Thứ Bảy, 05/10/2024 10:14 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Nhiều nỗ lực gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam

BT

(ANTV) - Việc Ủy ban châu Âu (EC) dời lịch đến Việt Nam để kiểm tra về công tác chống khai thác IUU vào cuối quý III đầu quý IV, thay vì tháng 5 như dự kiến hồi đầu năm sẽ giúp chúng ta có thêm thời gian chuẩn bị. Trong bối cảnh hiện nay, gỡ "thẻ vàng" IUU là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.

Với vai trò thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Chống khai thác IUU, Bộ NN&PTNT đã tham mưu Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 32 và tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 52 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cũng như các chương trình, kế hoạch hành động chống khai thác IUU.

Bộ cũng đã xây dựng Nghị quyết ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị 32 của Ban Bí thư, Nghị quyết 52 của Chính phủ. Việc chuyển đổi một ngành đánh cá, từ mang tính chất đánh bắt tự nhiên trở thành một ngành đánh cá hiện đại, bền vững, có trách nhiệm và việc thay đổi ý thức của ngư dân là một thách thức lớn, đòi hỏi quyết tâm cao của tất cả các bên liên quan.

Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà được biết đến là một trong những địa phương đi đầu về con giống, vật nuôi trồng thuỷ sản của cả nước. Thế nhưng, những “vườn ươm” giống tôm, cá như thế này lại rất hạn chế. Thực tế, về hoạt động nuôi, ươm giống thuỷ sản ở Nha Trang không còn mới, thế nhưng không phải cơ sở nào đầu tư vào lĩnh vực này cũng trụ được. Để làm được như thế này, là chuỗi quá trình nghiên cứu, tham khảo, theo dõi, nguồn tài chính để nhập khẩu giống bố, mẹ và có sự giám sát của các chuyên gia về lĩnh vực thuỷ sản. Trong đó, nguồn vốn đóng vai trò quan trọng nhất mà doanh nghiệp tư nhân còn vướng mắc.

Hiện nay, nhiều cơ sở nuôi, ươm tôm, cá giống chủ yếu là có quy mô vừa và nhỏ, chưa qua đào tạo hoặc chưa được hướng dẫn bài bản một cách chính thức về kiến thức, đặc tính, tập quán và vấn đề y, sinh học. Chủ yếu là tự tìm tòi học hỏi, tham khảo hoặc thực hiện thủ công theo kinh nghiệm truyền tay. Theo các chuyên gia, các hình thức này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà không biết cách xử lý như: Nguồn nước nhiễm khuẩn, thiếu hụt oxy, phát sinh tảo gây hại làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc chết của giống bố mẹ. Đối với con giống thì sức đề kháng kém, tỷ lệ chết khi đưa sang môi trường thả nuôi cao, chậm phát triển, dễ nhiễm bệnh và phát triển không đồng đều…

Cả thị xã Sông Cầu, nơi nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh Phú Yên, từ hàng chục năm qua cũng chỉ có 2 điểm đăng ký hoạt động phân phối tôm hùm giống. Thế nhưng quy mô này rất hạn chế và cũng chỉ là điểm trung gian nhập giống từ nơi khác về rồi dưỡng oxy để hồi phục sức khoẻ cho tôm giống trước khi giao cho người dân. Nguồn giống tôm hùm hầu hết phụ thuộc vào nhập từ các nươc trong khu vực như: Singapore, Indonesia và Thái Lan

Nuôi trồng thuỷ sản từ lâu đã được nhiều quốc gia quan tâm phát triển một cách nghiêm túc, tổng thể, thậm chí là có quy trình và quy hoạch bền vững, giúp giảm sâu vào phụ thuộc đánh bắt tự nhiên. Tuy nhiên, tại Việt Nam ngành, nghề này đa phần còn mang tính tự phát, tự tìm tòi nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Do đó, chúng ta vẫn bị động về mặt nguồn giống, con giống; hạn chế về mặt ổn định và đa dạng chủng loại. Một “vườn ươm thuỷ hải sản” ổn định lâu dài, bền vững để cung cấp giống đa dạng chủng loại là điều người dân kỳ vọng có được.

