Thứ Hai, 19/05/2025 16:07 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Làm thế nào để phát triển một thành phố thông minh?

(ANTV) - Chúng ta đều đã quen thuộc với cụm từ “thành phố thông minh”, nhưng không phải ai cũng hiểu thế nào là một thành phố thông minh và cần làm gì để phát triển một thành phố thông minh. Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu về một môi trường sống thông minh, hiệu quả và bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trên thực tế, để xây dựng và chuyển đổi một thành phố thông minh (Smart city), không chỉ cần giải quyết những thách thức gặp phải về cơ sở hạ tầng, con người mà còn phải mở rộng tối đa tiềm năng phát triển của thành phố trong tương lai. Do vậy, một thành phố hiện đại có thể đo lường mức độ “thông minh” dựa trên nhiều phương diện. Nâng cấp các thành phố dựa trên công nghệ, khiến chúng trở nên thân thiện, an toàn hơn với công dân là mục tiêu mà nhiều quốc gia đang hướng đến ở thời điểm hiện tại.

Hãy tưởng tượng bạn là thị trưởng một thành phố và bạn muốn biến nó thành thành phố thông minh, bạn cần cân nhắc những điều sau: Đầu tiên, bạn cần kết nối thành phố bằng cách lắp đặt các cảm biến thu thập dữ liệu, chẳng hạn như gắn vào xe cộ và đèn đường để điều tiết giao thông hoặc các trạm đo khắp thành phố để theo dõi mức độ ô nhiễm.

Ông JONAS BOHM – Phòng nghiên cứu Thành phố Thông minh – Đại hoc St.Gallen, Thụy Sĩ cho biết: “Thành phố thông minh thường là sự kết hợp của các hệ thống đô thị khác nhau như hệ thống giao thông, nhà ở, hành chính, năng lượng, giáo dục, bất cứ điều gì ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân đều có thể được số hóa”.

Tuy nhiên, chỉ thu thập dữ liệu là chưa đủ, dữ liệu lớn không phải là mục đích cuối cùng, dữ liệu cần phải được xử lý và phân tích để tìm ra giải pháp thông minh cho thành phố như đèn đường chỉ sáng khi có người đi qua, hay tự động hạn chế xe cộ khi không khí ô nhiễm nghiêm trọng.

Vậy chúng ta có thể đặt ra câu hỏi, con người sẽ được hưởng lợi ra sao khi sống trong một thành phố thông minh? Nhiều dự án thành phố thông minh trên thế giới đã được triển khai và đưa ra câu trả lời đó.

Ở Satander, Tây Ban Nha – thành phố tiết kiệm bằng cách sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn nhờ cảm biến. Bãi cỏ công cộng chỉ được tưới khi quá khô, thùng rác chỉ được xử lý khi đã đầy. Ở Hensiki, Phần Lan – rác thải được bỏ vào đường ống và chuyển đến điểm thu gom ngầm không gây ồn ào hay ô nhiễm.

Ở Palo Alto, Mỹ - bãi đỗ xe có cảm biến thông báo chỗ đỗ xe còn trống, giao thông trên đường liên tục được giám sát. Ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất – cảnh sát robot đưuọc trang bị camera và công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng trí tuệ nhân tạo. Người dân có thể gửi báo cáo qua màn hình cảm ứng trên ngực robot. Ở Darmstadt, Đức – các cảm biến có kết nối mạng đánh giá chất lượng không khí và gửi thông tin theo thời gian thực tới trung tâm dữ liệu để phân tích và đưa ra cảnh báo khi cần.

Rõ ràng, để phát triển thành phố thông minh cần thu thập và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ... tuy nhiên việc đảm bảo an toàn cho dữ liệu cho người dân đang là thách thức lớn với các thành phố. Trong khi các tập đoàn công nghệ lớn đang nắm quyền kiểm soát dữ liệu để kiếm lợi nhuận, những nỗ lực bảo vệ quyền riêng tư của người dân đang được thúc đẩy mạnh mẽ tại Châu Âu. Dữ liệu là yếu tố thiết yếu trong thành phố bởi nó tạo nền tảng để thiết kế các ứng dụng thông minh cho thành phố, nhưng còn vấn đề bảo vệ dữ liệu thì sao?

Ông JONAS BOHM – Phòng nghiên cứu Thành phố Thông minh – Đại hoc St.Gallen, Thụy Sĩ cho biết: "Cần nói rõ ràng, trong một thành phố thông minh không thể tránh khỏi việc dữ liệu bị thu thập, tuy nhiên chính dữ liệu này lại tạo nên nền tàng để triển khai và kiểm soát hệ thống của thành phố. Do đó, cần có những quyết định thận trọng và có trách nhiệm với cách xử lý dữ liệu mà thành phố kiểm soát”.

Điều này có thể có lợi cho việc bảo vệ dữ liệu, nhưng hầu hết các thành phố lại thiếu chuyên môn kỹ thuật để xử lý và phân tích dữ liệu. Vì lý do này, nhiều thành phố đã hợp tác với các công ty công nghệ lớn, có năng lực và thuật toán cần thiết để sử xử lý dữ liệu lớn như google, Sky Watlab thuộc tập đoàn Alpha Best, họ sẽ xây dựng một quận hoàn chỉnh ở Toronto với công nghệ mới nhất nhưng quyền kiểm soát dữ liệu vẫn thuộc về các tập đoàn như Alpha best, điều này gây tranh cãi vì họ sử dụng dữ liệu đó để kiểm tiền.

