Thứ Tư, 23/10/2024 03:35 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Việt Nam tích cực bảo đảm và thực thi quyền con người

(ANTV) - UPR là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc được thiết lập nhằm rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các nghĩa vụ và cam kết của 192 quốc gia thành viên đối với việc bảo đảm quyền con người theo Hiến chương Liên Hợp quốc. Mục tiêu của UPR là cải thiện tình trạng nhân quyền, thúc đẩy thực hiện các nghĩa vụ và cam kết bảo đảm quyền con người, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia. Trên tinh thần đó, kể từ khi Cơ chế UPR được thành lập 2006, Việt Nam luôn nghiêm túc tham gia và thực hiện đầy đủ các khuyến nghị mà Việt Nam chấp thuận. Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn có những nhận định sai lệch, thiếu khách quan, thiếu chính xác về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Ngày ngày 27/9 tại Geneve, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền LHQ vừa chính thức thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ IV. Đây chính là sự khẳng định của cộng đồng quốc tế đối với các thành tựu của Việt Nam trong việc thực thi các quyền con người. Thế nhưng, phủ nhận tiếng nói của đa số cộng đồng quốc tế, các tổ chức, phần tử phản động vẫn lặp đi lặp lại những luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nhằm chống phá và hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngay sau khi kết thúc phiên họp Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc ngày 27/9, trang VOA có bài viết “Việt Nam từ chối 49 khuyến nghị ‘mấu chốt’ về nhân quyền”, trong đó trích dẫn những ý kiến không khách quan để xuyên tạc, bôi nhọ sự ủng hộ của đa số cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Trước đó, tại phiên họp Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc, một số ít tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam cũng đã “vội vã” lên tiếng bênh vực một số cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và đã bị xét xử theo luật pháp Việt Nam.

Thậm chí họ còn lố bịch đến mức "yêu cầu” Việt Nam sửa đổi điều 117 và 331 của Bộ luật Hình sự, vì cho rằng Việt Nam thường sử dụng để trừng phạt các cá nhân đấu tranh vì quyền con người.

Lợi dụng Hội nghị Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng đã cài cắm các ý đồ thâm độc dưới chiêu bài đưa ra các “khuyến nghị”, từ đó yêu cầu Việt Nam việc bãi bỏ án tử hình, sửa đổi Luật An ninh mạng, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; hay yêu cầu thiết lập một viện nhân quyền độc lập tại Việt Nam.

Tại Phiên họp Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc ngày 27/9, Việt Nam đã thông báo quyết định chấp thuận 271 trên tổng số 320 khuyến nghị các nước đưa ra, đạt tỷ lệ 84,7%, cao nhất của Việt Nam trong 4 chu kỳ.

Điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với tiến trình UPR, cũng như khẳng định mong muốn và quyết tâm của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Việt Nam coi trọng cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và nghiêm túc triển khai các khuyến nghị đã chấp thuận.

Với những thành tựu nhân quyền đã đạt được và những cam kết mạnh mẽ tại UPR chu kỳ IV, thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực toàn diện trong bảo đảm các quyền con người đối với mọi công dân.

Rõ ràng ngay cả khi Việt Nam ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền con người thì cũng không làm thay đổi mưu đồ của các thế lực thù địch và tổ chức phản động. Thậm chí chúng ta càng làm tốt thì chúng càng tức tối và chống phá mạnh mẽ hơn.

Nhìn lại cả quá trình phát triển của đất nước cho đến nay, ở bất cứ thời kỳ nào, trong khó khăn hay thuận lợi thì chăm lo cho người dân về mọi mặt vẫn luôn là ưu tiên cao nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Và điều này cũng tương đồng với các mục tiêu về bảo đảm quyền con người mà thế giới luôn luôn theo đuổi.

Không ngừng xây dựng, cải cách nhiều quy định pháp luật, điều chỉnh thể chế theo các chuẩn mực quốc tế về quyền con người.

Xây dựng chiến lược cải cách tư pháp nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người nghèo và nhóm yếu thế.

