(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 15. Trong sáng ngày14/5, Quốc hội đã thảo luận ở Hội trường về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất) và Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Thảo luận về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Đa số ý kiến cho rằng: Nghị quyết lần này nhằm thể chế hóa chủ trương lớn của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Chủ trương này không chỉ nhằm mở rộng không gian phát triển, mà còn thể hiện tầm nhìn chiến lược trong quá trình cải cách thể chế và xây dựng bộ máy nhà nước.
Nhiều ý kiến đánh giá cao việc ứng dụng CNTT vào lấy ý kiến nội dung trong sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Liên quan đến việc thu hẹp quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại khoản 5, điều 1 của dự thảo Nghị quyết.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, đoàn Đà Nẵng cho rằng: Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và quyền kiến nghị hoàn toàn không thể thay thế cho quyền chất vấn vốn là hình thức giám sát trực tiếp, công khai, buộc người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp và chịu trách nhiệm về phần trả lời của mình.
Thảo luận về Luật tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Có ý kiến cho rằng: tại khoản 4, điều 37 quy định HĐND sẽ bãi nhiệm các chức vụ do HĐND bầu.
Song tới điều 41, khi Thủ tướng quyết định cách chức chủ tịch HĐND, điều động Chủ tịch UBND thì không cần HĐND miễn nhiệm.
Nội dung này về mặt quy định thì đúng Hiến pháp, nhưng về mặt logic thì không đảm bảo.
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương; nhiệm vụ, quyền hạn của thường trực hội đồng nhân dân hay quy định rõ hơn trách nhiệm của UBND, chủ tịch UBND tỉnh trong việc trực tiếp chỉ đạo, điều hành giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn cũng là những nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận.
Liên thông đội ngũ công chức từ xã đến tỉnh: bước cải cách đúng hướng
Trong chiều ngày 14/5, Quốc hội đã thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
Đa số ý kiến đánh giá và thống nhất cao với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật cán bộ, công chức lần này và tán thành việc xây dựng Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Liên quan đến vấn đề liên thông đội ngũ công chức cấp xã đến cấp tỉnh và thống nhất một chế độ công vụ.
Nhiều ý kiến cho rằng: đây là bước cải cách đúng hướng. Bởi, hiện nay, cán bộ công chức cấp xã đang nằm ngoài hệ thống công vụ chuyên nghiệp, trong khi họ lại là những người gần dân nhất, trực tiếp thực thi chính sách, xử lý thủ tục hành chính và giải quyết nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn.
Nhưng do chế độ không ổn định, không có lộ trình phát triển rõ ràng và ít cơ hội thăng tiến, cho nên rất khó thu hút người giỏi về công tác tại tuyến cơ sở.
Liên quan đến việc đánh giá công chức được quy định trong dự thảo. Nhiều ý kiến cho rằng: Nội dung đánh giá cần được cụ thể hóa bằng tiêu chuẩn cụ thể nhằm bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện và có tính định lượng cao, tránh tình trạng tiêu chuẩn, nội dung đánh giá quy định chung chung và mang định tính.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng: Trước những thay đổi lớn của đất nước, lực lượng cán bộ công chức sẽ không tránh khỏi những tâm tư, lo lắng.
Song, đây lại là thời điểm vàng để lựa chọn những người thực sự có năng lực ở lại trong hệ thống và cũng là thời điểm cần quan tâm hơn nữa chế độ chính sách đối với lực lượng cán bộ, công chức.
Cũng trong chiều nay, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
(ANTV) - Tối 20/6 tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, gặp mặt tôn vinh các nhà báo tiêu biểu, xuất sắc trong Công an nhân dân với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”.
(ANTV) - Hà Nội đang bước vào mùa mưa bão. Trên các tuyến sông lớn như sông Hồng, sông Đuống, nơi mỗi ngày có hàng nghìn lượt phương tiện thủy qua lại, công tác đảm bảo an toàn giao thông đang được đặt ở mức cảnh báo cao. Trong bối cảnh dòng chảy mạnh, mực nước dâng và thời tiết biến động khó lường, mỗi chuyến phà, mỗi chiếc xuồng nhỏ giờ đây không chỉ là phương tiện di chuyển, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
(ANTV) - Hộ kinh doanh cá thể vốn là một phần quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt ở các đô thị và khu dân cư. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại một số địa phương đã xảy ra hiện tượng nhiều hộ kinh doanh đóng cửa, ngừng hoạt động. Nguyên nhân được cho là do tâm lý e ngại, lo sợ bị kiểm tra, xử phạt – dù nhiều người chưa thực sự hiểu rõ mình sai ở đâu. Làm sao để quản lý hộ kinh doanh một cách hiệu quả mà không gây áp lực quá mức?
(ANTV) - Mặc dù mang 5 tiền án trong đó có 3 tiền án khi thực hiện hành vi giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng Vũ Anh Tuấn vẫn “ngựa quen đường cũ” khi tiếp tục giả danh Công an lừa đảo 3 sinh viên tại một trường Đại học trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ.
(ANTV) - Quyết định sáp nhập các xã nói chung, Công an các xã nói riêng đánh dấu một bước cải cách quan trọng nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an tại địa bàn cơ sở. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, lực lượng này đã và đang triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác bám sát cơ sở nhằm giữ vững ANTT tại địa phương.
(ANTV) - Trong 6 tháng đầu năm, hơn 11.000 gian hàng thương mại điện tử có dấu hiệu sai phạm đã bị xử lý, hướng tới siết chặt kiểm soát và bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường số. Cùng với đó, hơn 33.000 sản phẩm vi phạm cũng đã bị gỡ bỏ khỏi các sàn.
(ANTV) - Sáng ngày 20/6, hội thảo “Công nghiệp văn hóa TP.HCM – Từ bản sắc tới sáng tạo” đã được tổ chức bởi Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo TP.HCM, dưới sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố. Sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình InnoCulture 2025, nhằm cập nhật những định hướng mới nhất trong phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh TP.HCM triển khai Nghị quyết 98 với nhiều cơ chế đặc thù.
(ANTV) - Sau hơn 6 năm triển khai, chương trình OCOP - Mỗi xã một sản phẩm đã lan tỏa mạnh mẽ trên cả nước với hơn 14.000 sản phẩm. OCOP đã trở thành một chứng nhận chất lượng cho nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp và hợp tác xã. Tuy nhiên sau khi có được chứng nhận này, nhiều sản phẩm lại không còn duy trì được chất lượng cũng như các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.
(ANTV) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước đi vào cuộc sống, không chỉ hỗ trợ con người trong công việc mà thậm chí còn giúp chúng ta thư giãn. Điển hình như một quán cà phê ở Hà Nội đang thử nghiệm cùng lúc sử dụng 4 robot thông minh để pha chế đồ uống, phục vụ bưng bê, chụp hình và viết thư pháp. Từ hoạt động riêng lẻ đến việc kết nối với nhau và với không gian cửa hàng đã mang đến những trải nghiệm gần gũi cho khách hàng.
(ANTV) - Cũng trong sáng 20/6, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cũng đã làm rõ các vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.