(ANTV) - Nhiều ý kiến từ các chuyên gia dự báo mặc dù còn nhiều thách thức từ bên ngoài có những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực đến kinh tế Việt Nam như: diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung; sự căng thẳng giữa Mỹ và Iran trong vấn đề dầu mỏ...Bên cạnh đó, là những khó khăn nội tại của nền kinh tế, nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 có thể vượt chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội đặt ra.
Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu không khả quan như dự báo, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại với nhiều yếu tố rủi ro gia tăng, nhất là căng thẳng giữa các nền kinh tế lớn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn lọt trong top đứng đầu khu vực và thế giới về tốc độ tăng trưởng.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Đây là một trong những điểm nhấn đáng ghi nhận thể hiện sự nỗ lực trong chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước, hội đồng doanh nghiệp. Việt Nam đã kế thừa những kết quả tích cực của cải cách kinh tế, vấn đề cải thiện môi trường đầu tư cho doanh nghiệp. Việt Nam đang tích cực tham gia hội nhập FBI. Sự nỗ lực của doanh nghiệp góp phần đạt đc những thành tựu, vị thế đặc biệt của Việt Nam cũng giúp nước ta nhận được những lợi ích trong căng thẳng Mỹ - Trung.
Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,76%. Tuy thấp hơn cùng kỳ năm 2018 (7,05%) nhưng vẫn là mức cao so với cùng kỳ giai đoạn 2011 - 2017. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 nhìn chung ổn định. Ngành thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất 9 năm qua. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa tháng đầu năm ước tính đạt 245,5 tỷ USD, mức cao nhất của 6 tháng từ trước đến nay.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng: Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ xảy ra kéo theo một loạt quốc gia khác nữa, chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng các nước chậm, nước ta vẫn khả quan. Bên cạnh đó là tính khả quan, triển vọng chúng ta cao hơn so với thế giới đó là về mặt lượng. Lượng quyết định tăng trưởng vĩ mô ổn định, vậy tăng trưởng vĩ mô là gì? Theo UNDP, đó là năng suất lao động tăng, nền kinh tế, của doanh nghiệp, từng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, cái thứ 2 là giải quyết được vấn đề công ăn việc làm, chống được phân hóa kẻ giàu người nghèo.
Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, thách thức và nhiều "điểm nghẽn" chưa được tháo gỡ như: Ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng chậm lại (ở mức 11,18%, thấp hơn so với mức 12,87% của cùng kỳ năm 2018) do sức cầu đối với mặt hàng điện tử, điện thoại giảm sút. Vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, cổ phần hóa và thoái vốn ở các doanh nghiệp Nhà nước tại nhiều địa phương còn chậm.
Cũng theo Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Chúng ta không nên kì vọng nền kinh tế lên liên tục mà nó phải có lên có xuống. Xét trong xu thế xả năm thì kinh tế vẫn tăng trưởng theo xu thế tích cực. Tổng thể chúng ta vẫn có tăng trưởng tốt nhất trong 3 năm qua. Một số ngành lĩnh vực bị biến động, cái quan trọng là cuối năm chúng ta vượt qua được những khó khăn đó để hội tụ những động lực phát triển.
Nguy cơ lạm phát vẫn còn hiện hữu do tác động của xu hướng tăng giá dầu thô trên thị trường quốc tế và việc thực hiện lộ trình tăng giá đối với một số mặt hàng thiết yếu (điện, dịch vụ y tế, giáo dục). Việc Chính phủ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư cũng như tận dụng những cơ hội của hội nhập quốc tế, nhất là Hiệp định CPTPP và EVFTA sẽ là những yếu tố quan trọng quyết định cục diện kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm và cả năm 2019./.