Thứ Tư, 08/01/2025 01:39 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay (4/1)

(ANTV) - Kinh phí thực hiện chính sách với người lao động trong sắp xếp bộ máy; Bơm’ bao nhiêu tiền ra nền kinh tế trong năm nay?; Cơn sóng ngầm về vi phạm đất đai tại nông thôn; Tăng mức xử phạt vi phạm giao thông là cần thiết - là những bài viết nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay (4/1).

Kinh phí thực hiện chính sách với người lao động trong sắp xếp bộ máy

Việc sắp xếp và tinh gọn bộ máy hành chính đang gây ra tình trạng dôi dư nhân sự, đặc biệt là cán bộ, công chức. Báo CAND đề cập đến dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí và quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng.

Theo Dự thảo, Ngân sách Nhà nước, bao gồm Ngân sách Trung ương và địa phương sẽ được sử dụng để chi trả các chế độ như trợ cấp thôi việc, hỗ trợ đào tạo nghề và chi phí sắp xếp lại nhân sự. Tại Hà Nội, kế hoạch giải quyết hơn 800 cán bộ dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã sẽ được triển khai trong vòng 5 năm, đảm bảo quyền lợi người lao động. Quá trình này không chỉ nâng cao hiệu quả bộ máy mà còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các nguồn lực tài chính.

'Bơm’ bao nhiêu tiền ra nền kinh tế trong năm nay?

Năm 2025, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, đạt hơn 18 triệu tỷ đồng. Điều này có nghĩa là hơn 2,5 triệu tỷ đồng sẽ được "bơm" thêm vào nền kinh tế. Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong 8 năm qua. 

Để đạt được mục tiêu, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng đảm bảo an toàn, ưu tiên vốn cho sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực trọng điểm, đồng thời kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro. Chia sẻ trên báo Tiền phong, một số chuyên gia cho rằng: bất động sản, năng lượng, bán lẻ, tiêu dùng và đầu tư công sẽ hấp thụ vốn mạnh. Giải ngân đầu tư công cao cùng mặt bằng lãi suất thấp sẽ thúc đẩy tín dụng bán lẻ và vay mua nhà, dự báo tăng trưởng khoảng 15%, góp phần phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.

Cơn sóng ngầm về vi phạm đất đai tại nông thôn

Tình trạng vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại nông thôn đang diễn ra phức tạp, bao gồm lấn chiếm, chuyển đổi mục đích trái phép và xây dựng trên đất nông nghiệp. Báo Lao Động ghi nhận các vi phạm này xuất hiện từ Hà Nội lan đến nhiều tỉnh thành, gây ra lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực đến kinh tế.

Trong bài viết “Cơn sóng ngầm về vi phạm đất đai tại nông thôn”, tác giả đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường phát hiện và xử lý vi phạm. Đồng thời khuyến nghị chính quyền phối hợp chặt chẽ với cộng đồng để ngăn chặn tái diễn. Những vi phạm đất đai không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự quyết tâm của các cấp chính quyền trong xử lý triệt để.

Tăng mức xử phạt vi phạm giao thông là cần thiết

Nghị định 168 năm 2024 đã tăng mạnh mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông, đặc biệt là những lỗi cố ý và có nguy cơ cao gây tai nạn. Báo VietNamNet dẫn lời luật sư Đặng Văn Cường, khẳng định rằng biện pháp này là cần thiết để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Dù có ý kiến lo ngại về mức phạt cao, luật sư Cường nhấn mạnh rằng các chế tài nghiêm khắc là biện pháp răn đe hiệu quả. Đồng thời, ông đề xuất cơ quan chức năng cần chứng minh lỗi vi phạm để đảm bảo không xảy ra xử phạt oan, tạo niềm tin trong xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Giải ngân vốn đầu tư công: Cơ hội và thách thức

Giải ngân vốn đầu tư công: Cơ hội và thách thức

Kinh tế 07/01/2025

(ANTV) - Khi nói đến các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư công luôn được xem là một trong những yếu tố then chốt. Từ những cây cầu, con đường, đến các dự án năng lượng, nước sạch hay giáo dục - tất cả đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực từ đầu tư công.

TP HCM thông xe 4 công trình giao thông

TP HCM thông xe 4 công trình giao thông

Kinh tế 07/01/2025

(ANTV) - Cùng một lúc, 4 công trình trọng điểm của TP. HCM đã được thông xe phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Điều này đã góp phần cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông của thành phố. Tạo thuận lợi cho vận chuyển giao thương hàng hoá. Đồng thời tạo đà để thành phố tiếp tục thực hiện nhiều dự án chỉnh trang đô thị, mở rộng đường sá, và các hạ tầng giao thông thiết yếu khác trong năm 2025 và xa hơn.

Nhiều chính sách mới về nhà ở xã hội

Nhiều chính sách mới về nhà ở xã hội

Kinh tế 07/01/2025

(ANTV) - Sở Xây dựng TP HCM vừa trình UBND TP HCM về việc xin chủ trương xây dựng Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn TP HCM. Các cơ chế hỗ trợ này kỳ vọng giúp thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị, hướng tới việc thực hiện 93.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030 tại TP HCM.

Đảm bảo phúc lợi công đoàn viên dịp Tết

Đảm bảo phúc lợi công đoàn viên dịp Tết

Xã hội 07/01/2025

(ANTV) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp đoàn viên, sum vầy bên gia đình, mà còn là thời điểm được mong đợi nhất trong năm đối với người lao động. Trong bối cảnh đời sống và kinh tế đang dần hồi phục, việc đảm bảo phúc lợi cho công đoàn viên trong mùa Tết đang được nhiều doanh nghiệp, công đoàn ngành Công thương tỉnh Khánh Hòa đặc biệt quan tâm.

Phụ nữ miền núi livestream bán nông sản

Phụ nữ miền núi livestream bán nông sản

Kinh tế 07/01/2025

(ANTV) - Chỉ với một chiếc điện thoại và bối cảnh tại vườn hoặc bên hiên nhà, nhiều phụ nữ đồng bào Cadong ở xã Sơn Long, huyện miền núi Sơn Tây của tỉnh Quảng Ngãi đã đưa các loại nông sản do gia đình và người dân quê mình sản xuất đến với đông đảo người tiêu dùng.

Xem thêm