(ANTV) - Khu vực Trung Đông tiếp tục là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế trong tuần qua, nhưng mặt trận lần này không phải ở Gaza mà là Syria. Tình hình tại Sweida ở miền Nam Syria đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng sau khi chính quyền Syria điều quân tới khu vực nhằm kiểm soát các vụ bất ổn giữa cộng đồng người Druze và người Bedouin. Bạo lực bắt đầu bùng phát từ ngày 13/7, khi một tiểu thương người Druze bị các tay súng Bedouin bắt cóc, làm bùng lên hàng loạt cuộc đụng độ sắc tộc. Trong bối cảnh giao tranh lan rộng, Israel đã tiến hành không kích nhằm vào lực lượng của chính phủ lâm thời Syria, sau nhiều ngày xảy ra giao tranh sắc tộc dữ dội tại đây.
Căng thẳng tại Syria leo thang nhanh chóng từ cuối tuần qua, khởi đầu bằng các vụ bắt cóc và tấn công qua lại giữa các bộ tộc Bedouin và cộng đồng người Druze ở tỉnh Sweida. Trong khi người Druze được cho là có mối quan hệ gần gũi với Israel, các bộ lạc Bedouin lại giữ lập trường trung thành với chính quyền lâm thời tại Damascus do Tổng thống Ahmed al-Sharaa lãnh đạo. Ngày 15/7, lực lượng của chính phủ Syria được triển khai đến Sweida nhằm tái lập trật tự, nhưng Israel cáo buộc chính quyền Syria đứng về phía Bedouin chống lại người Druze. Đến ngày 16/7, Israel tiến hành không kích vào trụ sở Bộ Quốc phòng Syria và nhiều mục tiêu khác tại Damascus. Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), tính đến trưa ngày 19/7, đã có khoảng 940 người thiệt mạng vì bất ổn tại Sweida. Riêng tại Damascus, ít nhất 3 người chết và 34 người bị thương do các cuộc tập kích của Israel.
Tình trạng bạo lực hiện tại là thách thức lớn nhất đối với nỗ lực củng cố quyền lực của chính quyền mới sau khi chính quyền cũ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ hồi tháng 12/2024. Chính phủ Syria chỉ trích mạnh mẽ cuộc không kích từ Israel, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép với Tel Aviv. Tổng thống lâm thời Ahmed al-Sharaa tuyên bố rằng việc bảo vệ cộng đồng Druze và các quyền của họ là một trong những ưu tiên hàng đầu, khẳng định Syria không chấp nhận sự chia rẽ sắc tộc hay tôn giáo.
Tổng thống al-Sharaa nhấn mạnh rằng Israel đang cố tình kích động bất ổn, biến Syria thành chiến trường hỗn loạn nhằm phá hoại nền tảng đoàn kết của quốc gia. Ông kêu gọi người Druze giữ vững niềm tin vào chính quyền, đồng thời khẳng định sự đa dạng sắc tộc và tôn giáo là phần không thể tách rời trong cấu trúc của Syria, và sẽ không có bất kỳ thế lực nào được phép làm xói mòn điều đó.
Trong khi đó, giới phân tích cho rằng các cuộc tấn công của Israel không chỉ nhằm bảo vệ cộng đồng Druze mà còn để buộc các lực lượng Syria rút khỏi khu vực biên giới với Israel, đặc biệt là vùng Cao nguyên Golan đang do Israel kiểm soát. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu công khai tuyên bố miền Nam Syria cần được phi quân sự hóa hoàn toàn, từ vùng Golan đến dãy núi Druze, và khẳng định việc bảo vệ người Druze là một nguyên tắc cốt lõi của Tel Aviv.
Trước làn sóng bạo lực leo thang và hành động quân sự của Israel, cộng đồng quốc tế đồng loạt lên tiếng kêu gọi kiềm chế và hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài. Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ và đặc phái viên về Syria – ông Tom Barrack – thông báo rằng Syria và Israel đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn với sự ủng hộ của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và các quốc gia lân cận.
Trên nền tảng mạng xã hội X, ông Barrack cho biết Thủ tướng Netanyahu và Tổng thống al-Sharaa đã đồng thuận với thỏa thuận ngừng bắn, dưới sự trung gian của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio. Trước đó, ông Rubio nhận định tình hình tại Tây Nam Syria là rất nghiêm trọng do những mâu thuẫn lịch sử giữa các cộng đồng và khẳng định Mỹ đang tiến gần đến một lộ trình giảm leo thang.
Dù thỏa thuận ngừng bắn được coi là bước đi tích cực nhằm làm dịu tình hình, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng xung đột vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại nếu không có giám sát quốc tế chặt chẽ. Nhà phân tích Majed Mkheiber cảnh báo, nếu ngừng bắn đổ vỡ, Syria sẽ bị kéo vào một cuộc chiến không cân sức với Israel, đồng thời kích thích các cộng đồng thiểu số khác nổi dậy, làm suy yếu tính toàn vẹn quốc gia.
