Thứ Hai, 28/10/2024 01:30 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Áp lực lên ngành chăn nuôi từ thịt nhập khẩu

(ANTV) - Cơn bão dịch tả lợn châu Phi hoành hành dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung thịt lợn đã và đang đẩy ngành chăn nuôi vào thế khó. Song, chưa dừng lại ở đó, từ đầu năm đến nay, thịt ngoại nhập khẩu giá rẻ ồ ạt tràn vào thị trường đẩy thêm áp lực lớn lên ngành chăn nuôi nước nhà.

7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập về gần 6.000 tấn thịt lợn ngoại từ  24 quốc gia, vùng lãnh thổ  như: Úc, Hoa Kỳ, New Zealand.

Mặt hàng thịt gà nhập khẩu cũng gia  tăng chỉ tính riêng từ tháng 1 đến nay, Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ hơn 62.000 tấn thịt gà các loại với giá trị nhập khẩu đạt hơn 48 triệu USD. Như vậy, tính ra chưa đến 18.000 đồng mỗi kg thịt gà nhập Mỹ về Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Vui, nông dân cho rằng: Thịt các loại của ngoại đang tràn vào VN nên những người nông dân chăn nuôi như chúng tôi rất khốn khổ, rất vất vả vì đầu ra.

Còn bà Nguyễn Thị Vang, nông dân lại lo lắng: Nói chung là trước thực trạng này thì người nông dân chúng tôi cũng không biết xoay sở như thế nào nữa. Khó khăn trăm bề.

Lượng thịt nhập khẩu gia tăng cũng đồng nghĩa cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam được lựa chọn các loại thực phẩm phong phú hơn. Tuy nhiên, khi các sản phẩm nhập khẩu có giá  quá rẻ  thì  đây là một áp lực rất lớn đối với ngành chăn nuôi.

Từ đầu năm đến nay,  giá bán thịt và trứng gà sản xuất trong nước luôn chững ở mức rất thấp, thậm chí dưới giá thành sản xuất. Thực tế này khiến cho nhiều hộ gia đình, trang trại và các DN bị thua lỗ nặng nề. Để tháo gỡ vấn đề này không chỉ của riêng ngành chăn nuôi mà còn của nhiều ban ngành liên quan khác.

Theo ông Đặng Kim Sơn, chuyên gia nông nghiệp: Thịt ngoại nhập vào Việt Nam như vậy thì cách giảm áp lực cho ngành chăn nuôi là các DN Việt cần sớm cơ cấu lại sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt cần đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm để giữ vững thị trường nội địa, phát triển thị trường xuất khẩu.

Ông Kaile Petto, chuyên gia nông nghiệp New Zealand nhận định: Đã đến lúc ngành chăn nuôi Việt Nam  cần đặc biệt chú trọng đầu tư công nghệ, đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng suất vật nuôi nhằm giảm giá thành sản phẩm, bảo đảm tiệm cận với giá thành bình quân của thế giới. Đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước bằng chính sách kích cầu.

Không ít ý kiến cho rằng, yếu tố liên kết trong ngành chăn nuôi còn lỏng lẻo. Chúng ta cần sản lượng cao và có chất lượng. Do đó phải đẩy mạnh liên kết chuỗi sản xuất để khai thác năng suất vật nuôi, cây trồng, đột phá khâu chế biến nông sản và phát triển thị trường một cách khoa học sẽ có tác dụng thúc đẩy cung ứng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ngày càng có vị thế trong chuỗi nông nghiệp toàn cầu./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Quảng Ngãi: Di dời hàng trăm hộ dân tránh sạt lở núi

Quảng Ngãi: Di dời hàng trăm hộ dân tránh sạt lở núi

Xã hội 27/10/2024

(ANTV) - Mưa lớn kéo dài khiến nhiều điểm ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nguy cơ sạt lở. Đây là vấn đề tỉnh Quảng Ngãi quan tâm nhất hiện nay nên đã chỉ đạo cho các địa phương ở miền núi tập trung rà soát tất cả các điểm có nguy cơ sạt lở để chủ động di dời dân đến nơi an toàn.

Iran khẳng định quyết tâm tự vệ không giới hạn

Iran khẳng định quyết tâm tự vệ không giới hạn

Thế giới 27/10/2024

(ANTV) - Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi hôm 26/10 đã khẳng định quyết tâm tự vệ của nước này là không có giới hạn, sau khi các mục tiêu quân sự của Tehran bị máy bay chiến đấu và tên lửa của Israel tấn công vào rạng sáng cùng ngày. Trước viễn cảnh xung đột khu vực ngày càng cận kề, cộng đồng quốc tế tiếp tục hối thúc các bên tránh các động thái leo thang căng thẳng.

Xem thêm