Chủ Nhật, 13/07/2025 15:05 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Phụ nữ Kenya khởi nghiệp với nghề nuôi dế

(ANTV) - Tại Kenya việc chăn thả gia súc từ lâu đã gắn liền với người Maasai bản địa, song tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động này, khiến cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, nhiều phụ nữ nơi đây đã nỗ lực, đa dạng hóa nguồn thu nhập, trong đó có nghề nuôi dế, một nghề rất mới mẻ ở nước này.

Chị Rosemary Nenini sinh ra trong một gia đình làm nghề chăn nuôi gia súc tại hạt Laikipia, miền Trung Kenya. Tuy nhiên, trong đợt hạn hán kéo dài từ năm 2020 đến 2022, chị đã bất lực chứng kiến đàn gia súc của gia đình lần lượt chết dần vì nắng nóng và dịch bệnh. Không chỉ riêng chị Nenini, nhiều nông dân khác trong khu vực cũng phải đối mặt với khó khăn chồng chất do tác động của biến đổi khí hậu lên ngành chăn nuôi truyền thống.

Xuất thân từ một gia đình gắn bó với nghề nuôi gia súc, chị Nenini từng có cuộc sống phụ thuộc vào công việc này. Tuy nhiên, những năm gần đây, điều kiện khắc nghiệt đã khiến gia đình chị mất đi phần lớn đàn gia súc. Cùng với đó, nhiều người dân Kenya cũng có quan niệm rằng dế là loài gây hại cho sức khỏe và không thể sử dụng làm thực phẩm.

Nhằm giúp người chăn nuôi cải thiện thu nhập và ổn định cuộc sống, chính quyền Kenya đã phối hợp với các tổ chức xã hội hướng dẫn phụ nữ địa phương chuyển sang mô hình nuôi dế. Ban đầu, nhiều người còn hoài nghi về giá trị của mô hình này, nhưng sau khi được đào tạo, họ đã nhận ra những lợi ích kinh tế mà nghề nuôi dế mang lại.

Tại hạt Laikipia, đến nay, đã có 34 nhóm được đào tạo về kỹ thuật nuôi dế. Những người tham gia không chỉ được cung cấp bộ dụng cụ cần thiết mà còn được hỗ trợ xây dựng các cơ sở chăn nuôi phù hợp. So với chăn nuôi gia súc, nuôi dế dễ dàng hơn rất nhiều khi không cần diện tích rộng, không tốn kém nhiều nước và cũng không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Chị Nenini chia sẻ rằng, nuôi dế giúp chị và gia đình tiết kiệm thời gian, không phải di chuyển đàn gia súc đi xa để tìm nguồn thức ăn. Việc chăm sóc dế khá đơn giản, chỉ cần xây dựng nơi trú ẩn và cung cấp thức ăn như rau xanh, bột bắp hoặc thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, dế có thể được bao tiêu để sản xuất thức ăn gia súc hoặc thậm chí làm thực phẩm cho con người.

Không chỉ là một giải pháp thay thế cho chăn nuôi truyền thống, nuôi dế còn đang trở thành xu hướng chăn nuôi bền vững, tạo ra nguồn cung protein thiết yếu trong tương lai. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ đạt 10 tỷ người vào năm 2050, đồng nghĩa với nhu cầu lương thực sẽ tăng hơn 50% so với năm 2010. Trong khi đó, ngành chăn nuôi truyền thống như trâu, bò, lợn đang tạo ra áp lực lớn đối với môi trường, từ việc tiêu thụ đất đai, nước cho đến lượng khí thải nhà kính.

So với gia súc, nuôi dế đòi hỏi ít đất, ít nước và nguồn thức ăn cũng đơn giản hơn. Mô hình này không cần công nghệ cao, phù hợp với các khu vực nông thôn và khô hạn. Dù vẫn thải ra khí mêtan và CO2, nhưng lượng khí thải này thấp hơn đáng kể so với chăn nuôi thông thường, giúp giảm áp lực lên môi trường. Với những lợi ích thiết thực, nghề nuôi dế đang mở ra một hướng đi mới, giúp người dân Kenya thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo nguồn thu nhập ổn định.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Bắt giữ nữ đối tượng thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp

Bắt giữ nữ đối tượng thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp

Pháp luật 13/07/2025

(ANTV) - Công an phường Bình Thuận vừa phối hợp với Công an xã Tuyên Quang, tỉnh Lâm Đồng bắt giữ Nguyễn Thị Nỡ (35 tuổi, trú phường Tiến Thành, tỉnh Lâm Đồng). Đây là đối tượng đã thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp tài sản của người dân tại nhiều xã, phường trên địa bàn tỉnh.

Iran nêu điều kiện nối lại đàm phán với Mỹ

Iran nêu điều kiện nối lại đàm phán với Mỹ

Thế giới 13/07/2025

(ANTV) - Ngoại trưởng Iran ngày 11/7 khẳng định điều kiện tiên quyết để nước này nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân là Mỹ phải từ bỏ ý định tấn công quân sự chống lại Iran khi tiến trình đàm phán đang được tiến hành.

Căn bệnh nguy hiểm bắt nguồn từ món tiết canh

Căn bệnh nguy hiểm bắt nguồn từ món tiết canh

Xã hội 13/07/2025

(ANTV) - Liên cầu khuẩn lợn, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây từ động vật sang người đang có dấu hiệu gia tăng trở lại tại nhiều địa phương. Chỉ trong vài tuần gần đây, đã có hàng chục ca mắc được ghi nhận, trong đó có những trường hợp diễn biến rất nặng, đã có ca tử vong tại Huế, chủ yếu liên quan đến thói quen ăn tiết canh, hoặc chế biến thịt lợn không đảm bảo vệ sinh.

Tuyến đường thi công kéo dài, tiềm ẩn mất an toàn giao thông

Tuyến đường thi công kéo dài, tiềm ẩn mất an toàn giao thông

Xã hội 13/07/2025

(ANTV) - Ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội, vẫn tồn tại một dự án cải tạo hạ tầng kéo dài gần một thập kỷ. Một khoảng thời gian đủ dài để người dân kỳ vọng vào sự thay đổi tích cực, nhưng điều mà họ nhận lại chỉ là sự chậm trễ, thi công ngổn ngang và hơn hết, chính là hiểm họa giao thông luôn rình rập khi lưu thông qua chính con đường mà họ sinh sống hàng ngày.

Người lao động phấn khởi trước thông tin tăng lương tối thiểu vùng lên 7,2%

Người lao động phấn khởi trước thông tin tăng lương tối thiểu vùng lên 7,2%

Kinh tế 13/07/2025

(ANTV) - Vào ngày 11/7, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2026 thêm 7,2%, tương đương 250.000–350.000 đồng/tháng tùy khu vực. Đề xuất này, nếu được Chính phủ phê duyệt, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026. Thông tin này đã ngay lập tức thu hút được sự chú ý của nhiều ý kiến trên cộng đồng mạng, bởi đó là tin vui không nhỏ với hàng triệu người lao động, khi đang đối mặt với chi phí sinh hoạt đang ngày càng leo thang như hiện nay.

 Chiếc túi Birkin được bán với mức giá kỷ lục

Chiếc túi Birkin được bán với mức giá kỷ lục

Thế giới 13/07/2025

(ANTV) - Dù bị trầy xước, có phần sờn và ố màu, tuy nhiên một chiếc túi Birkin của Hermes da màu đen vừa được bán với giá 8,6 triệu euro (tương đương trên 260 tỷ đồng) và trở thành chiếc túi xách đắt nhất từng được bán đấu giá.

Xem thêm