(ANTV) - Ngày 13/5, luật sư của gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air xảy ra vào tháng 12/2024 cho biết các gia đình này đã đệ đơn khiếu nại hình sự đối với 15 người, trong đó có một số quan chức Chính phủ Hàn Quốc và đại diện ngành an toàn hàng không.
Gia đình của 72 nạn nhân thông báo đang tiến hành hành động pháp lý đối với một số quan chức, trong đó có Bộ trưởng Giao thông Park Sang Woo, với cáo buộc lơ là trong việc quản lý rủi ro an toàn cũng như vi phạm Luật An toàn Hàng không.
Theo thông cáo của các luật sư, nhà chức trách cần điều tra kỹ lưỡng hơn về quyết định hạ cánh khẩn cấp ngay sau khi máy bay va chạm với chim, về vấn đề bảo dưỡng động cơ máy bay và liệu việc xây dựng cấu trúc bê tông ở đường băng có phù hợp hay không.
Ngày 29/12/2024, máy bay của hãng Jeju Air chở 181 người trở về từ Bangkok (Thái Lan) đến quận Muan ở Tây Nam Hàn Quốc đã phải hạ cánh bằng bụng, trượt khỏi đường băng sân bay, đâm vào một kết cấu bằng bê tông, rồi phát nổ và bốc cháy khiến 179 người thiệt mạng.
Di cư nội địa trên toàn cầu đạt mức kỷ lục
Theo Báo cáo di cư nội địa toàn cầu (GRID) năm 2025 được công bố ngày 13-5, thế giới ghi nhận 83,4 triệu người di cư trong nước tính đến cuối năm 2024, đánh dấu con số cao nhất từ trước đến nay.
Dữ liệu do Trung tâm Giám sát di cư nội địa (IDMC) thuộc Hội đồng Tị nạn Na Uy công bố cho thấy, số người di cư nội địa đã tăng gấp đôi kể từ năm 2018.
Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng xung đột và bạo lực, khiến 73,5 triệu người phải di cư, tương đương gần 90% tổng số trường hợp.
Khoảng 10 quốc gia đã thống kê hơn 3 triệu người phải di cư do xung đột và bạo lực vào cuối năm 2024.
Sudan, quốc gia bị tàn phá bởi nội chiến, là nơi sinh sống của 11,6 triệu người phải di cư, cũng là con số lớn nhất từng được ghi nhận đối với một quốc gia.
Trong khi đó, thiên tai đã buộc 45,8 triệu người di cư nội địa trong năm 2024, cũng là mức cao nhất kể từ năm 2008. Chỉ tính riêng tại Mỹ, số người phải di cư do ảnh hưởng của các sự kiện khí hậu cực đoan đã lên đến 11 triệu.
(ANTV) - Tối 20/6 tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, gặp mặt tôn vinh các nhà báo tiêu biểu, xuất sắc trong Công an nhân dân với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”.
(ANTV) - Hà Nội đang bước vào mùa mưa bão. Trên các tuyến sông lớn như sông Hồng, sông Đuống, nơi mỗi ngày có hàng nghìn lượt phương tiện thủy qua lại, công tác đảm bảo an toàn giao thông đang được đặt ở mức cảnh báo cao. Trong bối cảnh dòng chảy mạnh, mực nước dâng và thời tiết biến động khó lường, mỗi chuyến phà, mỗi chiếc xuồng nhỏ giờ đây không chỉ là phương tiện di chuyển, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
(ANTV) - Hộ kinh doanh cá thể vốn là một phần quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt ở các đô thị và khu dân cư. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại một số địa phương đã xảy ra hiện tượng nhiều hộ kinh doanh đóng cửa, ngừng hoạt động. Nguyên nhân được cho là do tâm lý e ngại, lo sợ bị kiểm tra, xử phạt – dù nhiều người chưa thực sự hiểu rõ mình sai ở đâu. Làm sao để quản lý hộ kinh doanh một cách hiệu quả mà không gây áp lực quá mức?
(ANTV) - Mặc dù mang 5 tiền án trong đó có 3 tiền án khi thực hiện hành vi giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng Vũ Anh Tuấn vẫn “ngựa quen đường cũ” khi tiếp tục giả danh Công an lừa đảo 3 sinh viên tại một trường Đại học trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ.
(ANTV) - Quyết định sáp nhập các xã nói chung, Công an các xã nói riêng đánh dấu một bước cải cách quan trọng nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Công an tại địa bàn cơ sở. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, lực lượng này đã và đang triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác bám sát cơ sở nhằm giữ vững ANTT tại địa phương.
(ANTV) - Trong 6 tháng đầu năm, hơn 11.000 gian hàng thương mại điện tử có dấu hiệu sai phạm đã bị xử lý, hướng tới siết chặt kiểm soát và bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường số. Cùng với đó, hơn 33.000 sản phẩm vi phạm cũng đã bị gỡ bỏ khỏi các sàn.
(ANTV) - Sáng ngày 20/6, hội thảo “Công nghiệp văn hóa TP.HCM – Từ bản sắc tới sáng tạo” đã được tổ chức bởi Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo TP.HCM, dưới sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố. Sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình InnoCulture 2025, nhằm cập nhật những định hướng mới nhất trong phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh TP.HCM triển khai Nghị quyết 98 với nhiều cơ chế đặc thù.
(ANTV) - Sau hơn 6 năm triển khai, chương trình OCOP - Mỗi xã một sản phẩm đã lan tỏa mạnh mẽ trên cả nước với hơn 14.000 sản phẩm. OCOP đã trở thành một chứng nhận chất lượng cho nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp và hợp tác xã. Tuy nhiên sau khi có được chứng nhận này, nhiều sản phẩm lại không còn duy trì được chất lượng cũng như các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.
(ANTV) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước đi vào cuộc sống, không chỉ hỗ trợ con người trong công việc mà thậm chí còn giúp chúng ta thư giãn. Điển hình như một quán cà phê ở Hà Nội đang thử nghiệm cùng lúc sử dụng 4 robot thông minh để pha chế đồ uống, phục vụ bưng bê, chụp hình và viết thư pháp. Từ hoạt động riêng lẻ đến việc kết nối với nhau và với không gian cửa hàng đã mang đến những trải nghiệm gần gũi cho khách hàng.
(ANTV) - Cũng trong sáng 20/6, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cũng đã làm rõ các vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.