững hơn. Các chuyên gia cũng đánh giá cao cơ quan soạn thảo khi dự thảo Luật TTATGT đường bộ không chỉ quy định rõ quyền, trách nhiệm của người tham gia giao thông. Mà đã đưa ra những chế định cụ thể để đảm bảo tính công khai, minh bạch đối với lực lượng chức năng trong giải quyết, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Từ đó, tạo sự đồng thuận, niềm tin của nhân dân đối với cơ quan thực thi pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Sự ảo tưởng của Việt Tân

Sự ảo tưởng của Việt Tân

Pháp luật 04/10/2024

(ANTV) - Thực tế về những biến động chính trị tại nhiều nước Trung Đông, Bắc Phi, Ukraine vào những năm đầu của thế kỷ 21 hay Myanmar, Bangladesh thời gian gần đây đã cho chúng ta thấy sự nguy hiểm của "cách mạng màu" và hậu quả to lớn mà nó để lại cho những quốc gia này.

Bắt Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Bắt Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Pháp luật 04/10/2024

(ANTV) - Mở rộng vụ án “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại xã Hồng An, huyện Hưng Hà, ngày 3/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi làm việc, chỗ ở đối với ông Vũ Văn Hạnh (sinh năm 1970, trú huyện Hưng Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà) để điều tra về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Giúp sức chiếm đoạt hơn 32 tỷ đồng, cán bộ địa chính bị bắt giam

Giúp sức chiếm đoạt hơn 32 tỷ đồng, cán bộ địa chính bị bắt giam

Pháp luật 04/10/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 04 tháng đối với Trần Thanh Hùng, trú huyện Kiên Hải (Kiên Giang) về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Liên quan đến vụ án này, trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Nguyễn Thị Thanh Hiền và Lê Phương Đông cùng tội danh nói trên.

Gắn kết chặt chẽ công tác nhân quyền từ Trung ương đến địa phương

Gắn kết chặt chẽ công tác nhân quyền từ Trung ương đến địa phương

Chính trị 04/10/2024

(ANTV) - Ngày 3/10, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Nhân quyền Chính phủ phối hợp với BCĐ về Nhân quyền tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị tập huấn nhân quyền toàn quốc đợt 2 năm 2024. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ chủ trì hội nghị.

Sau 3 ngày đăng ký, công dân có Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Sau 3 ngày đăng ký, công dân có Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xã hội 04/10/2024

(ANTV) - Thông tin từ Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, cho biết: Đối với trường hợp công dân không có thông tin về án tích khi đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, cơ quan chức năng thực hiện trả kết quả giảm từ 10 ngày xuống còn 3 ngày làm việc.

Nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương sơ tán công dân trước căng thẳng Trung Đông

Nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương sơ tán công dân trước căng thẳng Trung Đông

Thế giới 04/10/2024

(ANTV) - Leo thang căng thẳng tại Trung Đông giữa Israel và Iran, cùng với lực lượng Hezbollah ở Libăng và Hamas ở Dải Gaza đã khiến chính phủ các nước lo ngại về sự an toàn của công dân tại nước sở tại. Hiện, nhiều quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đang gấp rút sơ tán hàng nghìn công dân nước mình, nhằm tránh rủi ro trước một kịch bản tồi tệ hơn có thể xảy ra ở khu vực Trung Đông.

Xem thêm