(ANTV) - Trong những ngày vui xuân đón Tết, nhà nhà, gia đình thường tổ chức các buổi tất niên hoặc liên hoan, gặp mặt, hội họp…việc sử dụng rượu bia là điều khó tránh. Song, đáng nói nhiều người sau khi đã có “ma men” trong người nhưng vẫn điều khiển phương tiện, và gây ra những hậu quả đau lòng. Với quyết tâm ngăn chặn, xử lý mạnh tay với "ma men" trong những ngày trước trong và sau Tết, cũng như xây dựng văn hóa giao thông từ việc xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn, thời gian qua, lực lượng chức năng đã vào cuộc với quyết tâm cao, tạo khí thế và chuyển biến tích cực ngay từ đầu năm mới.
Trong ngày đầu ra quân Năm An toàn giao thông 2024 và đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân năm 2024, cảnh sát Giao thông toàn quốc xử lý hơn 10.000 trường hợp vi phạm; phạt tiền gần 24 tỷ đồng, điều đáng nói vẫn còn 2.393 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn.
Thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong 3 ngày nghỉ tết Dương lịch 2024 (30/12/2023 đến 1/1/2024), cảnh sát giao thông toàn quốc lập biên bản xử lý 7.570 lái xe vi phạm nồng độ cồn. So với cùng kỳ năm ngoái, số lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý tăng 71% (tăng 3.200 trường hợp)
Tuy đã có những giải pháp đồng bộ, song từ những con số chúng ta vừa theo dõi có thể thấy, 1 bộ phận người dân vẫn còn có tâm lý chủ quan và vẫn điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu bia.
Vì vậy bên cạnh việc tiếp tục triển khai đồng bộ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn thì điều quan trọng, vẫn là ý thức từ người tham gia giao thông, tiến tới hình thành thói quen “đã uống rượu bia thì không lái xe”.
Vậy những vấn đề gì đang đặt ra cũng như giải pháp trọng tâm trong thời gian cần triển khai ra sao ?
Trong VĐCS hôm nay, Thượng tá Phạm Việt Công - Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia sẽ có những chia sẻ cụ thể.
Xem clip :