(ANTV) - Sự xuất hiện của bếp nấu ăn sử dụng năng lượng mặt trời đã mang đến cho người dân Kenya một cách nấu ăn tiết kiệm chi phí và lành mạnh. Thiết bị đơn giản này là giải pháp thay thế vô cùng hữu ích cho bếp nấu bằng củi và than củi trước đây vốn gây ra khí độc hại góp phần làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
Vẫn là công việc chuẩn bị bữa sáng như mọi ngày, nhưng giờ đây, bà Benta Achieng nấu ăn bằng loại bếp mới, đó là bếp sử dụng năng lượng mặt trời. Thiết bị gồm có một chiếc hộp, người nấu sẽ đặt đồ ăn vào đó và đậy nắp lại. Tia nắng mặt trời được phản chiếu sẽ làm nóng và nấu chín món ăn. Bà Achieng thích cách nấu ăn này vì nó lành mạnh hơn các phương pháp truyền thống.
Bà BENTA ACHIENG – Người dân Kenya chia sẻ: "Chúng tôi từng chặt cây kiếm củi dẫn đến hậu quả nơi chúng tôi sống trở nên giống như sa mạc, thiếu mưa và cây xanh. Tôi đã cố gắng thoát khỏi tình trạng đó bằng cách thích nghi với việc nấu ăn bằng bếp nấu ăn sử dụng năng lượng mặt trời. Nó rất an toàn, sạch sẽ và giúp tiết kiệm thời gian để tôi có thể làm những việc khác trong khi đang chuẩn bị thức ăn."
Bà Achieng đã chuyển sang bếp nấu chạy bằng năng lượng mặt trời cách đây hai năm và bà không phải là người duy nhất làm điều này. Đối với những người bán đồ ăn đường phố, loại bếp này đã trở thành một phần công việc kinh doanh của họ.
Anh IAN DUNCUN ONYANGO – Người dân Kenya chia sẻ: "Bếp nấu ăn bằng năng lượng mặt trời giúp tôi rất nhiều so với trước đây tôi dùng bếp than củi để luộc trứng. Giờ đây, tôi có thể tiết kiệm nhiên liệu và dành dụm một ít tiền cho doanh nghiệp của mình. Tôi cũng có khách hàng ở khắp thị trấn. Họ đổ xô đến đây, nói rằng trứng của tôi luộc ngọt hơn so với ngày xưa."
Loại bếp này được phát minh bởi doanh nhân Carolyn Olang. Bà đã nhìn thấy cơ hội trên thị trường cho một phát minh như vậy. Bếp tương đối dễ chế tạo.
Bà CAROLYN OLANG – Doanh nhân Kenya cho biết: "Loại bếp này dễ sản xuất vì chúng tôi sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương như gỗ, kim loại, giấy bạc nhà bếp thông thường và thủy tinh. Chi phí sản xuất, khi bạn không sản xuất số lượng lớn, có thể vào khoảng 35 đô la Mỹ."
Ở vùng châu Phi cận Sahara, khoảng 90% dân số sử dụng củi và than củi để nấu nướng. Tại Kenya, khoảng 12 triệu hộ gia đình, tương đương 67% dân số, cũng nấu ăn bằng cách thức này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phương pháp này có liên quan đến các vấn đề sức khỏe và biến đổi khí hậu. Khói phát ra từ than củi và củi có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và việc chặt cây để lấy củi góp phần gia tăng nạn phá rừng.
Bà BENTA ACHIENG – Người dân Kenya chia sẻ: "Tôi từng sử dụng củi trong một thời gian dài và nhận ra rằng củi gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Khi có nhiều khói, nó sẽ ảnh hưởng đến phổi, thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức không điều trị được."
Tiến sĩ FAITH MYHONJA - Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học AMREF, Kenya cho biết: "Những bất lợi của việc sử dụng bếp nấu bằng củi và than củi là chúng tạo ra khí nhà kính, chẳng hạn như carbon dioxide và nitơ oxit. Những loại khí này có thể gây ung thư và các bệnh hô hấp mãn tính như viêm phế quản, hen suyễn. Do đó, chúng tôi ủng hộ nguồn năng lượng thay thế là năng lượng xanh cùng với việc sử dụng bếp bằng năng lượng mặt trời để nấu ăn, vì nó xanh và an toàn."
Trên toàn cầu, có khoảng 2,5 tỷ người dùng củi và than củi tạo ra nguồn năng lượng chính để nấu ăn, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
(ANTV) - Chiều 09/7, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an TP Hải Phòng đã phối hợp với Công an xã Kiến Minh bắt Nguyễn Thành Long, trú xã Kiến Thụy, TP. Hải Phòng để điều tra, làm rõ hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy.
(ANTV) - Tối ngày 08/7, Chủ tịch UBND phường Sơn Trà (TP Đà Nẵng) xác nhận có sự việc một du khách tử vong khi khi nhảy dù núi Sơn Trà vào chiều cùng ngày.
(ANTV) - Trước sự phát triển của công nghệ 4.0, nông nghiệp truyền thống đứng trước nhiều thách thức về biến đổi khí hậu, thị trường và yêu cầu chất lượng thì nông nghiệp công nghệ cao, bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu, phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia trong giai đoạn mới.
(ANTV) - Bộ Y tế Ai Cập cho biết ít nhất 4 người đã thiệt mạng và 27 người bị thương trong vụ hỏa hoạn tại một trung tâm viễn thông lớn ở thủ đô Cairo, gây gián đoạn kết nối điện thoại và Internet trên diện rộng.
(ANTV) - Chiều ngày 8/7, tại Hà Nội, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an.
(ANTV) - Giữa những dãy núi trùng điệp của dãy Trường Sơn, nhiều bản làng nằm tại các thung lũng được coi là vùng lõm của sóng viễn thông, vùng lõm thông tin, Công an và chính quyền địa phương tỉnh Quảng Trị đang từng bước khắc phục khó khăn này nhằm phục vụ người dân trong việc giải quyết thủ tục hành chính và cập nhật thông tin cuộc sống.
(ANTV) - Sau 11 ngày thi đấu sôi nổi, Đại hội Thể thao Cảnh sát và Lính cứu hỏa thế giới 2025 (WPFG 2025) vừa bế mạc. Đoàn CAND Việt Nam đã để lại dấu ấn với thành tích giành tổng cộng 25 huy chương các loại trong đó có 15 Huy chương Vàng.
(ANTV) - Hàng loạt cây xanh trong khuôn viên trụ sở xã Đông, huyện Kbang (cũ), nay là xã Kông Bơ La, tỉnh Gia Lai, đã bị cắt hạ và bán làm củi ngay trước thời điểm sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã. Mặc dù, địa phương lý giải đây là hoạt chỉnh trang trụ sở, nhưng vụ việc đang được Đảng ủy xã Kông Bơ La yêu cầu kiểm tra, làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý tài sản công.
(ANTV) - Ngày 8/7, nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giữ hiệu trưởng của trường mẫu giáo Peixin ở thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc, Tây Bắc nước này, sau khi hơn 200 học sinh của trường có kết quả xét nghiệm nhiễm độc chì từ bánh chà là và bánh ngô.
(ANTV) - Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia (OJK) đã yêu cầu các ngân hàng nước này chặn hơn 17.000 tài khoản bị nghi ngờ có liên quan đến cờ bạc trực tuyến, dựa trên dữ liệu do Bộ Truyền thông và Kỹ thuật số đề nghị.