
(ANTV) - Trước bất kỳ biến cố nào, trẻ em luôn là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Đại dịch Covid-19 cũng không phải là ngoại lệ, khi đang tác động tới mọi mặt đời sống của trẻ em trên toàn thế giới, ảnh hưởng tới nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững cho trẻ em. Không chỉ thiếu thốn về vấn đề chăm sóc sức khỏe, sự đình trệ của giáo dục mà hơn lúc nào hết, hàng chục triệu trẻ em trên thế giới đang đối diện với tình cảnh nghèo đói.
Trong căn nhà ọp ẹp chỉ rộng khoảng 8m2, nằm ở một khu ổ chuột tại Buenos Aires, Argentina hai đứa con nhỏ của anh Antonio Chenarce đang cặm cụi học bài. Đứa bé thì ngồi trên chiếc giường gần lối ra vào còn đứa lớn thì phải học ngay cạnh bếp. Lẽ ra, vào thời gian này, chúng đang phải học ở trên lớp. Nhưng đáng buồn là một số trường học ở Buenos Aires lại vừa đóng cửa do lệnh giãn cách được gia hạn, khi số ca mắc COVID-19 tăng trở lại ở khu vực. Các con không thể đến trường, còn anh Antonio Chenarce cũng chưa thể quay lại với miếng cơm manh áo của mình.
Anh Antonio Chenarce, Buenos Aires, Argentina cho biết: Tôi có thể làm thức ăn và bán trên đường phố. Nhưng giờ thì công việc đó cũng không thể thực hiện được. Mọi thứ trở nên tồi tệ. Thực phẩm thì đắt đỏ, mà những đứa trẻ đang rất đói.
May mắn hơn chồng, chị Benita Ortencia xin được vào làm tại một bếp ăn địa phương. Nhưng khoản tiền nhỏ mà chị kiếm được cũng khó để trang trải cho cuộc sống của gia đình 4 người.
Chị Benita Ortencia Rivero Rodriguez, Buenos Aires, Argentina cho rằng: Những đứa trẻ cứ hỏi xin nhiều thứ, nhưng chúng tôi không có thứ chúng muốn hoặc đôi khi là nó quá tốn kém. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Argentina, công việc cũng ít đi. Tiệm bánh đóng cửa, chồng tôi cũng không kiếm thêm được việc gì.
Hoạt động kinh tế đình trệ tại hầu khắp các quốc gia khiến thu nhập giảm sút, đe dọa sinh kế của hàng triệu hộ gia đình có trẻ em trên toàn thế giới. Thống kê cho thấy, 1,6 tỷ người lao động, đại diện cho gần 1/2 lực lượng lao động toàn cầu, đứng trước nguy cơ mất kế sinh nhai. Những cú sốc thu nhập như vậy, ở cấp độ hộ gia đình, dù chỉ là tạm thời, vẫn có thể để lại hậu quả tàn phá đối với trẻ em.
Ông Robert Valent, Điều phối viên Liên Hợp Quốc tại Argentina cho biết: Chúng tôi đã thấy sự gia tăng nghèo đói ở Argentina. Trong đó thì có tới 58,6% nghèo đói xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên. Tính toán cụ thể thì cứ 10 trẻ em, thanh thiếu niên, có 6 em trong tình trạng này. Một viễn cảnh tồi tệ hơn, đó là sự gia tăng nghèo đói cùng cực. Năm ngoái tỷ lệ này ở Argentina là 14,1%, và bây giờ nó đã ở mức 16,3% chỉ sau 4 tháng qua.
Tỷ lệ này sẽ chưa dừng lại, mà được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới, bởi dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa chấm dứt, trong khi Mỹ Latin đang được xem là điểm nóng của cuộc đại khủng hoảng y tế lần này. Trước tình thế cấp bách, Ủy ban Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã kêu gọi các nước, trong đó có Argentina, cần đặt quyền và nhu cầu phát triển của trẻ vào vị trí trọng tâm các giải pháp ứng phó dịch.
Theo bà Henrietta H. Fore - Giám đốc điều hành UNICEF về đại dịch COVID-19: Nhiều gia đình mất thu nhập và rất khó để đáp ứng nhu cầu lương thực. Các ngôi trường cũng đóng cửa trên toàn thế giới, khiến cho hàng triệu trẻ em mất đi những bữa ăn trong trường học. Quỹ nhi đồng LHQ đang làm tất cả những gì có thể. Chúng tôi phân phát thuốc, sự trợ giúp về dinh dưỡng cũng như vaccines để giúp trẻ em luôn khỏe mạnh và được nuôi dưỡng tốt nhất. Chúng tôi cũng muốn xây dựng một hệ thống lương thực, nước và các điều kiện vệ sinh mạnh mẽ hơn, để giúp cộng đồng sớm hồi phục sau dịch COVID-19, cũng như tránh những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đánh giá, trẻ em ít có khả năng lây truyền virus SARS-CoV-2. Nhưng khi virus không tấn công mạnh vào nhóm đối tượng này, thì sự đói nghèo đang trở thành vũ khí tàn phá mạnh nhất tương lai của các em.
Tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp trên thế giới do đại dịch COVID-19 gây ra đã biến thành một bài sát hạch khắc nghiệt đối với sự phát triển toàn cầu, cũng như những triển vọng của thế hệ trẻ ngày nay. Và nếu không sớm triển khai các giải pháp, thì tính đến cuối năm 2020, dù thế giới có vượt qua COVID-19, cũng sẽ có khoảng 86 triệu trẻ em rơi vào tình trạng đói nghèo./.
(ANTV) - Chiếc bẫy việc nhẹ lương cao vẫn đang được các đối tượng xấu lợi dụng triệt để, giăng ra khắp mọi nơi để lừa bán nạn nhân ra nước ngoài. Nhiều người chỉ vì tin vào những lời đường mật của người lạ đã tự đẩy cuộc đời mình vào bi kịch, và rồi tiền mất, tật mang. Phản ánh của phóng viên ANTV tại tỉnh Lào Cai.
(ANTV) - Ít nhất 8 người thiệt mạng và 26 người khác bị thương trong vụ nổ nhà máy dược phẩm ở bang Telangana, miền Nam Ấn Độ.
(ANTV) - Đang di chuyển cùng mẹ trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cháu bé 7 tuổi lên cơn co giật, rất may, cháu đã được cảnh sát giao thông mở đường đưa đi cấp cứu kịp thời.
(ANTV) - Chiều 30/6, tại Hà Nội, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì lễ công bố.
(ANTV) - Chiều 30/6, một vùng mây dông đã gây ra mưa lớn trên địa bàn các quận nội đô của thành phố Hà Nội. Mưa cũng được dự báo sẽ xuất hiện từ nay đến ngày 3/7 tại nhiều địa phương khác, kéo theo nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở.
Sáng 30/6/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết, quyết định thành lập Thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh. ANTV trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi lễ.
(ANTV) - Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp đấu tranh thành công chuyên án, bắt 1 đối tượng, ngăn chặn kịp thời hành vi vận chuyển trái phép vật liệu nổ trên khu vực biên giới biển.
(ANTV) - Theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP, từ mai 1/7, chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) đối với một số trường hợp, thay vì phải thông qua UBND cấp huyện như trước.
(ANTV) - Thông tư số 40/2025 của Bộ Công thương quy định về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7.
(ANTV) - Từ ngày mai 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Dưới đây là hướng dẫn cập nhật số căn cước công dân (CCCD) thành mã số thuế trên theo tài liệu hướng dẫn của Chi cục Thuế khu vực 1.