
(ANTV) - Vùng Đông Nam bộ, là một khu vực 6 tỉnh thành nhưng đóng góp hơn 31% GRDP, cùng 35% xuất khẩu của cả nước. Theo các chuyên gia hiện tại vùng Đông Nam Bộ cần được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù để có thể cộng hưởng sức mạnh.
Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành là TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Đây là hạt nhân, cực tăng trưởng kinh tế hàng đầu của cả nước. Do đó để hiện thực hóa mục tiêu phát triển vùng Đông Nam Bộ vươn tầm khu vực, các tỉnh, thành cần có sự liên kết, liên thông về quy hoạch, hạ tầng và cả các cơ chế, chính sách đặc thù.
Theo các chuyên gia hiện tại vùng Đông Nam Bộ cần được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù để có thể cộng hưởng sức mạnh. Trong đó, các nội dung phân cấp, phân quyền trong Nghị quyết 98 của TPHCM có thể áp dụng cho các địa phương khác mà không cần nghiên cứu thêm để tạo tính đồng bộ trong thể chế.
TS Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cho biết: "Tôi đề nghị, nghị quyết đối với TP.HCM. Nhưng nếu được tôi xin áp dụng hệ thống giao thông của vùng mà hiện nay đang làm kể cả đường sắt và đường nối kết. Ví dụ đường vành đai 3 đi qua Bình Dương có thể chuyển quỹ đất đó không làm công nghiệp nữa mà chuyển làm đô thị, thành logistics thì tận dụng TOD này để phát triển trên vùng.
Như vậy, nếu chúng ta có sẵn mô hình TOD cho TP.HCM thì TOD có thể áp dụng cho các địa phương trong vùng có điều kiện. Do đó nếu làm tốt TOD thì quỹ đất đô thị hóa làm con gà đẻ trứng vàng cho ngân sách. Và ngân sách hoàn toàn có thể thu từ đó để làm đường. Đây là cách làm rất hiệu quả mà không phụ thuộc lớn vào ngân sách."
TS Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết: Nghị quyết 98 với 2 điều khoản quan trọng. Trong đó liên quan đến việc sử dụng ngân sách của TP.HCM để phát triển dự án vùng và liên vùng. Thì xin phép được nối các điều khoản này áp dụng trước mắt cho các tỉnh đông nam bộ. Những tỉnh mà có các dự án giao thông liên vùng kết nối trực tiếp TP.HCM. Ví dụ như dự án Vành đai 3, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, Chơn Thành – TP.HCM đây là những dự án quan trọng cần ngân sách địa phương.
Theo UBND TP.HCM để có thể huy động nguồn vốn cho các dự án trọng điểm mang tính liên kết vùng. Thì việc có được một quỹ đầu tư hạ tầng chung cho toàn vùng Đông Nam bộ với cơ chế mở sẽ thúc đẩy quá trình phát triển và liên kết các địa phương.
Đặc biệt là vấn đề hạ tầng, giao thông, một yếu tố mang tính huyết mạch cho sự phát triển và khai thác hết tiềm năng của vùng
Đồng chí Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: Chúng tôi đề nghị cơ chế thành lập quỹ về phát triển hệ thống giao thông vùng. Nội dung này tại hội nghị triển khai nghị quyết 24 tại Vũng Tàu và các cuộc họp của vùng Đông Nam bộ các chủ tịch tỉnh đánh giá rất cao. Việc thành lập quỹ này cũng nhận được sự ủng hộ từ ngân hàng thế giới tại Việt Nam và một số nhà tài trợ quốc tế cùng các doanh nghiệp lớn trong vùng cũng bày tỏ nguyện vọng tham gia quỹ này.
Theo quy hoạch trong thời gian tới, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam bộ khoảng 738.500 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 cần khoảng 342.000 tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu khoảng 396.500 tỷ đồng. Tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, tạo động lực lan tỏa.
Do đó cần sớm hoàn thiện các quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng Đông Nam bộ. Trong đó tích hợp đầy đủ, thống nhất và đồng bộ với 5 quy hoạch chuyên ngành Giao thông vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(ANTV) - Công tác tuyển sinh vào các trường CAND năm nay sẽ có một số điều chỉnh để phù hợp với lần đầu tiên triển khai thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Cụ thể, các trường CAND sẽ tăng thêm tổ hợp xét tuyển để mở rộng nguồn tuyển với nhóm thí sinh có năng lực về công nghệ tin học. Bên cạnh đó, quy trình đăng ký dự tuyển cũng có sự thay đổi.
(ANTV) - Đề xuất chi hơn 834 tỷ đồng tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9; Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả; Hà Nội thu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026... Là những chính sách mới được nhiều người quan tâm.
(ANTV) - Thủ tướng: Các luật phải cụ thể, thể chế hóa toàn bộ các chủ trương của Đảng; Lực lượng CAND đoàn kết, đồng lòng trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy; Cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp...Là những tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay.
(ANTV) - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát hình sự và Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá về việc truy bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm Bùi Đình Khánh, sinh năm1994, trú tại phường TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
(ANTV) - Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, một thanh niên đã bị Vũ Văn Tuấn (biệt danh “Tuấn ngáo”), rút dao đâm thủng tim ngay trước cửa quán bar ở trung tâm thành phố Lai Châu. Công an tỉnh Lai Châu đã khởi tố bắt tạm giam đối tượng về hành vi giết người.
(ANTV) - Chiều 18/4, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Tiểu ban An ninh, trật tự đã chủ trì buổi kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(ANTV) - Tối ngày 18/4, 38 khối quân đội, công an tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành tại đường Lê Duẩn (quận 1, TPHCM). Công an TP HCM đã triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự.
(ANTV) - Chiều 18/4, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác Bộ Công an đã đến viếng và chia sẻ sự mất mát đối với gia đình đồng chí Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh đã hy sinh trong khi tham gia chuyên án truy bắt tội phạm ma túy. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã gửi vòng hoa viếng đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
(ANTV) - Trong cuộc chiến thầm lặng với tội phạm ma túy – nơi hiểm nguy luôn rình rập phía sau mỗi bước chân, đã có những người lính không bao giờ trở về. Đêm 17/4/2025, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Ninh, đã anh dũng hy sinh khi truy bắt tội phạm ma túy có vũ trang.
(ANTV) - Tính đến năm 2024, có hơn 32% người dùng internet tại Việt Nam (từ 16–63 tuổi) sử dụng ứng dụng nhắn tin đa nền tảng Telegram. Mức độ phổ biến ngày càng tăng khiến Telegram trở thành “mảnh đất màu mỡ” để tội phạm lừa đảo lợi dụng. Nếu không cảnh giác, hàng triệu người dùng Việt có thể dễ dàng rơi vào những cái bẫy tinh vi trên nền tảng này.