Thứ Hai, 25/11/2024 14:45 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Sức mạnh lời hiệu triệu

(ANTV) - Cách đây đúng tròn 75 năm (11/6/1948 - 11/6/2023), dựa trên tinh thần yêu nước của cả dân tộc, Bác Hồ đã viết “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” với sức mạnh lôi cuốn, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ. Lời kêu gọi thi đua ái quốc ấy được ví như một lời hiệu triệu non sông.

  Từ lời hiệu triệu về tinh thần thi đua ái quốc, nhiều phong trào thi đua đã phát triển rộng khắp, thực sự là động lực to lớn, góp phần vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Điển hình là các phong trào thi đua: “Tuần lễ vàng”; “Bình dân học vụ”… đến “Cờ Ba nhất” trong quân đội; “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp; “Sóng Duyên Hải” trong công nghiệp; “Hai tốt” trong giáo dục; “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” trong thanh niên…

   Với lực lượng CAND, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nổi lên là các phong trào “ba không” phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền chiến lược, như “bảo mật phòng gian”, “ngũ gia liên bảo”, “thập gia liên bảo”… Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, CAND đã quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa thành các phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc”.

Đối với lực lượng CAND, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được cán bộ, chiến sĩ quán triệt, khắc ghi, quyết tâm thực hiện, lập công trong công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng.

 Đúng theo tinh thần của “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Hồ Chủ tịch: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kì giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên 1 chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa” đã huy động sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, biến tinh thần yêu nước trong trái tim, khối óc của mỗi con người thành những hành động, việc làm cụ thể, gây dựng nên những phong trào thi đua sôi nổi.

Và cũng chính từ đây, nhiều cá nhân, tấm gương điển hình xuất hiện, góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc./.

Lực lượng CAND học theo Bác, thi đua lập công trong thời kỳ mới

Sau cuộc tổng tiến công, nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hòa bình lập lại, Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam kiên quyết, kiên trì đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn, ra sức vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người về thi đua yêu nước.

Với lực lượng CAND, thời kỳ này đã có nhiều giải pháp, cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước, gắn với việc học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy.

Qua đó, đã khiến phong trào thi đua yêu nước được lan tỏa sâu rộng, lớn mạnh trong lực lượng CAND, động viên CBCS ra sức thi đua, xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an tận tụy, mưu trí, dũng cảm, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Nhằm phát huy tinh thần thi đua yêu nước của CBCS công an trong tình hình mới, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài …Bộ Nội vụ, nay là Bộ Công an đã tham mưu với Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, chỉ rõ chủ trương, hình thức và biện pháp thực hiện để đưa phong trào đi thi đua yêu nước đi vào nền nếp, có chiều sâu, gắn với thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an.

Đặc biệt, ngày 25-5-1983, đồng chí Phạm Hùng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Chỉ thị số 04/CT-BNV về phát động trong toàn lực lượng CAND phong trào “Học tập thấm nhuần sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Sáu điều Bác Hồ dạy”

Nhằm phát huy tinh thần thi đua yêu nước của CBCS công an trong tình hình mới…xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài …Bộ Nội vụ, nay là Bộ Công an đã tham mưu với Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, chỉ rõ chủ trương, hình thức và biện pháp thực hiện để đưa phong trào đi thi đua yêu nước đi vào nền nếp, có chiều sâu, gắn với thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an.

Đặc biệt, ngày 25-5-1983, đồng chí Phạm Hùng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Chỉ thị số 04/CT-BNV về phát động trong toàn lực lượng CAND phong trào “Học tập thấm nhuần sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Sáu điều Bác Hồ dạy”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đã dạy: Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ.

Hàng trăm phong trào được triển khai hàng năm trong toàn lực lượng CAND thời kỳ mới... không chỉ động viên, khích lệ CBCS hoàn thành nhiềm vụ…mà còn tạo sức lan tỏa, tạo sự tin yêu, đồng thuận của toàn xã hội… Góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xử phạt tài xế lấn làn, vượt ẩu trên quốc lộ 2

Xử phạt tài xế lấn làn, vượt ẩu trên quốc lộ 2

Xã hội 25/11/2024

(ANTV) - Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Tuyên Quang, vừa làm rõ và lập biên bản xử lý đối với người đàn ông, trú tại thôn Liên Bình, Đội Bình (Yên Sơn) là lái xe đầu kéo đã có hành vi vượt ẩu trên tuyến quốc lộ 2 Tuyên Quang - Hà Giang thuộc địa phận xã Thành Long (Hàm Yên).