Thời gian tới, các địa phương sẽ tiếp tục bố trí nguồn lực, đảm bảo trực ban 24/24h; theo dõi, giám sát 100% tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, nắm rõ và xử lý nghiêm từng trường hợp vi phạm quy định về mất kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Bám sát 4 nhóm khuyến nghị của EC đã đưa ra đối với Việt Nam, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; ban hành kế hoạch hành động cụ thể; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các đội tàu khai thác, đảm bảo 100% lắp các thiết bị giám sát hành trình, tàu nào không đủ điều kiện không cho xuất bến, không đi khai thác; ban hành kế hoạch truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử, đảm bảo không có việc trộn lẫn hồ sơ, gian lận trong xác nhận chứng nhận nguồn gốc, tăng tỷ lệ xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Không gian Pháp ngữ là mảnh đất tiềm năng cho hợp tác kinh tế, đầu tư

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Không gian Pháp ngữ là mảnh đất tiềm năng cho hợp tác kinh tế, đầu tư

Chính trị 04/10/2024

(ANTV) - Đúng 21 giờ 45 phút ngày 3/10 (theo giờ địa phương), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay Orly, Thủ đô Paris, Pháp, bắt đầu các hoạt động tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Triệt xóa đường dây lừa đảo xuyên quốc gia tại đặc khu kinh tế “Tam Giác Vàng”

Triệt xóa đường dây lừa đảo xuyên quốc gia tại đặc khu kinh tế “Tam Giác Vàng”

Pháp luật 04/10/2024

(ANTV) - Một đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia tại đặc khu kinh tế “Tam Giác Vàng” thuộc tỉnh Bokeo, nước CHDCND Lào do các đối tượng người nước ngoài chủ mưu, cầm đầu dưới hình thức lừa tình, lôi kéo đầu tư tiền ảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của người dân Việt Nam vừa bị Phòng CSHS Công an tỉnh Nghệ An và Công an huyện Con Cuông đồng chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan triệt xóa, bước đầu bắt giữ 5 đối tượng.

Quảng Bình: Bắt nguyên Chủ tịch UBND xã và cán bộ địa chính

Quảng Bình: Bắt nguyên Chủ tịch UBND xã và cán bộ địa chính

Pháp luật 04/10/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã thi hành quyết định khởi tố vụ án hình sự “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại UBND xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, khởi tố bị can và lệnh bắt 2 đối tượng gồm Hồ Đăng Chiến, là Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Bố Trạch, nguyên Chủ tịch UBND xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; Hồ Hoàng Quân, là công chức địa chính xã Trung Trạch, nguyên công chức địa chính xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đồng Nai: Tiêu huỷ 21 cá thể hổ, báo chết do cúm A/H5N1

Đồng Nai: Tiêu huỷ 21 cá thể hổ, báo chết do cúm A/H5N1

Xã hội 04/10/2024

(ANTV) - Chiều 3/10, đoàn liên ngành tỉnh Đồng Nai đã họp bàn, thống nhất tiêu hủy toàn bộ 20 con hổ, 1 con báo với trọng lượng hơn 1,6 tấn vì bị mắc cúm A/H5N1 tại Khu du lịch Vườn Xoài nhằm hạn chế dịch lây lan sang các loài mẫn cảm khác.

Triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô

Triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô

Văn hóa 04/10/2024

(ANTV) - Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4-10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

Hà Nội: Khôi phục sản xuất rau màu sau mưa lũ

Hà Nội: Khôi phục sản xuất rau màu sau mưa lũ

Kinh tế 04/10/2024

(ANTV) - Sau bão cũng như hoàn lưu của bão số 3, diện tích rau màu của Hà Nội thiệt hại rất nặng nề. Ngay khi nước rút, để khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra và ổn định nguồn cung sản phẩm cho người dân, Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với các địa phương hỗ trợ khôi phục sản xuất rau màu. Ghi nhận của THCAND tại Mê Linh, vùng trọng điểm trồng rau của Tp Hà Nội.

Xem thêm