(ANTV) - Tinh gọn bộ máy tạo đà thúc đẩy chuyển đổi số; Cao điểm truy quét hàng nhái, hàng nhập lậu; Thi tốt nghiệp THPT 2025: Học sinh “né” môn thi mới; Hết quỹ đất, nguồn cung căn hộ nội đô tiếp tục khan hiếm;... là những tin tức nổi bật trên các báo ra ngày hôm nay.
Tinh gọn bộ máy tạo đà thúc đẩy chuyển đổi số
Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia, báo cáo cho thấy, về hạ tầng công nghệ còn 9/22 bộ, ngành chưa hoàn thành việc nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh. Một điểm nghẽn quan trọng là từ tổ chức, bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian dẫn đến cơ chế xin cho, làm nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Báo Nhân Dân đề cập qua bài viết có nhan đề “Tinh gọn bộ máy tạo đà thúc đẩy chuyển đổi số”
Nội dung bài viết chỉ ra một số cán bộ, nhất là những người nắm giữ quyền lực và vị trí then chốt trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, vì lợi ích cá nhân, chưa thật sự muốn đẩy mạnh chuyển đổi số.… Do vậy, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ: Cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương.
Đây là giải pháp quan trọng giúp cuộc cách mạng về chuyển đổi số của chúng ta bứt phá phát triển, đồng thời quay trở lại giúp tổ chức, bộ máy tinh gọn, giảm chi phí, hoạt động hiệu năng, hiệu quả. Nhiệm vụ cấp bách được Trung ương xác định phải tiến hành khẩn trương cho nên rất cần sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị.
Theo báo Nhân dân
Cao điểm truy quét hàng nhái, hàng nhập lậu
TPHCM thường xuyên phải giải quyết các vấn đề liên quan đến tình trạng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm “bẩn” trôi nổi tuồn vào thành phố tiêu thụ. Thời điểm cận tết, vấn nạn này càng trở nên nhức nhối. Thông tin trên Báo Đại Đoàn kết.
Lực lượng chức năng tại TPHCM sẽ Tập trung vào việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoạt động buôn lậu, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm bẩn, nạn gian lận thương mại, trốn thuế, kể cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trong đó, tập trung kiểm tra các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, siêu thị, kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử, website, mạng xã hội.
Ngoài ra, các địa phương cũng được yêu cầu tra soát các khu vực buôn bán khác tại các tuyến đường, khu công nghiệp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Theo báo Đại Đoàn Kết
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Học sinh “né” môn thi mới
Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12. Tuy nhiên, kết quả khảo sát ban đầu cho thấy, hai môn học mới, lần đầu tiên được thi tốt nghiệp THPT là Tin học, Công nghệ rất ít học sinh lựa chọn.
Theo khảo sát ban đầu tại Trường THPT Thạch Bàn (Hà Nội), toàn trường chỉ có 2 em chọn môn Tin học và không có học sinh nào chọn môn Công nghệ; tại Trường THPT Cao Bá Quát (Hà Nội), trong số gần 700 học sinh lớp 12, cũng không có em nào lựa chọn môn Công nghệ và Tin học.
Không chỉ ở Hà Nội, tại nhiều trường THPT ở Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, tình trạng học sinh ít chọn môn Công nghệ và Tin học cũng phổ biến ở rất nhiều trường. Theo lý giải của các trường THPT, đây là 2 môn lần đầu tiên trở thành môn thi tốt nghiệp THPT nên cả học sinh và giáo viên đều bỡ ngỡ. Có thể vì chưa có tiền lệ về cách ra đề thi để tham khảo, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ những kỳ thi trước nên học sinh không dám “mạo hiểm”.
Quan trọng hơn, hiện các trường đại học đều chưa công bố về việc sử dụng các tổ hợp xét tuyển có 2 môn này khiến các trường THPT gặp khó khăn trong định hướng học tập, sắp xếp ôn luyện cho học sinh.
Theo báo CAND
Hết quỹ đất, nguồn cung căn hộ nội đô tiếp tục khan hiếm
Thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội thời gian qua đã phục hồi mạnh mẽ với nguồn cung tăng trưởng đáng kể, đặc biệt ở các quận ven đô như Đông Anh, Gia Lâm và Nam Từ Liêm. Tuy nhiên, tại các quận trung tâm TP, nguồn cung được dự báo sẽ tiếp tục khan hiếm khi quỹ đất nội đô ngày càng cạn kiệt.