Dự án Decode của Liên minh Châu Âu còn đi xa hơn, nó nhằm trao quyền cho người dân kiểm soát dữ liệu của họ, chính người dân sẽ quyết định thông tin cá nhân của họ sẽ được giữ riêng tư hay được chia sẻ để làm cho thành phố thông minh hơn. Các dự án thí điểm đã được triển khai ở Amsterdam và Barcelona từ năm 2018.

Bà FRANCESCA BRIA – Giám đốc Công nghệ số và Đổi mới sáng tạo của Thành phố Barcelona cho biết: “Chúng tôi tin rằng dữ liệu nên được xem như một cơ sở hạ tầng công cộng như một tài sản chung giống như nước, điện, giao thông hay không khí chúng ta hít thở”.

Về mặt hành chính số, Estonia dẫn đầu Châu Âu. Người Estonia có thể bỏ phiếu trực tuyến và gần như tất cả dịch vụ công đều có thể truy cập kỹ thuật số, nhưng điều này cũng làm tăng tính dễ bị tổn thương. Năm 2007, Estonia đã bị tấn công mạng từ một mạng luới Bot toàn cầu hay còn gọi là Botnet. Cả ngân hàng trực tuyến và trang web chính phủ đều bị ảnh hưởng. Để đối phó, Estonia đã triển khai chương trình huấn luyện quốc tế hàng năm để chống tấn công từ tin tặc. Các chương trình này được tổ chức bởi trung tâm phòng thủ mạng của NATO với sự tham gia của hơn 20 quốc gia, quân đội và các công ty công nghệ.

Dân cư đô thị đang chiếm tới hơn 56% dân số thế giới và dự báo đến năm 2050, cứ 10 người thì có 7 người sống tại thành phố. Phát triển thành phố thông minh là xu thế toàn cầu để giải quyết các vấn đề phát sinh do dân số đô thị tăng nhanh như ách tắc giao thông, thiếu điện, ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ một đô thị truyền thống thành thành phố thông minh đòi hỏi sự đầu tư lớn về công nghệ và hạ tầng với sự thay đổi trong tư duy quản lý và thói quen sinh hoạt của người dân. Đây vừa là thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các thành phố phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong kỷ nguyên số.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Lật mặt tội phạm "vô hình"

Lật mặt tội phạm "vô hình"

Phá án 19/05/2025

(ANTV) - Mạng xã hội đã trở thành một nền tảng kết nối mạnh mẽ, cho phép mọi hoạt động giao dịch và tương tác trở nên dễ dàng hơn, bất chấp khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, đó cũng là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người dùng. Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Yên Bái đã tăng cường công tác nắm tình hình, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ và phát hiện nhóm đối tượng có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội trên không gian mạng.

Canada tạm dừng áp thuế trả đũa đối với Mỹ

Canada tạm dừng áp thuế trả đũa đối với Mỹ

Thế giới 19/05/2025

(ANTV) - Canada đã tạm dừng một số loại thuế trả đũa đối với Mỹ. Quyết định được đưa ra khi Thủ tướng Canada Mark Carney và Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thảo luận về thương mại giữa 2 nước tại Rome, sau khi tham dự Thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV.

Các nhà lãnh đạo Nga – Mỹ điện đàm về Ukraine

Các nhà lãnh đạo Nga – Mỹ điện đàm về Ukraine

Thế giới 19/05/2025

(ANTV) - Bộ Ngoại giao Nga thông báo, Ngoại trưởng Sergey Lavrov ngày 17/5 đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, trong đó ông hoan nghênh "vai trò tích cực" của Washington trong việc giúp nối lại đàm phán giữa Nga và Ukraine.

Thái Lan bùng phát COVID-19 do biến thể mới Omicron XEC

Thái Lan bùng phát COVID-19 do biến thể mới Omicron XEC

Thế giới 19/05/2025

(ANTV) - Dịch COVID-19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại Thái Lan với số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng sau kỳ nghỉ lễ truyền thống Songkran. Biến thể mới XEC – một dạng tái tổ hợp của Omicron – đang là tâm điểm cảnh báo của ngành y tế.

Triệt phá băng nhóm tội phạm nguy hiểm tại Tiền Giang

Triệt phá băng nhóm tội phạm nguy hiểm tại Tiền Giang

Pháp luật 19/05/2025

(ANTV) - Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố 32 bị can về các tội: Mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; tổ chức đánh bạc và đánh bạc; mua bán trái phép chất ma túy; tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Đà Nẵng: Xử lý 2 cơ sở gây ô nhiễm tiếng ồn kéo dài

Đà Nẵng: Xử lý 2 cơ sở gây ô nhiễm tiếng ồn kéo dài

Xã hội 19/05/2025

(ANTV) - Phòng Cảnh sát kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường, Công an TP Đà Nẵng phối hợp với lực lượng chức năng thành phố vừa tiến hành kiểm tra, xử lý hai cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cố tình vi phạm, gây ô nhiễm tiếng ồn kéo dài.

Xem thêm