Thứ Năm, 03/07/2025 15:17 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Việt Nam chủ động, tích cực trong triển khai thực thi công ước chống tra tấn

(ANTV) - Gần 40 năm qua, kể từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, trong đó có việc bảo đảm nhân quyền. Việt Nam cũng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và luôn được đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, thời gian qua, các thế lực thù địch lại không ngừng đưa ra những luận điệu xuyên tạc về việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đang chuẩn bị bước vào phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 4, của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.

Một trong số các thủ đoạn đó là xuyên tạc chính sách hình sự, chế độ giam giữ tù nhân ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, Nhà nước luôn bảo đảm mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Quyền cơ bản ấy sớm được quy định cụ thể trong Hiến pháp.

Tuy nhiên, bấp chấp những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ quyền bất khả xâm phạm thân thể và ngăn chặn, chống các hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, các thế lực thù địch, tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn không ngừng đưa ra các cáo buộc vô căn cứ đối Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề này.

Cuối tháng 11/2023, Tổ chức mạng lưới nhân quyền Việt Nam - một trong những tổ chức phản động người Việt lưu vong đã đưa ra cái gọi là “Báo cáo nhân quyền tại Việt Nam 2022-2023”. Trong đó:

Vu khống Việt Nam duy trì một hệ thống lao tù bất nhân, vi phạm trầm trọng các thủ tục tố tụng hình sự.

Xuyên tạc quyền bào chữa của luật sư bị triệt tiêu, bôi nhọ “vai trò của luật sư chỉ để trang trí”.

Cùng mục đích chống phá, “Tổ chức Ân xá quốc tế” cũng vẽ ra các bản báo cáo xuyên tạc rằng “tù nhân chính trị” ở Việt Nam luôn bị “tra tấn, ngược đãi” bằng các hình thức như: “biệt giam”, “đánh đập”, “cưỡng bức” hoặc “bị khước từ chữa bệnh”.

Trắng trợn hơn, các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài sử dụng mạng xã hội để đăng các bài viết xuyên tạc chính sách ân giảm án tử hình, vu cáo chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử, bắt và giam giữ tùy tiện, vi phạm các bảo đảm về xét xử công bằng.

Ẩn sau âm mưu này là những yêu sách phi lý, kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức quốc tế, gây sức ép yêu cầu Việt Nam thả tự do vô điều kiện cho các đối tượng chống đối đang chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ. Đồng thời cổ súy cho các hành vi chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Với mong muốn bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người và quyền công dân, ngày 07/3/2015, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân dạo hoặc hạ nhục con người (Gọi tắt là Công ước Chống tra tấn hoặc Công ước CAT).

Từ đó đến nay, Việt Nam đã không ngừng cố gắng, nỗ lực triển khai tổng thể các biện pháp để thực hiện có hiệu quả Công ước tại Việt Nam và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, được các quốc gia, các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Phòng hỏi cung đều được lắp đặt hệ thống camera. 100% các cuộc hỏi cung đều được ghi âm, ghi hình. Đây là những thay đổi tích cực của Việt Nam trong việc ngăn ngừa hành vi tra tấn, bức cung, nhục hình.

Bên cạnh việc đầu tư các trang thiết bị giám sát tại các cơ sở giam giữ theo quy định, Việt Nam đã tích cực, chủ động nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn.

Hơn 56 luật và các văn bản quy phạm pháp luật, hàng trăm văn bản hướng dẫn đã được ban hành để bảo đảm tốt hơn quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng.

Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn. Tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, hội nghị để phổ biến, hướng dẫn, giảng dạy nội dung Công ước chống tra tấn cho cán bộ, chiến sĩ, công chức. Xây dựng và bảo vệ Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước chống tra tấn. Việt Nam luôn chứng tỏ là thành viên có trách nhiệm của Công ước CAT.

Hiện, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia để tăng cường thực hiện hiệu quả Công ước Chống tra tấn trên phạm vi toàn quốc.

Đây là sự khẳng định cam kết, nỗ lực của Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của Công ước chống tra tấn cũng như đặt ra những trách nhiệm, nghĩa vụ cao hơn cho lực lượng thực thi pháp luật.

Là một thành viên có trách nhiệm của Công cước chống tra tấn, Việt Nam luôn chú trọng bảo đảm quyền và các chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân. Bên cạnh đó, với tinh thần nhân văn là giá trị cốt lõi, xuyên suốt trong công tác giáo dục, cải tạo đã khích lệ những người lầm lỗi, phấn đấu cải tạo tốt để sớm trở về với gia đình, xã hội.

Trại tạm giam số 1 và Trại tạm giam số 2, Công an thành phố Hà Nội, nơi đang giam giữ gần 6.000 bị can, phạm nhân với nhiều tội danh khác nhau.

Mỗi bữa ăn và các chế độ khác đều được trại tạm giam thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.

Mặc dù bị hạn chế về quyền, song người bị tạm giữ, người bị tạm giam và phạm nhân vẫn được đảm bảo quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định pháp luật.

Quyền được bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, chăm sóc sức khỏe, tôn trọng danh dự, nhân phẩm.

Quyền được gửi, nhận thư, sách báo, tài liệu, được phổ biến thông tin, thời sự trong nước và quốc tế.

