(ANTV) - Hôm 10/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tái khẳng định, nước này sẽ quay trở lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nếu các điều kiện mà Moskva đưa ra liên quan đến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón được đáp ứng.
Phát biểu họp báo sau khi tham dự Hội nghị thượng G20 ở New Delhi (Ấn Độ), Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh, Nga hoan nghênh những nỗ lực của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhằm khôi phục Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen vốn đã hết hạn từ tháng 7 năm nay.
Ngoại trưởng Lavrov nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga sẽ quay trở lại thực hiện Sáng kiến trên vào đúng ngày mà mọi hành động cản trở các hoạt động xuất khẩu phân bón và ngũ cốc của nước này được dỡ bỏ.
Hồi đầu tháng này, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã gửi thư cho Ngoại trưởng Nga, trong đó đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm khôi phục Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, như kết nối lại một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp Nga với hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, thiết lập một nền tảng bảo hiểm, dỡ bỏ phong tỏa tài sản ở nước ngoài của các công ty sản xuất phân bón Nga và cho phép các tàu của Nga cập bến các cảng châu Âu.
Liên hợp quốc kêu gọi quốc tế tăng cường hỗ trợ Syria
Liên hợp quốc hôm qua đã kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế không giảm nguồn tài trợ cho Syria, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tại quốc gia Trung Đông này ngày càng trầm trọng.
Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Geir Pedersen đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng nước chủ nhà tại Damacus, nhấn mạnh tình hình kinh tế hiện nay của Syria thậm chí còn tồi tệ hơn so với thời kỳ đỉnh điểm xung đột. Do vậy, Liên hợp quốc không thể chấp nhận được nguồn tài trợ cho Syria đang giảm sút trong khi nhu cầu nhân đạo tăng mạnh.
Ông Pedersen cũng cho rằng gần đây quan hệ ngoại giao của Syria với các nước Arab và Thổ Nhĩ Kỳ đã có một số tiến triển tốt đẹp, dấy lên nhiều hy vọng về việc giải quyết bế tắc chính trị. Theo ông, nếu hậu quả chính trị của khủng hoảng Syria không được giải quyết, khủng hoảng kinh tế và nhân đạo hiện nay sẽ trầm trọng thêm.
Theo Liên hợp quốc, 90% người dân Syria sống trong cảnh nghèo đói, và hơn một nửa dân số phải vật lộn để có đủ lương thực hàng ngày.
Maroc khẩn trương tìm kiếm người sống sót
3 ngày sau trận động đất kinh hoàng cướp đi sinh mạng của hơn 2.100 người, hôm nay 11/9, các lực lượng cứu hộ của Maroc vẫn đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm những người sống sót bị vùi lấp trong các đống đổ nát ở dãy núi Atlas. Trong khi đó, cộng đồng quốc tế tiếp tục gửi đi những hỗ trợ cấp thiết, cũng như cam kết sát cánh cùng Rabat vượt qua sự cố thảm khốc này.
Theo Bộ Nội vụ Maroc, tính đến tối qua, trận động đất làm rung chuyển khu vực cách thành phố du lịch Marrakesh khoảng 72 km về phía Tây Nam đã khiến hơn 2.100 người thiệt mạng và hơn 2.400 người bị thương nặng, và con số này có thể còn tiếp tục tăng cao. Liên hợp quốc ước tính, có khoảng 300.000 người bị ảnh hưởng bởi trận động đất này. Đại diện Liên hợp quốc tuyên bố, sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Morocco trong hoạt động cứu trợ.
Ông Farhan Haq - Phó Phát ngôn viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ theo mọi cách ngay khi nhận được yêu cầu. Nhưng để làm được điều đó, chúng tôi cần biết số lượng người bị ảnh hưởng, nhu cầu hỗ trợ lớn đến đâu, liệu họ cần hỗ trợ về thực phẩm, chỗ trú ẩn hay về thuốc men. Trước tiên chúng tôi cần nhận được yêu cầu trợ giúp, rồi chúng tôi cần phải đánh giá tình hình trên thực địa."
Hiện lực lượng cứu hộ, cứu nạn Maroc vẫn chạy đua với thời gian để tìm kiếm nạn nhân còn bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Trong khi đó, hàng nghìn người phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Ông Mouhamad Ayat Elhaj, người dân Maroc chia sẻ: "Tôi về nhà và thấy nhiều vết nứt trên tường, tôi không thể ngủ ở đó, nhờ cơ quan chức năng giúp đỡ và cử chuyên gia đến để đánh giá xem tôi có thể trở về nhà được hay không. Nếu có rủi ro, tôi sẽ không quay lại nhà."
Pháp ngày 10/9 đã huy động tất cả các đội kỹ thuật và an ninh để có thể sẵn sàng tham gia công tác hỗ trợ Maroc nếu nước này yêu cầu. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác cho biết sẽ hỗ trợ các nạn nhân động đất tại Morocco bằng mọi phương tiện.
Bộ Nội vụ Maroc cũng cho biết, ở giai đoạn hiện nay, nước này mới chỉ chấp nhận hỗ trợ từ 4 quốc gia là Tây Ban Nha, Anh, Qatar và UAE về việc gửi các đội tìm kiếm cứu hộ. Những đề nghị hỗ trợ từ nhiều nước khác sẽ được xem xét trong tương lai nếu nhu cầu tăng cao.
