Thứ Tư, 23/10/2024 04:59 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Nghịch lý hồ điều hòa mùa mưa bão

(ANTV) - Hồ điều hòa vốn được coi là để tiêu nước khi mưa lớn, tuy nhiên, thực tế lại đang tồn tại nghịch lý những khu dân cư gần hồ điều hòa lại rất dễ bị nước tràn vào nhà khi trời mưa to. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm ở hồ cũng khiến không ít người dân bức xúc.

Nhiều khu vực tại Hà Nội cũng đã quá quen với hình ảnh cứ mưa là ngập. Thực trạng này đặt ra yêu cầu hệ thống thoát nước và công nghệ xử lý nước thải tại thủ đô cần được nhanh chóng cải thiện.

Cơn mưa lớn đã làm cho khu vực tổ dân phố 12 phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội ngập trong biển nước.

Hồ Tứ Liên vốn được coi là hồ điều hòa để tiêu nước mỗi khi mưa lớn những gần như bị vô hiệu hóa, nước tràn vào nhà hộ dân, làm đảo lộn sinh hoạt thường ngày của hơn 300 gia đình. Câu chuyện này đã diễn ra hơn chục năm nay và vẫn chưa được giải quyết.

Hồ Tứ Liên nhiều năm nay cứ mưa lớn là ngập lụt gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân nơi đây. Ở đây chưa có hệ thống thoát nước đồng bộ. UBND Quận cũng đã có dự án cải tạo lại hồ, có 2 hệ thống thoát nước qua đường Xuân Diệu. Điều này sẽ chấm dứt vấn đề mưa lớn là ngập cho người dân.

Sau hơn 2 tháng diễn ra trận ngập lớn, những người dân ở tổ 12 phường Tứ Liên vẫn lo lắng và bất an bởi chưa mưa nhưng mực nước ở Hồ đã gần ngang bằng với mặt đất như thế này. Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm hồ cũng làm cho người dân bức xúc vì chưa được giải quyết

Nỗi lo ngập nước chưa hết thì vẫn còn đó nhiều nỗi lo ảnh hưởng đến sức khỏe khi môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Theo ông Thanh với những gia đình sống ngay cạnh hồ thì đều phải làm thêm những tấm lưới như thế này ở cửa để ngăn chặn muỗi. Ở gần hồ với mong muốn không khí trong lành thế nhưng những người dân nơi đây lại nhận được điều ngược lại.

Chính vì vậy dự án cải tạo Hồ Tứ Liên đang được người dân trông mong.

Theo thống kê gần đây nhất của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn Thủ đô hiện chỉ còn lại 111 hồ với tổng diện tích 1.165 ha. Nhiều diện tích ao hồ đã bị san lấp và lấn chiếm. Chỉ trong vòng hơn 30 năm trở lại đây, tại Hà Nội đã có tới 21 hồ bị xóa sổ, hơn 150 ha diện tích mặt nước hồ “bốc hơi”.

Các chuyên gia về kiến trúc nhận định diện tích ao hồ bị thu hẹp cũng làm giảm khả năng tiêu thoát, điều hòa nước mưa của đô thị, khiến tình trạng ngập úng lan rộng. Mặc dù Thành phố Hà Nội đã đưa ra hàng loạt biện pháp quyết liệt để bảo vệ ao hồ nhưng dường như không chống lại được sự cám dỗ của những “cơn sốt đất”.

Bà Phạm Kim Chi ở quận Hai Bà Trưng đã quá quen với hình ảnh Hà Nội cứ mưa là ngập. Với góc nhìn của một người dân, bà cho rằng, khi quá trình đô thị hóa diễn ra không đồng đều và mất cân bằng, thì ngập úng mới chỉ là hệ lụy đầu tiên.

Hệ thống thoát nước và công nghệ xử lý nước thải ngày càng thể hiện vai trò không thể thiếu trong các đô thị hiện đại. Từ lâu, các nước trên thế giới đã vô cùng chú trọng trong việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải như Nhật Bản, singapore, phần lan…

Tại Việt Nam bên cạnh những giải pháp trước mắt thì vẫn cần phát triển hệ thống thoát nước mưa đô thị theo hướng bền vững như áp dụng các kỹ thuật để quản lý nước chảy tại chỗ thông qua việc thu gom, lưu trữ và làm sạch trước khi xả ra từ từ trở lại vào cống thoát nước hoặc môi trường là một trong những giải pháp mới được khuyến khích áp dụng nhằm giảm thiểu ngập úng đô thị dưới biến đổi của khí hậu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Nữ cán bộ công an tận tụy với người dân

Nữ cán bộ công an tận tụy với người dân

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Thân tình, cởi mở mỗi khi tiếp dân, gần dân, Thượng úy Trần Thị Ngọc Mai, cán bộ tiếp dân phường 2, Công an quận Tân Bình, TPHCM phần nào làm thay đổi suy nghĩ "ngại khó” của một bộ phận người dân khi đề cập đến công tác tiếp dân ở các ban, ngành, công sở. Những nỗ lực, cố gắng của Thượng úy Trần Thị Ngọc Mai cùng đồng đội đã và đang để lại hình ảnh đẹp về người chiến sĩ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Việt Nam nhất quán chủ trương về thúc đẩy bảo vệ quyền con người

Việt Nam nhất quán chủ trương về thúc đẩy bảo vệ quyền con người

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Trên cơ sở chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, bao gồm quyền phát triển. Luôn đặt con người vào trung tâm của mọi chiến lược phát triển, với tư cách là chủ thể, động lực và người thụ hưởng.

Trưởng thành từ mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Trưởng thành từ mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc được hình thành là sự cụ thể hóa quan trọng của chiến lược trồng người và đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau trong chiến lược con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đề ra. Sau ngày đất nước thống nhất, với tình yêu quê hương nồng cháy, khát vọng được cống hiến sau bao năm chờ đợi, hàng chục vạn học sinh miền Nam đã trưởng thành, trở về quê hương, trở thành những cán bộ cốt cán, là những con chim đầu đàn trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc tái thiết miền Nam nói riêng và đất nước nói chung.

Diễn tập chữa cháy, cứu nạn tại nhà ga Tân Cảng

Diễn tập chữa cháy, cứu nạn tại nhà ga Tân Cảng

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM chỉ đạo buổi diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nhà ga Tân Cảng – metro số 1. Tham dự có ông Đặng Minh Nguyên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh; ông Võ Khánh Hưng - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM; ông Phan Công Bằng, Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị và giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đường sắt đô thị số 1.

Chủ động tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ

Chủ động tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ

Chính trị 22/10/2024

(ANTV) - Bám sát tinh thần Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành TW, đồng thời nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược, phục vụ sự phát triển lâu dài của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường xây dựng nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ thuộc diện Ban Thượng vụ Tỉnh ủy quản lý giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2035”.

Phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Kinh tế 22/10/2024

(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2025 – 2027.

Xem thêm