Việt Nam luôn tích cực, chủ động tham gia vào nhiều công ước quốc tế cũng như sửa đổi các quy định của nội luật về vấn đề quyền con người.

Bất chấp các luận điệu xuyên tạc gần đây về tình hình nhân quyền, Việt Nam vẫn được cộng đồng quốc tế nhắc đến như một điểm sáng về tăng trưởng và chỉ số phát triển con người.

Gần 40 năm qua, Việt Nam từ nhóm quốc gia nghèo vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 60% xuống còn 2%.

Các chỉ số về phát triển con người, bình đẳng giới do các cơ quan Liên Hợp Quốc xếp hạng liên tục được cải thiện.

Quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin không chỉ nằm ở các cam kết quốc tế mà đã trở thành động lực cho phát triển.

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú và phát triển với 43 tổ chức tôn giáo, 26 triệu tín đồ.

Không chỉ thực thi, đảm bảo, thúc đẩy quyền con người ở trong nước một cách nghiêm túc, nhất quán, liên tục, Việt Nam còn nỗ lực góp phần quan trọng thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn cầu.

Uy tín của Việt Nam được thể hiện bằng 2 lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và 2 lần được bầu vào Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp quốc.

Việt Nam chủ động kiến tạo và thúc đẩy quyền con người cho tất cả mọi người. Những sự thật này là không thể chối cãi và là bằng chứng đanh thép nhất bác bỏ hoàn toàn những luận điều thiếu khách quan, vô căn cứ nhằm vu cáo về bảo đảm quyền con người tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Nữ cán bộ công an tận tụy với người dân

Nữ cán bộ công an tận tụy với người dân

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Thân tình, cởi mở mỗi khi tiếp dân, gần dân, Thượng úy Trần Thị Ngọc Mai, cán bộ tiếp dân phường 2, Công an quận Tân Bình, TPHCM phần nào làm thay đổi suy nghĩ "ngại khó” của một bộ phận người dân khi đề cập đến công tác tiếp dân ở các ban, ngành, công sở. Những nỗ lực, cố gắng của Thượng úy Trần Thị Ngọc Mai cùng đồng đội đã và đang để lại hình ảnh đẹp về người chiến sĩ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Việt Nam nhất quán chủ trương về thúc đẩy bảo vệ quyền con người

Việt Nam nhất quán chủ trương về thúc đẩy bảo vệ quyền con người

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Trên cơ sở chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, bao gồm quyền phát triển. Luôn đặt con người vào trung tâm của mọi chiến lược phát triển, với tư cách là chủ thể, động lực và người thụ hưởng.

Trưởng thành từ mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Trưởng thành từ mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc được hình thành là sự cụ thể hóa quan trọng của chiến lược trồng người và đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau trong chiến lược con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đề ra. Sau ngày đất nước thống nhất, với tình yêu quê hương nồng cháy, khát vọng được cống hiến sau bao năm chờ đợi, hàng chục vạn học sinh miền Nam đã trưởng thành, trở về quê hương, trở thành những cán bộ cốt cán, là những con chim đầu đàn trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc tái thiết miền Nam nói riêng và đất nước nói chung.

Diễn tập chữa cháy, cứu nạn tại nhà ga Tân Cảng

Diễn tập chữa cháy, cứu nạn tại nhà ga Tân Cảng

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM chỉ đạo buổi diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nhà ga Tân Cảng – metro số 1. Tham dự có ông Đặng Minh Nguyên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh; ông Võ Khánh Hưng - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM; ông Phan Công Bằng, Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị và giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đường sắt đô thị số 1.

Chủ động tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ

Chủ động tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ

Chính trị 22/10/2024

(ANTV) - Bám sát tinh thần Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành TW, đồng thời nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược, phục vụ sự phát triển lâu dài của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường xây dựng nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ thuộc diện Ban Thượng vụ Tỉnh ủy quản lý giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2035”.

Phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Kinh tế 22/10/2024

(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2025 – 2027.

Xem thêm