(ANTV) - Việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân. Đây là nội dung đáng chú ý trong Luật Căn cước vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua trong phiên làm việc sáng ngày hôm nay (27/11).
Với 87,25% trên tổ số đại biểu có mặt tại hội trường bấm nút biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước.
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 hầu hết ý kiến ĐBQH đều đồng ý với tên gọi của dự thảo Luật và tên thẻ căn cước.
Theo Trung tướng Lê Tấn Tới, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số. Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, thì việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.
Về vấn đề bảo mật của thẻ căn cước gắn chip, Ủy ban thường vụ Quốc hội Thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ.
Theo đó, khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu, nếu không có thao tác này thì không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.
Bên cạnh đó, để khai thác được các thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin.
Sau khi Luật Căn cước được thông qua, các đại biểu Quốc hội kỳ vọng các quy định của Luật sẽ sớm đi vào cuộc sống để giải quyết tốt những vướng mắc bất cập trong thực tiễn.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương nhận định: Khi Luật có hiệu lực, bằng việc mở rộng đối tượng và phạm vi điều chỉnh, chúng ta sẽ quản lý một cách tốt hơn, toàn diện hơn, chặt chẽ hơn đối với các đối tượng là người gốc Việt Nam nhưng chưa được công nhận là công dân của nước Việt Nam. Với sự điều chỉnh này không những có tác dụng trong việc chúng ta quản lý ANTT tốt hơn mà quan trọng hơn là quyền con người được đảm bảo hơn. Chúng ta thông qua Luật Căn cước lần này là một tiền đề rất quan trọng để chúng ta tiến tới xây dựng Chính phủ sổ, chính quyền số, xã hội số.
Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông quan cũng đã chỉnh lý, bổ sung quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước cho đầy đủ, chặt chẽ. Luật Căn cước gồm 7 Chương, 46 Điều, có hiệu lực từ ngày 1-7-2024.
Cũng trong phiên làm việc sáng ngày 27/11, với 85,63% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).
Quốc hội cũng đã tiến hành thảo luận ở hội trường về: Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và các báo cáo của Chính phủ về: Sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và kết quả 03 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(ANTV) - Chiều 1/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác của Trung ương đã đi thăm, kiểm tra hoạt động của mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh; phường Tây Hồ và Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.
(ANTV) - Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo 138 TP Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên dương các điển hình tiến tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2025. Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại Ngày hội.
(ANTV) - Mới đây Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường - Bộ Công an phối hợp cùng lực lượng Công an tỉnh Bắc Ninh bất ngờ kiểm tra một kho xưởng tại thôn Sơn, phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện một đường dây sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật giả quy mô lớn, do Nguyễn Văn Tuấn cầm đầu.
(ANTV) - Ngay sau khi sáp nhập 2 địa phương vào TP.HCM, Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đã đẩy mạnh chiến dịch kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Vận tải hành khách, dừng đỗ sai quy định là một trong những chuyên đề được Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đẩy mạnh trong tuần đầu của chiến dịch.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, người dưới 35 tuổi có thể vay mua nhà ở xã hội với mức lãi suất chỉ 5,9% thay vì 6,1% như trước đó. Mức lãi suất này được áp dụng trong 5 năm đầu vay vốn.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Đối với các cơ sở kinh doanh, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.
(ANTV) - Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, TPHCM đang tập trung đa dạng hóa đối tác thương mại, đẩy mạnh mở rộng sang các thị trường mới. Xáo trộn thương mại toàn cầu đang đặt ra thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế của TPHCM. Dù vậy, thành phố vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng 8,5% đã đề ra, chủ động xây dựng các kế hoạch ứng phó và hỗ trợ doanh nghiệp.
(ANTV) - Để đáp ứng yêu cầu khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Công an các xã, phường trên địa bàn TP.HCM đã khẩn trương triển khai các mặt công tác, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị trên địa bàn góp phần vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động.
(ANTV) - Là phường trung tâm của tỉnh Lâm Đồng mới, Công an phường Xuân Hương – Đà Lạt đã bước vào ngày làm việc đầu tiên với tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu quản lý về an ninh trật tự trên địa bàn rộng lớn sau khi sáp nhập từ các phường 1, 2, 3, 4 và 10 TP Đà Lạt cũ.
(ANTV) - Tối 01/7, hàng nghìn người dân đã tới Quảng trường Nguyễn Văn Linh (tỉnh Hưng Yên) để xem chương trình nghệ thuật “Giai điệu quê hương – Niềm tin ngày mới” nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 – 1/7/2025) và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Chương trình do Cục Công tác chính trị chỉ đạo, Nhà hát Ca múa nhạc Công an nhân dân biểu diễn.