Các tổ chức quốc tế như LHQ, EU, cùng các nước Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Liban, Ai Cập, Ả Rập Xê Út... đều lên tiếng ủng hộ sự thống nhất và chủ quyền của Syria, đồng thời phản đối mọi hình thức can thiệp từ bên ngoài. Trợ lý Tổng Thư ký LHQ Khaled Khiari lên án mọi hành vi bạo lực chống lại dân thường, đặc biệt là các cuộc không kích của Israel tại Sweida, Daraa và Damascus, cho rằng điều này làm suy yếu nỗ lực xây dựng một Syria mới hòa bình và ổn định.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cũng lên tiếng nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh khu vực Trung Đông đang bất ổn, mọi hành động gây leo thang đều phải bị loại bỏ, đồng thời kêu gọi tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất, bất chấp lệnh ngừng bắn vừa được công bố, giao tranh đã bùng phát trở lại tại khu vực phía Tây tỉnh Sweida vào ngày hôm qua. Các cuộc đấu súng dữ dội nhanh chóng xóa nhòa hy vọng về một sự yên ổn ngắn ngủi. Sweida giờ đây trở thành ví dụ rõ ràng nhất cho sự mong manh của quá trình hậu chiến tại Syria – một quốc gia đang thiếu vắng thể chế trung ương mạnh mẽ, bị phân mảnh bởi xung đột sắc tộc - tôn giáo, và chịu tác động nặng nề từ sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. Nếu không có giải pháp chính trị toàn diện và cơ chế giám sát ngừng bắn nghiêm túc, cuộc khủng hoảng tại Sweida có thể chỉ là màn khởi đầu cho một chu kỳ nội chiến mới, đe dọa xóa bỏ mọi hy vọng về hòa bình và tái thiết quốc gia.
(ANTV) - Trước diễn biến của bão, Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự, Bộ Công an vừa có Công điện về việc tập trung ứng phó với bão số 3 và mưa lũ. Yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, có hiệu quả các Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an về triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
(ANTV) - Dự báo chiều tối nay (21/7), bão số 3 sẽ vào vịnh Bắc Bộ; vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh dần lên cấp 7-9; đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rất to và dông.
(ANTV) - Thông tin mới nhất liên quan đến công tác cứu nạn vụ lật tàu ở Hạ Long. Khoảng 9h30 sáng nay (21/7), lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể một bé trai gần khu vực đảo Ti Tốp. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã đưa thi thể bé trai bằng tàu về Bệnh viện Bãi Cháy.
(ANTV) - Nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho hành khách, phương tiện, tài sản tại các cảng hàng không, sân bay và hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động khai thác bay, Cục Hàng không Việt Nam vừa phát công điện tới các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3.
(ANTV) - “Xin phép – cảm ơn – xin lỗi”, ba cụm từ tưởng chừng đơn giản nhưng lại đang lan toả niềm vui nho nhỏ tại Trung tâm hành chính phường Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Khi cán bộ hành chính nói những lời tử tế ấy với người dân, không khí ở nơi từng được coi là ‘khô khan, máy móc’ bỗng trở nên thân thiện, gần gũi hơn.
(ANTV) - Đang trong cao điểm du lịch mùa hè, lượng xe khách ra vào Thủ đô tăng mạnh, cũng đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn giao thông gia tăng nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều nhà xe cố tình vi phạm, thậm chí vô hiệu hóa cả hệ thống camera giám sát hành trình, trong khi đây chính là “mắt thần” ghi lại toàn bộ quá trình di chuyển, giúp bảo vệ cả hành khách lẫn tài xế.
(ANTV) - Diễn ra trong 2 ngày 18-19/7, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất cao với nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, định hướng lâu dài, trực tiếp phục vụ chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng và thúc đẩy quá trình tiếp tục đổi mới, phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới.
(ANTV) - Bão WIPHA đã đi vào biển Đông và trở thành cơn bão số 3 năm 2025; hiện bão có cường độ cấp 11-12, giật cấp 15.
(ANTV) - Bám sát và quán triệt, thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quan điểm, nội dung chỉ đạo của Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị, Đảng uỷ Công an Trung ương, với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đã chủ động xây dựng kế hoạch, đổi mới cách làm theo phương châm bám sát thực tiễn, giải quyết các vấn đề ngay từ cơ sở, thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ công tác đã đề ra.
(ANTV) - Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Sydney, Australia vừa phát triển thành công thiết bị giúp chuyển đổi suy nghĩ thành văn bản trong thời gian thực. Thiết bị mới này được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bị mất khả năng nói.