Thứ Ba, 08/07/2025 13:40 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Pháp luật

Đường dây lừa đảo đưa người sang Campuchia bị triệt phá như thế nào?

(ANTV) - Nhận được Công điện của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia về việc đề nghị tổ chức tiếp nhận đưa 31 công dân Việt Nam đang bị tạm giữ tại Campuchia do vi phạm pháp luật (xuất nhập cảnh trái phép; lao động trái phép) và 05 công dân được cơ quan chức năng giải cứu, trong đó có công dân cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây, một đường dây tội phạm mua bán người được phát hiện, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan xác lập chuyên án đấu tranh.

Cơ quan CSĐT xác định 3 đối tượng làm việc cho các “đại lý” để đưa người xuất cảnh trái phép sang Campuchia gồm Nguyễn Thanh Cường (sinh 2006, HKTT: phường Đa Kao, Quận 1) là đối tượng liên hệ trao đổi với các đối tượng ở Campuchia; Trần Nhựt Minh (sinh năm 1996, HKTT: Phường 18, Quận 4) và Võ Hải Đương (sinh năm 2002, HKTT: phường Tân Thuận Đông, Quận 7) tìm các con mồi, người có nhu cầu để dẫn dụ, ép buộc, đưa sang Campuchia.

Đáng chú ý, lợi dụng việc nạn nhân nợ tiền, không có khả năng chi trả, các đối tượng đã có hành vi đánh đập, đe dọa, ép buộc nạn nhân phải xuất cảnh trái phép sang Campuchia và “bán” cho đại lý.

Mở rộng điều tra, xác định Bùi Thị Tâm Tuyền (sinh năm 1995, HKTT: huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) móc nối Huỳnh Thị Hoàng Quyên (sinh năm 1998, HKTT: TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) sinh sống tại Campuchia, thường xuyên qua lại giữa Việt Nam và Campuchia để chọn, “dẫn dụ” các nạn nhân đưa sang Campuchia lao động trái phép tại các “trung tâm lừa đảo”. Tháng 9/2024, khi Tuyền nhập cảnh vào Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Cơ quan Công an đã đã triển khai lực lượng, phối hợp cơ quan chức năng tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đưa về đấu tranh, khai thác.

Tại Cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận: Các lao động Việt Nam sau khi bị bán sẽ bị nhốt tại trụ sở Công ty, xung quanh có hàng rào thép và người canh gác 24/24; bị ép làm việc liên tục, nếu không làm đủ doanh số sẽ bị các quản lý đánh đập, tra tấn, bỏ đói, chích điện và bán sang các công ty khác. Ngoài ra để lôi kéo người lao động, các đại lý đưa ra lợi ích là 300USD tiền giới thiệu cho mỗi người “dụ dỗ” được.

Kết quả đến nay đã khởi tố vụ án, khởi tố bắt tạm giam đối với 5 bị can về tội “mua bán người”, tiếp tục điều tra các hành vi còn lại như “cho vay lãi nặng”; “xuất nhập cảnh trái phép”; “bắt giữ người trái pháp luật”… và tiếp tục điều tra xử lý các đối tượng liên quan còn lại, mở rộng điều tra vụ án.

Công an TP HCM tiếp nhận 2.000 hình ảnh, video phản ánh hành vi vi phạm giao thông

Đại diện phòng CSGT Công an TP HCM cho biết người dân đã Nâng cao nhận thức , chấp hành nghiêm pháp luật , đặc biệt là các khung giờ cao điểm .

Đại diện Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP HCM cho biết, từ khi phát động đến khi Nghị định 168 có hiệu lực, Công an TP HCM tiếp nhận 1.880 thông tin hình ảnh, video vi phạm. Trong đó, tiến hành xác minh 1.041 chủ phương tiện, người vi phạm để xử lý. Kết quả, Công an TP HCM gửi 654 thông báo cho chủ phương tiện, người vi phạm. Và ra quyết định xử phạt 128 trường hợp, tổng mức phạt 500 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe 61 trường hợp.

Theo đó, 1 tuần sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, Công an TP HCM tiếp nhận thêm 87 thông tin, hình ảnh phản ánh hành vi vi phạm. Như vậy, đến nay, có tổng số gần 2.000 trường hợp vi phạm được Công an TP HCM tiếp nhận.

Đại diện Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP HCM cho biết, mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm an toàn giao thông là không quá 10% cho mỗi vụ việc. Ví dụ lỗi phạt 1 triệu đồng thì không quá 100.000 đồng, và tối đa không quá 5 triệu đồng. Hiện Công an TP HCM chưa thực hiện việc chi trả này và đang chờ hướng dẫn cụ thể từ Bộ Công an.

Về việc mức phạt cao có tạo ra sự chuyển biến tích cực về ý thức tham gia giao thông hay không, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP HCM nhận định: "Người dân đã nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm pháp luật, đặc biệt là các khung giờ cao điểm. Ví dụ, cải thiện văn hóa không lái xe khi đã sử dụng rượu bia, mà thay thế bằng đi xe ôm công nghệ, dừng đèn đỏ...".

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Lãi suất 5,9%/năm: Người trẻ có dễ tiếp cận để mua nhà ở xã hội?

Lãi suất 5,9%/năm: Người trẻ có dễ tiếp cận để mua nhà ở xã hội?

Kinh tế 08/07/2025

(ANTV) - Mới đây, mức lãi suất ưu đãi 5,9%/năm dành cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội đã thu hút sự chú ý lớn từ dư luận. Trong bối cảnh nhà ở vẫn là nỗi trăn trở của nhiều lao động trẻ có thu nhập trung bình, chính sách này được kỳ vọng sẽ mở thêm cơ hội an cư, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, làm thế nào để chính sách đi vào thực tế và người trẻ cần làm gì để tận dụng được cơ hội này.

Nga khẳng định BRICS không nhằm chống phá quốc gia nào

Nga khẳng định BRICS không nhằm chống phá quốc gia nào

Thế giới 08/07/2025

(ANTV) - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 7/7 khẳng định nhóm BRICS chưa bao giờ hoạt động nhằm chống phá các quốc gia khác, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với những nước ủng hộ “các chính sách chống Mỹ” của khối này.

 TikTok phát triển phiên bản mới cho người dùng tại Mỹ

TikTok phát triển phiên bản mới cho người dùng tại Mỹ

Thế giới 08/07/2025

(ANTV) - TikTok đang phát triển một phiên bản mới của ứng dụng dành cho người dùng tại Mỹ. Thông tin trên được đưa ra ở thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5/7 cho biết ông sẽ bắt đầu đàm phán với Trung Quốc vào ngày 8 hoặc 9/7 về khả năng đạt được một thỏa thuận liên quan đến ứng dụng chia sẻ video này.

Phá án từ mắt xích nhỏ

Phá án từ mắt xích nhỏ

Phá án 08/07/2025

(ANTV) - Tỉnh Bình Phước cũ, nay là một phần của tỉnh Đồng Nai sau khi sáp nhập đơn vị hành chính theo mô hình mới là một trong những địa bàn nóng về tội phạm và tệ nạn ma túy, khi các đối tượng liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, manh động.

Xem thêm