Thứ Tư, 23/10/2024 07:36 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Nỗi ám ảnh trẻ em đuối nước khi hè về

(ANTV) - Theo thống kê, vào mùa hè hàng năm tỷ lệ thương tích xảy ra đối với trẻ rất cao, trong đó đuối nước chiếm gần một nửa. Mỗi khi vụ việc liên quan đến tai nạn đuối nước xảy ra đều để lại sự đau xót, day dứt và ám ảnh với người lớn. Khi mà kỳ nghỉ hè bắt đầu, nguy cơ về tai nạn đuối nước lại trở thành mối lo của các bậc phụ huynh. Chỉ mới đầu hè nhưng đã liên liếp xảy ra các vụ tai nạn đuối nước. Điều này càng cho thấy, việc dạy bơi và trang bị các kỹ năng phòng tránh đuối nước, bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ em là điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Mùa hè về kéo theo nỗi lo về đuối nước. Dù thường xuyên được cảnh báo trên các phương tiện truyền thông nhưng năm nào, tình trạng đuối nước cũng xảy ra, gây ra những mất mát, thương tâm cho người ở lại.

Ở Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 2000 trẻ em tử vong do đuối nước. Con số này rất báo động, đưa Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ trẻ em bị đuối nước cao nhất trong khu vực Đông Nam Á

Chỉ mới đầu hè, nhưng liên tiếp các tai nạn đuối nước đã xảy ra, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Ngày 21/3 vừa qua, trên địa bàn xã ĐắkLắk, Đắk Mil, tỉnh ĐắkLắk đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến em Nguyễn Thị H (đang học lớp 11) không may qua đời trong khi ra bờ ao bắt ốc.

Ngày 03/04/2020, một bé trai (07 tuổi) đi theo bác đến khu vực hồ nước để đánh cá. Trong lúc bác mải đánh cá không để ý, bé chơi một mình không may bị trượt chân ngã xuống hồ tử vong.

Ngày 08/04/2020, bé gái (09 tuổi) ở huyện Krông Ana, Đắc Lắc đi cùng ông bà vào rẫy, bé xuống hồ nước rửa chân tay không may ngã xuống nước dẫn đến tử vong.

Có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu là do trẻ thiếu sự quan tâm chăm lo của người lớn, trong khi môi trường sống lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như: nhà gần sông, khu vực trẻ vui chơi thiếu rào chắn an toàn, trẻ không ý thức được sự nguy hiểm khi tiếp xúc môi trường nước, không biết bơi hoặc biết bơi nhưng thiếu kỹ năng xử lý khi gặp sự cố dưới nước.

Theo các chuyên gia trẻ biết bơi không có nghĩa là trẻ k có nguy cơ bị đuối nước bởi vì khi trẻ ở dưới nước thì có rất nhiều vấn đề xảy ra cho trẻ nếu như trẻ bị chuột rút, hoặc rơi vào vòng xoáy. Nếu trẻ không có kỹ năng để thoát ra, kỹ năng bảo vệ an toàn dưới nước thì việc đuối nước vẫn dễ xảy ra.

Chỉ mới 1 năm trước, không ai có thể quân câu chuyện về 8 em học sinh ở Hòa Bình rủ nhau ra bến cảng Thịnh Minh, Thịnh Lang, Hòa Bình, nằm bên bờ sông Đà để tắm. Cả 8 em học sinh đều bị đuối nước và tử vong. Những giọt nước mắt khóc thương, sự hối hận muộn màng, cả những dự định dang dở đã trôi đi theo dòng sông Đà chảy xiết ngày hôm ấy.

Có những điều khi mất đi rồi mới thấy hối hận và tiếc nuối. Điều nuối tiếc nhất của người cha mất con trong  các vụ việc trên là đã không sát sao hơn với con, không kịp dạy cho con những kỹ năng bơi để ứng phó với tình huống xấu.

Điều đó cắn dứt mình vì mình không cho con biết được nhiều môn thể thao mới. Giả sử hôm đấy cháu có biết bơi cũng có khả năng thoát được nạn,số phận an bài như thế em cũng không biết nói gì. Muốn nhắn nhủ với các bậc cha mẹ nếu ai có con nhỏ, thường xuyên quan tâm để ý đến con cái hơn.

