Chủ Nhật, 04/05/2025 14:39 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Làng kungfu ở Trung Quốc

(ANTV) - Ở Trung Quốc có một ngôi làng được gọi với cái tên "làng kung fu", đó là làng Cam Khê Động thuộc huyện Thiên Trụ, tỉnh Quý Châu. Ngôi làng này ẩn mình trong núi rừng hàng trăm năm qua, luôn duy trì truyền thống luyện võ, nhờ vậy mà gây dựng được nền võ thuật vô cùng phong phú.

Làng Cam Khê Động có 112 hộ gia đình với dân số hơn 500 người. Ngôi làng được thành lập từ thời Hồng Vũ của nhà Minh. Tương truyền khi đó có một nhóm người Giang Tây khi đi tị nạn đã phát hiện ra nơi này. Thấy địa hình núi cao rừng rậm, suối thác hùng vĩ, họ quyết định chọn nơi đây làm chốn lánh nạn, sinh tồn. Kể từ đó, người dân sinh sống tách biệt với bên ngoài, mọi sinh hoạt hầu như đều tự cung tự cấp. Chính vì không tiếp xúc nhiều với bên ngoài nên kinh tế của làng Cam Khê Động không phát triển, có đến quá nửa số hộ gia đình nằm trong diện nghèo. Năm 2015, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương mà một con đường nhựa dẫn vào làng đầu tiên đã được xây dựng.

Kể từ đó, hoạt động du lịch văn hóa ở đây cũng phát triển hơn, truyền thống võ thuật của Cam Khê Động cũng được biết đến rộng rãi. Tại nơi đây, du khách có thể dễ dàng thấy được hình ảnh người đàn ông trung niên đi chân trần trên con đường trải đá, những người già độ tuổi 60 nhẹ nhàng mang vác đồ đạc nặng hàng chục cân, thanh niên say sưa luyện võ bên thác nước hay những đứa trẻ đu cây như sóc.

Theo chia sẻ của võ sư trong làng thì môn kungfu được lưu truyền ở đây có có từ hơn 600 năm trước, người luyện tập có thể kết hợp tập luyện với nhiều vũ khí khác nhau.

Võ sư Đào Thông Ngôn cho biết, cả làng chúng tôi đều luyện một loại công phu. Đó là Lục Gia Quyền. Mâu, giản, xích, côn... chúng tôi học cách sử dụng những vũ khí này. Chúng tôi bắt đầu dạy trẻ con từ 6-7 tuổi. Đầu tiên học cơ bản, sau mới dạy thủ pháp, quyền pháp, côn pháp. Con trai đều phải học, con gái dần thích học. Người làng không ốm vặt, đều sống thọ hơn 80 tuổi.

Điều đặc biệt là người dân dù võ nghệ cao nhưng không đề cao bạo lực. Các thế hệ đều được dạy rằng võ nghệ là để phòng thân, tự vệ khi gặp kẻ thù, thổ phỉ, thú dữ,... Dân làng chung sống với nhau rất hòa thuận, chưa bao giờ xảy ra đánh nhau, trộm cắp, hỏa hoạn hay các sự cố khác và không bao giờ phải đóng cửa nhà ban đêm.

Ngoài du lịch văn hóa, người dân còn tập trung phát triển nông nghiệp, trồng nhiều loại cây đặc sản như hoa cúc "kungfu", bưởi phượng, du trà,... Kể từ đó, thu nhập của họ được nâng cao, đời sống cũng cải thiện đáng kể.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Người dân Israel tiếp tục biểu tình kêu gọi ngừng bắn

Người dân Israel tiếp tục biểu tình kêu gọi ngừng bắn

Thế giới 04/05/2025

(ANTV) - Đêm 4/5, hàng chục nghìn người Israel tiếp tục tổ chức biểu tình kêu gọi Chính phủ nước này tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin với lực lượng Hamas ở dải Gaza. Cuộc biểu tình diễn ra tại quảng trường con tin ở trung tâm thành phố Tel Aviv – khu vực người Israel thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình lớn vào dịp cuối tuần để gây sức ép với Chính phủ trong vấn đề con tin.

 Bác sĩ lưu động ở Nigeria

Bác sĩ lưu động ở Nigeria

Thế giới 04/05/2025

(ANTV) - Trong bối cảnh hệ thống y tế quốc gia tại Nigeria còn nhiều khó khăn , một sáng kiến mang tên “Bác sĩ lưu động” đã tạo ra sự khác biệt. Dưới sự dẫn dắt của bác sĩ Yetunde Ayo-Oyalowo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe lưu động này không đợi bệnh nhân đến phòng khám, mà chủ động tìm đến họ – ngay tại các khu chợ sầm uất nhất Lagos.

Kinh tế tư nhân trong ngành công nghiệp văn hóa

Kinh tế tư nhân trong ngành công nghiệp văn hóa

Văn hóa 04/05/2025

(ANTV) - Trong nền kinh tế thị trường, khi các dòng chảy tài chính, thương mại và công nghệ thay đổi không ngừng, văn hóa không thể đứng ngoài cuộc. Thế nhưng, trên hành trình ấy không ít thách thức đang chờ đón các doanh nghiệp tư nhân, những người đang dốc sức giữ gìn, phát huy và lan tỏa giá trị văn hóa trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

Vì sao phải ban hành Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự sửa đổi?

Vì sao phải ban hành Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự sửa đổi?

Chính trị 04/05/2025

(ANTV) - Sau hơn 7 năm thi hành, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2021, đã phát huy hiệu quả tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của tình hình kinh tế - xã hội, yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước, tinh gọn tổ chức và nâng cao hiệu lực quản lý, Luật hiện hành đang bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Xem thêm