(ANTV) - Thời gian qua, vì nhẹ dạ, cả tin, nghe theo lời lừa phỉnh của các đối tượng phản động bên ngoài, một số người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã vượt biên trái phép sang Thái Lan. Chưa thấy “việc nhẹ, lương cao” ở đâu nhưng hệ lụy và những hiểm nguy luôn rình rập, đe dọa họ.
Câu chuyện về 4 người dân ở Chư Sê, Đức Cơ vừa được hồi hương là một minh chứng. Bỏ buôn làng, gia đình vượt biên sang Thái Lan, sau khi nếm trải cuộc sống khổ cực ở đất lạ quê người, họ đã tìm đường trở về quê hương trong vòng tay bao dung của chính quyền, buôn làng…
Ngày 5-1-2024, 3 người đồng bào dân tộc thiểu số ở làng Thoong Nha, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê là anh Dap, ông Bin và anh Đinh Djơp được chính quyền tạo điều kiện trở về địa phương đoàn tụ với gia đình. Chỉ vì tin theo những lời lừa phỉnh của số đối tượng xấu trên mạng xã hội, vào khoảng tháng 3-2023, họ đã bán tài sản, bỏ vợ con, buôn làng tìm đường vượt biên sang Thái Lan.
Ngày Dap trốn đi, chị H’Byơm - vợ Dap phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ. Vì cuộc sống quá khó khăn, đứa lớn học lớp 3 buộc phải nghỉ học, ở nhà phụ mẹ.
Thương chồng nơi xa xứ, chị H’Byơm tiếp tục bán đất được 25 triệu, gửi tiền để Dap tìm đường về. Cũng như anh Dap, ông Bin và anh Đinh Djơp cũng bán tài sản, mỗi người đưa cho đối tượng dẫn đường 25 triệu đồng để làm “lộ phí”.
Thực tế cuộc sống tại Thái Lan không như họ mong đợi. Không có việc làm trong khi tiền thuê trọ, ăn uống đắt đỏ, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị Cảnh sát Thái Lan bắt giữ về hành vi nhập cư bất hợp pháp.
Theo lời kể của họ, đa phần những người đồng bào dân tộc thiểu số vượt biên hiện đang lưu lạc tại Thái Lan đều muốn trở về quê hương nhưng vì không có tiền nên đành gắng gượng qua ngày.
Đại úy Rơ Mah Giow Nê - Phó trưởng Công an xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, Gia Lai cho biết, ngay khi những người vượt biên trở về địa phương, Công an xã đã chủ động tham mưu chính quyền xã chỉ đạo hệ thống chính trị quan tâm, giúp đỡ, tranh thủ người uy tín đến nhà động viên họ.
Đồng thời, Công an xã cũng tăng cường tuyên truyền, nắm thông tin, phản bác các luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu trên mạng xã hội để bà con không mắc mưu kẻ xấu vượt biên trái phép.
Còn Rơ Lan Quang (29 tuổi, trú tại làng Hrang, xã Ia Kriêng (Đọc là Da Cờ Riêng), huyện Đức Cơ) cũng vừa trở về quê hương sau những ngày tha phương.
Cuối tháng 10/2023, mong muốn kiếm việc làm lương cao và đi định cư ở nước thứ 3, Quang liên lạc với đối tượng FULRO lưu vong ở Thái Lan là Siu Thoan qua mạng xã hội, chuyển khoản cho Thoan 27 triệu đồng để được dẫn đường vượt biên sang Thái Lan.
Tuy nhiên, khi sang được đất Thái, Quang mới biết tất cả chỉ là trò lừa. Thời gian tại Thái Lan, Siu Thoan yêu cầu Rơ Lan Quang nói xấu Đảng, Nhà nước Việt Nam để Thoan đăng youtube nhưng Quang từ chối và kiên quyết quay về Việt Nam.
