(ANTV) - Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) và các khu đô thị lân cận đã bắt đầu triển khai các biện pháp sơ bộ để giảm lượng bụi mịn gây ô nhiễm không khí. Đây là những bước đi đầu tiên được giới chức Hàn Quốc triển khai trong mùa Thu năm nay.
Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng ngân sách cho năm 2020, 1 phần để lấp lỗ hổng trong bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại, cũng như những ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại. Bên cạnh đó là mong muốn xử lý triệt để vấn nạn ô nhiễm môi trường.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói: Nếu không ứng phó đúng cách, chúng ta sẽ phải sớm phải trả giá đắt trong tương lai. Việc tăng ngân sách không phải là 1 lựa chọn, đó là điều bắt buộc.”
Hàn Quốc chuẩn bị đón mùa Đông, đồng nghĩa với việc chất lượng không khí tại nhiều đô thị sẽ giảm đáng kể. Nồng độ bụi mịn cao kỷ lục khiến bầu trời không còn giữ được màu xanh vốn có. Chi tiêu cho các sản phẩm bảo vệ trước ô nhiễm không khí cũng tăng tới 20%. Chính phủ đã quyết định đóng cửa 1 số trường học, kiểm soát các phương tiện giao thông và công trình xây dựng.
Anh Lee Jieon, Đại diện Tổ chức hành động vì môi trường cho rằng: “Khoản tiền kỷ lục đã được chi để xử lý bụi mịn thể hiện những nỗ lực nhất định của chính phủ. Tuy nhiên cần có những chế tài để xử lý các nguồn gây ra tình trạng này thay vì những giải pháp ngắn hạn.”
Chính phủ Hàn Quốc những năm gần đây đang thúc đẩy phát triển các loại phương tiện thân thiện với môi trường như xe điện hay xe chạy bằng hydro, bên cạnh đó là hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong khai thác điện từ 7% lên 20% vào năm 2030.
Ông Ban Ki-moon, Trưởng ban chỉ đạo ứng phó bụi mịn nói: “Chúng ta sử dụng than đá ngày càng nhiều, Hàn Quốc thậm chí còn bị chỉ trích là kẻ thù của môi trường.”
Trước đó Bộ Môi trường Hàn Quốc đã đưa ra hướng dẫn ứng phó với ô nhiễm không khí, cũng là nỗ lực mới nhất của chính phủ nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm bụi mịn, đã chạm ngưỡng cao kỷ lục từ tháng 3 năm nay.
Uber công bố tính năng phát hiện tai nạn giao thông
Uber đã công bố một tính năng mới có tên là RideCheck, vốn được tích hợp sẵn trên ứng dụng gọi xe của hãng này, với chức năng chính là cảnh báo an toàn cho người dung. RideCheck hiện đã chính thức trình làng ở Mỹ và sẽ sớm được triển khai ở các quốc gia khác.
Ride Check hoạt động bằng cách sử dụng dữ liệu GPS, gia tốc kế, con quay hồi chuyển và các cảm biến khác bên trong điện thoại thông minh để phát hiện các sự cố trong suốt chuyến đi, như tai nạn xe cộ hoặc xe dừng lâu bất thường. Nếu Uber xác minh rằng tai nạn đã thực sự xảy ra, hành khách sẽ được hỗ trợ để gọi 911.
Một đội điều hành an toàn của Uber cũng có thể chủ động liên hệ để đảm bảo hành khách thực sự an toàn khi tính năng phát hiện tai nạn giao thông được kích hoạt.
Bản thân tài xế và hành khách khi nhận cảnh báo nhầm từ ứng dụng của Uber cũng có thể xác nhận lại tình trạng an toàn của bản thân, qua đó giúp hệ thống RideCheck có thể cải thiện tốt hơn theo thời gian.
(ANTV) - Ngày 13/9, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ gần 250 người với nòng cốt là CBCS Công an vẫn đang nỗ lực chạy đua với thời gian tìm kiếm những nạn nhân bị mất tích tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và khu Nhà máy thuỷ điện Đông Nam Á – Nậm Lúc– cách điểm sạt lở ở Làng Nủ 64km.
(ANTV) - Bão số 3 có tên Yagi được coi là cơn bão lịch sử có sức càn quét kinh hoàng khi đổ bộ vào Việt Nam. Mặc dù đã có công tác chuẩn bị, ứng phó chu đáo, nhưng siêu bão này vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề. Khi cơn bão đi qua các tỉnh miền Bắc đã gây ra sức tàn phá nặng nề. Riêng tại Thủ đô Hà Nội dù những thiệt hại chưa được thống kê cụ thể nhưng những gì người dân chứng kiến là hàng nghìn cây xanh bị quật ngã, gãy đổ ngổn ngang trên khắp con đường, ngõ phố.
(ANTV) - Hiện có gần 250 người đang nỗ lực chạy đua với thời gian tìm kiếm những nạn nhân bị mất tích, trong đó có 75 CBCS Tiểu đoàn cảnh sát cơ động số 4 thuộc trung đoàn cảnh sát cơ động Tây Bắc, gần 100 CBCS Công an tỉnh Lào Cai và Công an huyện Bắc Hà.
(ANTV) - Tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra mưa lớn, cộng thêm nước sông Bưởi dâng cao đã làm hàng trăm hộ dân bị cô lập.
(ANTV) - Trung Quốc đã chính thức thông qua quyết định về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu lên tối đa 5 năm trong nỗ lực đối phó với khủng hoảng nhân khẩu học do già hóa dân số. Quyết định về việc thực hiện tăng dần tuổi nghỉ hưu được thông qua tại Kỳ họp thứ 11 Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại toàn quốc) khóa XIV, cơ quan lập pháp cao nhất của Trung Quốc ngày 13/9.
(ANTV) - Cơ quan an ninh của Nga hôm qua cho biết, đã quyết định trục xuất 6 nhà ngoại giao Anh tại Moscow sau khi cáo buộc các nhà ngoại giao này làm gián điệp và phá hoại an ninh của nước này.
(ANTV) - Các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết, Ủy ban châu Âu đã trình bày với đại sứ các nước EU 3 phương án mới để kéo dài thời hạn áp đặt lệnh trừng phạt đối với tài sản bị phong tỏa của Ngân hàng Trung ương Nga, động thái rất quan trọng để đảm bảo khoản vay G7 trị giá 50 tỷ USD cho Ukraine.
(ANTV) - Cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã tàn phá, gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nước ta. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình bị thiệt hại do bão, lụt, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ra Lời kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, qua đó phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “Thương người như thể thương thân”, "Lá lành đùm lá rách".
(ANTV) - Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra mưa lớn, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Để tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trước, trong và sau bão, mưa lũ, Bộ Y tế đã hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý môi trường. Vậy vấn đề chuẩn bị thuốc, vật tư hóa chất cũng như nhân lực được triển khai như thế nào?
(ANTV) - Đến thăm một quốc gia ở Bắc Phi, với những ngôi nhà hang động độc đáo. Thị trấn Ba-lin nằm trên một sườn đồi ở Maroc, với khoảng 600 hang động được người dân sử dụng làm nhà ở từ thế kỷ thứ 4.