Hong Kong khắc phục cơ bản hậu quả của bão Haikui
Hôm qua, khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã khắc phục cơ bản hậu quả ảnh hưởng của bão Haikui gây ngập úng ở đặc khu này. Dự kiến, các hoạt động cơ bản có thể nối lại vào sáng nay.
Theo giới chức Hong Kong, tính đến tối 9/9, Cục Đường bộ đã sửa chữa khoảng 80 tuyến đường bị hư hại do ngập úng, sụt lún đường. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại 6 con đường vẫn phải đóng cửa. Về đường sắt, ngoại trừ một lối vào và ra ga tàu điện Wong Tai Sin, dịch vụ tàu điện trên các tuyến khác về cơ bản đã trở lại bình thường.
Tổng cộng 117 trường học đã chịu nhiều ảnh hưởng do bão. Hiện còn 10 trường học bị hư hại do đó không thể tổ chức lớp học trực tiếp vào ngày 11/9.
Nguồn điện của 3.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng do trận mưa gây ngập úng đã được khôi phục. Tổng cộng 17 trung tâm tạm trú cho người dân đã được mở kể từ ngày 7/9. Ngoài ra, các đội chăm sóc sức khỏe đã đến một số khu vực để cung cấp các dịch vụ tình nguyện.
(ANTV) - Khởi tố cặp vợ chồng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 27 tỷ đồng; Bắt nhóm đối tượng giữ người trái pháp luật; Truy bắt thành công đối tượng cướp tài sản; Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cố ý gây thương tích người khác; Lái xe phạm luật, còn tấn công người dùng điện thoại ghi hình - là những tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Ngành du lịch Greenland đang kỳ vọng vào sự bùng nổ trong năm nay sau khi chuyến bay thẳng đầu tiên từ thủ đô Nuuk đến Mỹ được mở ra. Hòn đảo Bắc Cực này hiện cung cấp nhiều dịch vụ cho khách du lịch, từ ngắm chim, ngắm cá voi cho đến các chuyến du thuyền có hướng dẫn viên du lịch. Không chỉ các nhà chức trách mà người dân địa phương cũng kỳ vọng việc phát triển du lịch sẽ mang đến nhiều tiềm năng kinh tế, giúp cải thiện cuộc sống của người dân.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, người dân có thể vào ứng dụng VNeID để xem chi tiết về địa chỉ, quê quán sau khi sáp nhập. Trên mạng xã hội, nhiều tài khoản đã chia sẻ thông tin chụp lại căn cước đã được cập nhật theo tiêu chuẩn mới và tên địa phương mới sau quá trình sáp nhập tỉnh như một cách “bắt trend” và thể hiện sự hào hứng.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức bước vào thế giới kinh doanh mùi hương khi ra mắt dòng nước hoa mang tên ông, với mức giá hàng trăm USD cho một chai 98ml.
(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho biết, do thời tiết nắng nóng phức tạp, từ tháng 7, lực lượng cảnh sát hoặc nhân viên chuyên trách bảo vệ những nhân vật quan trọng sẽ được phép mặc trang phục thoáng như áo ngắn tay, thay vì phải mặc vest.
(ANTV) - Ông Daniel Gutierrez, thị trưởng thị trấn San Pedro Huamelula vừa tổ chức lễ cưới với con cá sấu được coi là hóa thân của công chúa, trong nghi lễ cầu may của thị trấn này.
(ANTV) - Nhắc đến cụm từ “Dự án chậm tiến độ” thì ngay tại TP Hà Nội có không ít những công trình giao thông đang trong tình cảnh “Xây mãi không xong”. Những tuyến đường chậm ở mức độ và thời gian khác nhau. Chậm 5 năm, 10 năm và thậm chí là gần 2 thập kỷ. Mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thì chưa thể đánh giá cụ thể. Thế nhưng, nó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đặc biệt là vấn đề đi lại.
(ANTV) - Công an xã Núi Thành, TP. Đà Nẵng vừa bắt giữ nhóm 6 thanh thiếu niên về hành vi “Cố ý gây thương tích”, khiến một nam sinh 16 tuổi bị thương nặng.
(ANTV) - Với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ và mạng xã hội, các hình thức lừa đảo trên không gian mạng hiện nay diễn ra ngày càng tinh vi, với các chiêu trò liên tục được làm mới. Thậm chí có nhiều nạn nhân còn sập bẫy lừa đảo đến 2 lần, vì tin vào chiêu trò “hỗ trợ người dân lấy lại tiền bị lừa đảo”. Khi người dân đang hoang mang, sốt ruột vì mất tiền, chiếc bẫy thứ 2 này được giăng ra và rất dễ dàng khiến “cá mắc câu”.
(ANTV) - Sốt xuất huyết vốn là căn bệnh truyền nhiễm quen thuộc tại nước ta, những năm gần đây, bệnh không còn mang tính mùa vụ rõ rệt mà xuất hiện quanh năm, lan rộng về địa lý và ghi nhận những diễn biến bất thường. Vậy sốt xuất huyết năm nay có gì khác biệt? Vì sao căn bệnh này lại có thể trở nặng nhanh chóng và gây biến chứng nguy hiểm?