Vợ Quang phải vay mượn, gửi sang Thái Lan 19 triệu đồng thì Quang mới có thể hồi hương.
Hành vi vượt biên không chỉ gây ly tán, thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự. Vẫn còn nhiều người không may mắn được trở về quê hương như những trường hợp trên, ở đất khách quê họ vẫn ngày đêm trông ngóng, chờ ngày đoàn tụ với gia đình, buôn làng.
Do vậy, người dân cảnh giác trước những lời dụ dỗ, lừa phỉnh của các đối tượng xấu để tránh rơi vào “bẫy lừa” vượt biên.
(ANTV) - Để tạo điều kiện cho người nước ngoài sinh sống, lao động, học tập tại Việt Nam, Bộ Công an mở đợt cao điểm 50 ngày đêm cấp định danh điện tử cho người nước ngoài. Thời gian thực hiện từ ngày 1/7 đến hết ngày 19/8/2025. Việc cấp tài khoản định danh điện tử giúp người nước ngoài dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, giảm thiểu thời gian, giấy tờ và tiếp xúc trực tiếp, đồng thời đảm bảo tính xác thực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
(ANTV) - Có hàng nghìn người Australia đang phải gánh vác trách nhiệm khó khăn, vừa nuôi dạy con cái vừa chăm sóc cha mẹ già, trong khi vẫn duy trì công việc được trả lương. Được mệnh danh là "thế hệ kẹp giữa", số lượng những người như thế đang gia tăng, tạo ra vấn đề cho cả cá nhân và gia đình họ.
(ANTV) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đang tạm giữ đối với Trương Văn Sịl (SN 1995) để điều tra về hành vi 'Giết người'.
(ANTV) - Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trong một động thái quyết liệt nhằm kích thích nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua gói ngân sách bổ sung khổng lồ trị giá 31,8 nghìn tỷ won (tương đương 23,3 tỷ USD), tập trung vào việc hỗ trợ trực tiếp người dân thông qua chương trình phát tiền mặt toàn diện. Đây là chương trình hỗ trợ đầu tiên dưới thời Tổng thống Lee Jae Myung.
(ANTV) - Những tháng đầu năm 2025, cùng với sự tham mưu hiệu quả cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và triển khai nghiêm túc các chủ trương của Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an tỉnh Khánh Hòa đã đạt được nhiều kết quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm về trật tự xã hội, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
(ANTV) - Phần lớn khu vực miền Trung bang Texas (Mỹ) đã chứng kiến lượng mưa lớn chỉ trong vài giờ ngày 4/7, khiến mực nước các con sông dâng cao nhanh chóng và dẫn tới các trận lũ quét kinh hoàng. Giới chức địa phương cho biết tới nay đã có ít nhất 32 người bao gồm 14 trẻ em chết do lũ quét.
(ANTV) - Lợi dụng sắp xếp đơn vị hành chính, nhiều đối tượng mạo danh cơ quan quản lý nhà nước gọi điện hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo có chứa mã độc nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ngày 5/7, Bộ Công an phát đi cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo, lợi dụng việc sắp xếp đơn vị hành chính.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5/7 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như không có ý định chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine. Ông tiếp tục bày tỏ thất vọng với cuộc điện đàm diễn ra mới đây với người đồng cấp Nga, đồng thời hé lộ khả năng cung cấp hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine.
(ANTV) - Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty vừa có một loạt các cuộc điện đàm trong 2 ngày qua, nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực và quốc tế để giảm leo thang căng thẳng và ổn định tình hình ở Trung Đông.
(ANTV) - Theo báo cáo của Liên hợp quốc, số lượng trẻ em phải chịu đựng những hành vi bạo lực ở các khu vực xung đột đã đạt mức kỷ lục vào năm 2024, với số vụ việc được ghi nhận tăng tới 25%. Do đó, LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ trẻ em và các bên trong xung đột "ngay lập tức chấm dứt chiến tranh chống lại trẻ em".