Cảnh giác với tội phạm trộm cắp tài sản trong khu dân cư

Cảnh giác với tội phạm trộm cắp tài sản trong khu dân cư

Pháp luật 25/11/2024

(ANTV) - Với những thói quen như mở cửa sau để thông gió hay quên đóng cửa khi đi ngủ, các đối tượng trộm cắp tài sản đã lợi dụng để đột nhập lấy đi các tài sản có giá trị của người dân. Đáng nói hơn, nếu như trước đây, số tội phạm trộm cắp chỉ đột nhập khi gia chủ đi vắng thì nay chúng đã ngang nhiên, manh động lẻn vào khi chủ nhà còn thức hay đang ngủ say. Nguy hiểm hơn nếu như giữa đêm tối mà người dân phản kháng với tội phạm trộm cắp. Những vụ việc mà Công an quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng làm rõ được trong thời gian qua đã cho thấy những sơ hở rất lớn còn tồn tại trong Nhân dân cần có biện pháp khắc phục.

Mưa lũ khiến nhiều nơi ở Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam bị ngập sâu, chia cắt

Mưa lũ khiến nhiều nơi ở Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam bị ngập sâu, chia cắt

Xã hội 25/11/2024

(ANTV) - Những ngày qua mưa lũ xảy ra trên diện rộng tại nhiều địa phương thuộc Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam khiến nhiều khu vực bị ngập úng, sạt lở, chia cắt. Chính quyền và cơ quan chức năng các địa phương đã khẩn trương di dời người dân đến nơi an toàn, khẩn trương ứng phó mưa lũ.

Máy bay Nga cháy động cơ khi hạ cánh tại Thổ Nhĩ Kỳ

Máy bay Nga cháy động cơ khi hạ cánh tại Thổ Nhĩ Kỳ

Thế giới 25/11/2024

(ANTV) - Theo truyền thông Nga, một động cơ của máy bay Sukhoi Superjet 100 của Nga, do hãng hàng không Azimuth vận hành, đã bốc cháy dữ dội khi máy bay hạ cánh tại thành phố Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện tất cả 79 hành khách trên máy bay đã được sơ tán.

Giao tranh tiếp diễn giữa Israel và Hezbollah

Giao tranh tiếp diễn giữa Israel và Hezbollah

Thế giới 25/11/2024

(ANTV) - Sau nhiều ngày tấn công hạn chế nhằm tạo điều kiện cho tiến trình đàm phán ngừng bắn, hôm qua, lực lượng Hezbollah ở Liban bất ngờ mở lại các cuộc tập kích tên lửa dữ dội, đánh phá nhiều mục tiêu tại Israel, trong đó có ít nhất 3 căn cứ quân sự. Tại chiến trường Nam Liban, Hezbollah cũng tuyên bố phá hủy 6 xe tăng và loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục binh sỹ Israel.

Các giáo phái ở Pakistan đạt thỏa thuận ngừng bắn

Các giáo phái ở Pakistan đạt thỏa thuận ngừng bắn

Thế giới 25/11/2024

(ANTV) - Một nhóm quan chức chính phủ Pakistan đã nỗ lực hòa giải và đạt được thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa các nhóm giáo phái đối lập ở vùng Tây Bắc, chấm dứt nhiều ngày đụng độ khiến hơn 230 người bị thương vong.

Ý nghĩa của thỏa thuận tài chính tại COP29

Ý nghĩa của thỏa thuận tài chính tại COP29

Thế giới 25/11/2024

(ANTV) - Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29) đã đạt được thỏa thuận tài chính khí hậu mới , theo đó các bên cam kết từ nay đến năm 2035 mỗi năm sẽ hỗ trợ 300 tỷ USD cho các nước nghèo và dễ bị tổn thương để giúp các nước này ứng phó với biến đổi khí hậu. Ủy ban châu Âu khẳng định thỏa thuận này đã đánh dấu kỷ nguyên mới về hợp tác và tài chính khí hậu.

Những dự án chống ngập khổng lồ ở thủ đô Đan Mạch

Những dự án chống ngập khổng lồ ở thủ đô Đan Mạch

Thế giới 25/11/2024

(ANTV) - Biến đổi khí hậu, dẫn đến tình trạng băng tan, nước biển dâng, hạn hán và mưa lũ diễn ra thường xuyên, khiến các thành phố lớn trên thế giới, kể cả những đất nước phát triển, đều phải đối mặt nguy cơ ngập lụt. Trước tình trạng này, thủ đô Copenhagen, Đan Mạch đã tăng cường đầu tư vào hệ thống chứa nước, cũng như nâng cao khả năng chống chịu trước những thảm họa tự nhiên khủng khiếp khác.

Xem thêm