Theo Tiên sĩ Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức y tế Thế giới Who tại Việt Nam: Tổ chức thế giới dựa trên các yếu tố nguy cơ này khuyến cáo 3 vấn đề, vấn đề thứ nhất tạo rào chắn cho trẻ với nguồn nước ví dụ xây dựng hàng rào, thứ 2 là tổ chức những nơi chăm sóc trẻ thông qua các lớp trông trẻ, thứ 3 dạy học sinh kỹ năng bơi an toàn…

Để những tai nạn thương tâm không còn xảy ra, những bài học đau thương không còn được rút ra hết từ năm nay qua năm khác, việc giáo dục các kỹ năng phòng chống đuối nước là điều cần thiết phải được giảng dạy bài bản trong mỗi nhà trường hay tại gia đình

Trần Mạnh Cường, Hiệu trường trường TH và THCS Thịnh Lan. thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cho biết: Nhà trường tiến hành triển khai các văn bản hướng dẫn của sở giáo dục đào tạo để tuyên truyền cho hs trong cộng đồng dân cư. Phối hợp với phụ huynh học sinh để quản lý học sinh trong và ngoài giờ đến trường. Chúng tôi có những buổi sinh hoạt ngoại khóa cần thiết cho các cháu.

Hè sắp đến rồi, mong các bậc phụ huynh hãy quan tâm con em mình hơn để các em có lớp học bơi, kỹ năng bơi an toàn là kỹ năng quan trọng đề phòng đuối nước

Khi được hỏi nhiều học sinh cho biết rút ra kinh nghiệm là không tắm sông một mình và phải biết cách phòng chống đuối nước và tồn tại lâu hơn khi trong môi trường nước như thế. Đồng thời bày tỏ, những buổi học kỹ năng rất bổ ích, giúp con phòng tránh được các tai nạn liên quan đến đuối nước và cách xử lý khi gặp tình huống xấu.

Mùa hè là thời điểm nguy cơ đuối nước cao nhất trong năm. Do đó, việc dạy bơi và trang bị các kỹ năng phòng tránh đuối nước, bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ em là điều rất cần thiết

- Dạy trẻ kĩ năng biết bơi và an toàn trong môi trường nước

- Các sông, hồ, ao phải có biển báo nguy hiểm

- Giếng nước, bể nước luôn có nắp đậy

- Trẻ em dưới 5 tuổi luôn có người lớn giám sát, không để chơi một mình gần sông, hồ, suối

-Khi đi du lịch ở các vùng sông nước, bố mẹ cần chuẩn bị phao cứu sinh cho trẻ./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Nữ cán bộ công an tận tụy với người dân

Nữ cán bộ công an tận tụy với người dân

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Thân tình, cởi mở mỗi khi tiếp dân, gần dân, Thượng úy Trần Thị Ngọc Mai, cán bộ tiếp dân phường 2, Công an quận Tân Bình, TPHCM phần nào làm thay đổi suy nghĩ "ngại khó” của một bộ phận người dân khi đề cập đến công tác tiếp dân ở các ban, ngành, công sở. Những nỗ lực, cố gắng của Thượng úy Trần Thị Ngọc Mai cùng đồng đội đã và đang để lại hình ảnh đẹp về người chiến sĩ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Việt Nam nhất quán chủ trương về thúc đẩy bảo vệ quyền con người

Việt Nam nhất quán chủ trương về thúc đẩy bảo vệ quyền con người

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Trên cơ sở chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, bao gồm quyền phát triển. Luôn đặt con người vào trung tâm của mọi chiến lược phát triển, với tư cách là chủ thể, động lực và người thụ hưởng.

Trưởng thành từ mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Trưởng thành từ mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc được hình thành là sự cụ thể hóa quan trọng của chiến lược trồng người và đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau trong chiến lược con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đề ra. Sau ngày đất nước thống nhất, với tình yêu quê hương nồng cháy, khát vọng được cống hiến sau bao năm chờ đợi, hàng chục vạn học sinh miền Nam đã trưởng thành, trở về quê hương, trở thành những cán bộ cốt cán, là những con chim đầu đàn trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc tái thiết miền Nam nói riêng và đất nước nói chung.

Diễn tập chữa cháy, cứu nạn tại nhà ga Tân Cảng

Diễn tập chữa cháy, cứu nạn tại nhà ga Tân Cảng

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM chỉ đạo buổi diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nhà ga Tân Cảng – metro số 1. Tham dự có ông Đặng Minh Nguyên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh; ông Võ Khánh Hưng - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM; ông Phan Công Bằng, Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị và giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đường sắt đô thị số 1.

Chủ động tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ

Chủ động tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ

Chính trị 22/10/2024

(ANTV) - Bám sát tinh thần Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành TW, đồng thời nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược, phục vụ sự phát triển lâu dài của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường xây dựng nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ thuộc diện Ban Thượng vụ Tỉnh ủy quản lý giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2035”.

Phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Kinh tế 22/10/2024

(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2025 – 2027.

Xem thêm