Tác giả bài viết nhận định, những năm tới“cơn khát” căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn, bởi hiện nay quỹ đất đang cạn kiệt.
Tại nội đô Hà Nội, nhiều dự án sau khi mở bán đã “hết hàng” và cũng chỉ ghi nhận một vài dự án mở bán. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, xu hướng kết hôn muộn hoặc độc thân đang không ngừng gia tăng, nhất là tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Đặc biệt, xu hướng thuê căn hộ để tận hưởng tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống đã và đang trở thành lựa chọn phổ biến cho nhóm đối tượng này. Trong khi thực trạng thị trường hiện nay là quỹ đất cạn kiệt, nhiều dự án bị vướng mắc pháp lý chưa thể tháo gỡ ngay, vì vậy trong vòng 3 - 5 năm tới nguồn cung căn hộ nội thành sẽ vẫn khan hiếm.
Theo báo Kinh tế & Đô thị
(ANTV) - Ba ngày vận hành mô hình mới, Công an tỉnh Lâm Đồng đang từng bước thích nghi. Trong đó, các đơn vị như Đội Đăng ký xe thuộc Phòng Cảnh sát giao thông và Công an các xã, phường trên địa bàn tỉnh đang thể hiện tinh thần “Vì nhân dân phục vụ” bằng tất cả sự tận tụy, trách nhiệm và chuyên nghiệp.
(ANTV) - Bệnh sốt xuất huyết Dengue ngày càng khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Nếu người dân chủ quan hoặc xử lý không đúng, bệnh có thể nhanh chóng chuyển nặng và dẫn đến tử vong.
(ANTV) - Người dân các tỉnh được giảm 800.000 đồng khi đăng ký ô tô, trừ Hà Nội và TP. HCM; TP. HCM: xem xét xe điện 4 bánh chở khách du lịch hoạt động trở lại; Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn...là thông tin về một số chính sách đang được dư luận quan tâm.
(ANTV) - Theo kế hoạch, sáng nay 04/7, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Trước ngày Hội đồng xét xử Toà án nhân dân TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm, đại diện Tập đoàn Phúc Sơn đã chuyển 768 tỷ đồng vào tài khoản của cơ quan thi hành án để khắc phục hậu quả vụ án thay cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch tập đoàn Phúc Sơn.
(ANTV) - Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 03/7, báo chí đặt câu hỏi cho đại diện Bộ Công an về những sai phạm liên quan vụ sản xuất, buôn bán sữa giả HIUP và việc nhãn hiệu thực phẩm Ofood của Công ty TNHH Sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food đã biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người.
(ANTV) - Giữa lúc dòng nước lũ đang nhấn chìm nhiều khu vực ở xã Chư Sê, tỉnh Gia Lai, một hành động nhanh trí, đầy dũng cảm đã được lan tỏa đến cộng đồng. Anh Trần Văn Nghĩa (30 tuổi) đã sử dụng máy bay không người lái (drone) để giải cứu hai cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước dữ.
(ANTV) - Một phụ nữ 22 tuổi tại Saint Petersburg đã bị bắt quả tang khi đang cài bom dưới gầm xe, theo thông tin từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Nghi phạm được cho là hành động theo chỉ đạo của tình báo Ukraine, với mục tiêu ám sát một nhân viên ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
(ANTV) - Từ nay đến Lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 02/9 chỉ còn khoảng 2 tháng nữa. Thời gian không còn nhiều, vì vậy trên các thao trường, các khối tham gia diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND vẫn đang nỗ lực luyện tập để có được những động tác đều nhất, đẹp nhất.
(ANTV) - Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), không gian mạng đã trở thành một mặt trận tư tưởng - văn hóa đầy thách thức. AI đang trở thành vũ khí để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu chuyển hóa nhận thức, đặc biệt nhắm vào đoàn viên, thanh niên thông qua chiêu trò “truyền thông đen” hết sức tinh vi, nguy hiểm. Báo CAND đề cập vấn đề này qua bài viết “Cảnh giác âm mưu chuyển hoá đoàn viên, thanh niên bằng thủ đoạn “truyền thông đen”.
(ANTV) - Sáng mai 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Một diễn biến đáng chú ý: luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, cho biết bị cáo Nguyễn Văn Hậu vừa được Tập đoàn Phúc Sơn nộp thay 768 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.