Quyền được gặp thân nhân, người bào chữa.

Quyền được trợ giúp pháp lý, khiếu nại và tố cáo.

Việc bảo đảm các quyền cơ bản đã góp phần tạo nên một môi trường nhân văn, thân thiện.

Ngoài bảo đảm tốt quyền và lợi ích của người bị giam giữ, mỗi người cán bộ quản giáo còn là một người thầy "gieo mầm thiện" cho những mảnh đời lầm lỗi tìm lối hoàn lương.

Nghề quản giáo chính là “nghề giáo dục lại”. Sự quan tâm, sẻ chia kịp thời của họ luôn mang lại tình cảm ấm áp đối với những con người lầm lỗi.

Đây cũng chính là minh chứng phản bác lại một số thông tin xuyên tạc, không phản ánh đúng thực tế, khi cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền trong việc đối xử, giam giữ.

Việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi cho người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân chấp hành hình phạt tù không chỉ thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật mà còn thể hiện tính nhân văn của Đảng và Nhà nước đối với những người lầm lỡ.

Từ những kết quả đã đạt được, cho thấy Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của Công ước Chống tra tấn, đồng thời luôn thực hiện đúng, đầy đủ các quy định trong công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua

Tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua

Điểm tin 03/07/2025

(ANTV) - Khởi tố cặp vợ chồng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 27 tỷ đồng; Bắt nhóm đối tượng giữ người trái pháp luật; Truy bắt thành công đối tượng cướp tài sản; Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cố ý gây thương tích người khác; Lái xe phạm luật, còn tấn công người dùng điện thoại ghi hình - là những tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua.

Greenland kỳ vọng du lịch bùng nổ và phát triển

Greenland kỳ vọng du lịch bùng nổ và phát triển

Thế giới 03/07/2025

(ANTV) - Ngành du lịch Greenland đang kỳ vọng vào sự bùng nổ trong năm nay sau khi chuyến bay thẳng đầu tiên từ thủ đô Nuuk đến Mỹ được mở ra. Hòn đảo Bắc Cực này hiện cung cấp nhiều dịch vụ cho khách du lịch, từ ngắm chim, ngắm cá voi cho đến các chuyến du thuyền có hướng dẫn viên du lịch. Không chỉ các nhà chức trách mà người dân địa phương cũng kỳ vọng việc phát triển du lịch sẽ mang đến nhiều tiềm năng kinh tế, giúp cải thiện cuộc sống của người dân.

Trào lưu khoe ảnh CCCD trên mạng: Cảnh báo nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân

Trào lưu khoe ảnh CCCD trên mạng: Cảnh báo nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân

Xã hội 03/07/2025

(ANTV) - Từ ngày 1/7, người dân có thể vào ứng dụng VNeID để xem chi tiết về địa chỉ, quê quán sau khi sáp nhập. Trên mạng xã hội, nhiều tài khoản đã chia sẻ thông tin chụp lại căn cước đã được cập nhật theo tiêu chuẩn mới và tên địa phương mới sau quá trình sáp nhập tỉnh như một cách “bắt trend” và thể hiện sự hào hứng.

Con đường thi công gần 20 năm vẫn dang dở

Con đường thi công gần 20 năm vẫn dang dở

Xã hội 03/07/2025

(ANTV) - Nhắc đến cụm từ “Dự án chậm tiến độ” thì ngay tại TP Hà Nội có không ít những công trình giao thông đang trong tình cảnh “Xây mãi không xong”. Những tuyến đường chậm ở mức độ và thời gian khác nhau. Chậm 5 năm, 10 năm và thậm chí là gần 2 thập kỷ. Mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thì chưa thể đánh giá cụ thể. Thế nhưng, nó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đặc biệt là vấn đề đi lại.

Cảnh báo chiêu trò “hỗ trợ nạn nhân lấy lại tiền bị lừa đảo”

Cảnh báo chiêu trò “hỗ trợ nạn nhân lấy lại tiền bị lừa đảo”

Pháp luật 03/07/2025

(ANTV) - Với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ và mạng xã hội, các hình thức lừa đảo trên không gian mạng hiện nay diễn ra ngày càng tinh vi, với các chiêu trò liên tục được làm mới. Thậm chí có nhiều nạn nhân còn sập bẫy lừa đảo đến 2 lần, vì tin vào chiêu trò “hỗ trợ người dân lấy lại tiền bị lừa đảo”. Khi người dân đang hoang mang, sốt ruột vì mất tiền, chiếc bẫy thứ 2 này được giăng ra và rất dễ dàng khiến “cá mắc câu”.

Cảnh báo mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết

Cảnh báo mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết

Xã hội 03/07/2025

(ANTV) - Sốt xuất huyết vốn là căn bệnh truyền nhiễm quen thuộc tại nước ta, những năm gần đây, bệnh không còn mang tính mùa vụ rõ rệt mà xuất hiện quanh năm, lan rộng về địa lý và ghi nhận những diễn biến bất thường. Vậy sốt xuất huyết năm nay có gì khác biệt? Vì sao căn bệnh này lại có thể trở nặng nhanh chóng và gây biến chứng nguy hiểm?

Xem thêm