Thứ Bảy, 27/07/2024 06:27 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Đề xuất mở thêm hình thức giao dịch vàng như hàng hoá cơ bản

BT

(ANTV) - Giá vàng SJC liên tục tăng cao trong những ngày qua chạm ngưỡng gần 82 triệu đồng/lượng, đã kéo khoảng cách chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế có lúc tăng gần 20 triệu đồng/ lượng. Trong đó nguyên nhân chủ yếu từ cơ chế độc quyền của loại mặt hàng này. Do vậy, theo các chuyên gia tài chính thì trả lại tính thị trường cho vàng, không còn độc quyền kinh doanh vàng miếng SJC, hay ứng xử với vàng giống như 1 hàng hóa cơ bản là điều thị trường mong muốn.

Theo các chuyên gia Nghị định số 24 nhằm hạn chế tình trạng vàng hóa, dùng vàng để thay thế các công cụ thanh toán tại thời điểm ban hành đã đạt hiệu quả. Tuy nhiên sau 12 năm thi hành đến nay, tình hình đã thay đổi rất nhiều. Những diễn biến trên thị trường vàng trong thời gian qua cho thấy, khung pháp lý với kinh doanh vàng, đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Ông Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho biết: Phát triển một nền kinh tế thị trường thì cần phải có một thị trường tài chính tiền tệ theo thông lệ quốc tế và trong đó phải có một thị trường vàng theo thông lệ quốc tế. Để có thể huy động các cái nguồn lực trong nước cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như là phát triển nền kinh tế. Và rõ ràng là đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến cái việc phát triển thị trường vàng để đảm bảo cái nhu cầu dự trữ, mua bán cũng như là tích trữ của một cái bộ phận dân cư. Đồng thời phải đáp ứng được cái yêu cầu về vàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc cần điều chỉnh quy định quản lý thị trường vàng là cần thiết. Nhất khi tình trạng không bình đẳng giữa những vàng miếng như nhau. Đặc biệt từ 2013 đến nay nhà nước đã không sản xuất thêm vàng SJC ra thị trường. Với việc nhu cầu tăng cao trong thời gian qua đã có lúc chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế lên đến hơn 20 triệu/lượng. Do vậy, theo các chuyên gia tài chính thì trả lại tính thị trường cho vàng, không còn độc quyền kinh doanh vàng miếng SJC, và coi vàng giống như một hàng hóa cơ bản là điều thị trường mong muốn.

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường - Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM chia sẻ: Chúng ta cần xóa bỏ cơ chế độc quyền vàng. Đặc biệt thị trường vàng miếng. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đặc biệt kinh doanh vàng miếng thì đó phải là cá doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Đó là các doanh nghiệp hội đủ các yêu cầu chứ không phải doanh nghiệp nào tham gia cũng được.

Ông Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế  cho rằng: Xây dựng một thị trường vàng thì chúng ta sẽ phải có các thương hiệu khác nhau, đủ sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu khác nhau của thị trường. Và rõ ràng là chúng ta không khuyến khích vàng hóa nền kinh tế, nhưng chúng ta lại phải có các biện pháp để đáp ứng nhu cầu cất trữ của một bộ phận dân cư. Để từ đó nó vừa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý thống nhất của Nhà nước đối với thị trường vàng.

Bên cạnh đó trong bối cảnh tình hình thị trường hiện nay các các chuyên gia nhận định phương thức giao dịch vàng cũng cần đa dạng hơn. Qua đó giúp giảm bớt nhu cầu mua vàng vật chất và giảm sự luân chuyển dòng ngoại hối. Tuy nhiên nếu cho giao dịch vàng qua tài khoản hay các chứng chỉ vàng các cơ quan nhà nước cần phải có sự cẩn trọng, quy định cụ thể. Để đảm bảo vai trò quản lý thống nhất của Nhà nước đối với thị trường vàng và quyền lợi người dân./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện một kho hàng cất giấu số lượng lớn hàng hóa nghi giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Sau khi hạ nhiệt vào tháng 6, giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại khi mùa du lịch bước vào thời điểm sôi động. Ở nhiều chặng, giá vé tăng đến hơn 2 triệu đồng/vé, khiến không ít hành khách hủy vé, chuyển sang đi du lịch bằng phương tiện khác với điểm đến ngắn hơn.

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Trong thời gian gần đây, lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM đã liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bao gồm các mặt hàng nhập lậu và hàng giả. Các mặt hàng bị phát hiện thường là nước hoa, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, thuốc tân dược và thực phẩm chức năng, đều thiếu hóa đơn chứng từ và nguồn gốc xuất xứ.

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực làm mới, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng hóa các sự kiện định kỳ và thường xuyên để nâng cao trải nghiệm cho du khách. Trong đó, sản phẩm du lịch y tế được chú trọng đầu tư để từng bước hoàn thiện, nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chính trị 26/07/2024

(ANTV) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi là mất mát rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đến 12h ngày hôm nay 26/7 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Xem thêm